20 từ khóa tiếng Việt đắt nhất trên Google

Những từ khóa như "máy đếm tiền", "thông tắc cống", "chuyển nhà trọn gói" được Google thu với giá lên tới 80.000-100.000 đồng mỗi click chuột.

Google AdWords hoạt động giống như một dịch vụ đấu giá. Các công ty tham gia sẽ đặt giá cho các từ khóa để khi người dùng gõ từ đó vào công cụ tra cứu online, đường link quảng cáo của họ sẽ xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả.


Ví dụ, một trang web về ôtô có thể mua từ khóa "bốn bánh". Khi có ai đó tìm kiếm bằng từ khóa này, website kia sẽ được ưu tiên hiển thị trước và mỗi lượt click vào đường link, chủ sở hữu site sẽ bị Google thu phí nhất định (Google không đưa ra mức giá cố định mà tùy thuộc vào mức đấu giá giữa các công ty).

Bản chất của quảng cáo Google Adwords là tính tiền theo click
Bản chất của quảng cáo Google Adwords là tính tiền theo click.

Nova Ads, đối tác của Google tại Việt Nam, đã tiến hành nghiên cứu trên 8.000 từ khóa tiếng Việt phổ biến trong vòng 30 ngày để xác định từ nào đang được đấu ở mức cao nhất trên website tìm kiếm Google Việt Nam.
Xếp đầu là "Máy đếm tiền" và "May phat dien" (máy phát điện). Mỗi từ này đem lại cho Google tới 100.000 đồng/click, tiếp đến là những từ gắn với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như "thông tắc cống", "chuyen nha tron goi" (chuyển nhà trọn gói), "hut be phot" (hút bể phốt), "diet moi" (diệt mối), "thiet ke noi that" (thiết kế nội thất)...
So với bảng xếp hạng 20 từ khóa tiếng Anh đắt nhất mà WordStream thực hiện trong tháng 7/2011 (khảo sát trên 10.000 từ), các từ tiếng Việt thuộc những lĩnh vực nghe có vẻ "bình dân". Bà Bùi Thị Hằng, Giám đốc marketing của Nova Ads, đánh giá một phần lý do là vì "các doanh nghiệp lớn, thuộc các ngành truyền thống chưa chú trọng sử dụng quảng cáo Google, trong khi doanh nghiệp nhỏ (hầu hết chủ doanh nghiệp thuộc tầng lớp 7x, 8x) năng động hơn, nắm bắt thông tin nhanh và mạnh dạn vận dụng các công cụ trên Internet hơn".
Bà Hằng cũng cho rằng, bản chất của quảng cáo Google là tính tiền theo click, vì vậy doanh nghiệp cần tính toán họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho một khách hàng tiềm năng để có được doanh thu và mức lợi nhuận như yêu cầu. Vị trí "top" chưa hẳn đồng nghĩa với hiệu quả quảng cáo cao.
Do cơ chế xác định giá quảng cáo của Google là dựa trên đấu giá, giá của từng từ khóa sẽ liên tục biến động, thay đổi tùy thuộc vào mức cạnh tranh giữa các khách hàng quảng cáo.

20 từ khóa tiếng Việt được đấu giá cao nhất trên Google VN:

1 Máy đếm tiền: 100.000 đồng
2 May phat dien: 100.000 đồng
3 thông tắc cống: 90.000 đồng
4 chuyen nha tron goi: 80.000 đồng
5 may dem tien: 80.000 đồng
6 thám tử: 80.000 đồng
7 hut be phot: 70.000 đồng
8 chuyển nhà trọn gói: 60.000 đồng
9 Máy phát điện: 60.000 đồng
10 Can dien tu: 60.000 đồng
11 chuyen nha: 60.000 đồng
12 may tinh tien: 60.000 đồng
13 thong tac: 55.000 đồng
14 Camera: 50.000 đồng
15 diet moi: 50.000 đồng
16 máy tính tiền: 50.000 đồng
17 thiet ke noi that: 50.000 đồng
18 ve sinh cong nghiep: 50.000 đồng
19 Cân điện tử: 40.000 đồng
20 dang ky internet fpt: 35.000 đồng


Nguồn:  vnexpress.net
>> Xem thêm

Sổ tay phím tắt toàn tập trong Windows (Phần 1)

PHẦN 1: MICROSOFT WINDOWS


 Phím Tắt chung:


Phím
Chức năng



- Ctrl + C
sao chép



- Ctrl + X
cắt



- Ctrl + V
dán



- Ctrl + Z
hoàn lại tác vụ vừa thực hiện.



- Delete
xóa



- Shift + Delete
xóa vĩnh viễn một đối tượng, không phục hồi được bằng cách vào thùng rác.



- Ctrl + kéo thả
sao chép đối tượng đang chọn



- Ctrl + Shift + kéo thả
tạo lối tắt cho đối tượng đang chọn



- F2
đổi tên đối tượng đang chọn



- Ctrl + >
di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về phía sau 1 từ



- Ctrl + <
di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về trước sau 1 từ



- Ctrl + mũi tên lên
di chuyển con trỏ đến một điểm chèn lên trên một đoạn



- Ctrl + mũi tên xuống
di chuyển con trỏ đến một điểm chèn xuống dưới một đoạn



- Ctrl + Shift + mũi tên
chọn một khối văn bản.



- Shift + mũi tên
chọn các đối tượng trên màn hình Desktop, trong cửa sổ Windows, trong các phần mềm soạn thảo


>> Xem thêm

Những điều cần biết khi làm Social Media

Nếu bạn có ý định trở thành một nhà hoạch định chiến lược trong lĩnh vực truyền thông xã hội (Social Media) cho một công ty nào đó thì đoạn Infographic thống kê dưới đây sẽ rất có ích cho bạn. 
Theo đó, hiện nay có gần 80% các doanh nghiệp có sử dụng Social Media và họ cần một người có thể đứng ra quản lý kênh giao tiếp xã hội này. Công việc hoạch định chiến lược về Social Media chỉ thích hợp với những người có tầm nhìn xa, năng động và phải biết tiếp thu những công nghệ mới để phục vụ cho công việc của mình.



>> Xem thêm

Cẩm nang bán ảnh online và Quảng cáo online



Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, có thể bạn sẽ muốn kinh doanh bằng cách bán các tấm hình của mình. Vì vậy mà trên Internet mới xuất hiện nhiều website mua bán ảnh như Shutterstock hay iStockPhoto. 
Những trang web như thế không ít, các điều khoản, hoa hồng và hiệu quả kinh doanh của mỗi trang cũng không giống nhau nên nếu mới chập chững bước vào lĩnh vực này thì bạn sẽ cảm thấy rất bối rối để lựa chọn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thống kê lại những website mua bán ảnh thông dụng nhất, kèm theo đó là những lời khuyên để nâng cao tên tuổi và hình ảnh của mình.
Bước đầu tiên là chọn lựa xem bạn sẽ bán ảnh của mình trên những website nào, tùy theo thể loại ảnh chụp mà lựa chọn cho hợp lý. Nếu thiên về chụp ảnh sản phẩm, bạn nên chọn các trang đại lý của Microstock (bao gồm Fotolia, Shuttershock, DreamsTime...). Còn nếu chuyên về ảnh nghệ thuật thì bạn nên chọn các trang như Red Bubble, Etsy, SmugMug hoặc Fine Art America.
Microstock là gì?
Microstock là cái tên khá phổ biến trong ngành công nghiệp ảnh. Nó bao gồm rất nhiều trang đại lý lẻ ví dụ như Fotolia, Shutterstock, DreamsTime... Dù cho bạn chọn website nào thì một điều luôn luôn nhớ là phải đọc kỹ các điều khoản của trang web đó để biết rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Và nhớ xem kỹ các bản hướng dẫn để không vi phạm bất cứ quy định nào. Tốt nhất là bạn nên bắt đầu với những website nổi tiếng và thông dụng. Hoặc bạn cũng có thể bán ảnh cùng lúc trên nhiều website khác nhau để đo lường hiệu quả kinh doanh của mỗi nơi. Một điều quan trọng nữa khi bán ảnh online đó là luôn luôn cập nhật portfolio (danh sách ảnh) của mình với những bức mình mới và độc đáo để tạo sự chú ý cho bộ ảnh của mình.


Một số website mua bán ảnh phổ biến:

  • Fotolia: đây là một trang mua bán ảnh khá nổi tiếng. Số tiền bạn thu được khi bán ảnh trên Fotolia tùy thuộc vào thứ hạng của bạn trên website và mức độ độc nhất của bức hình đó, ngoài ra thì cũng còn một số yếu tố khác. Mỗi khi tấm ảnh của bạn được người khác tải về, bạn sẽ được hưởng từ 20% - 63% hoa hồng. Tùy thuộc vào loại tài khoản của người dùng (người mua ảnh), doanh thu bạn được hưởng sẽ khác nhau, dao động từ 0,25 - 0,4 credit (credit - loại tiền tệ riêng trên Fotolia, 1 credit = 1,2$). Khi tích cóp đủ ít nhất là 50 credit thì bạn có thể rút ra bằng tiền mặt thông qua PayPal hoặc Moneybookers.
  • Shutterstock: Website mua bán ảnh nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh. Nếu bạn chỉ muốn chọn 1 website duy nhất để "làm ăn" thì Shutterstock chính là nơi bạn cần đến. Mỗi một lượt tải ảnh về, bạn sẽ được hưởng từ 0,25 - 2,85$ tùy thuộc vào doanh số bán từ trước đến giờ của bạn, doanh số từ trước đến nay càng cao thì hoa hồng càng nhiều (xem chi tiết tại đây). Tuy nhiên, muốn ảnh của mình được duyệt và rao bán trên Shutterstock thì bức ảnh đó cần phải trải qua một quá trình xem xét khá gắt gao.
  • DreamsTime: Website này thích hợp với những người mới bước vào lĩnh vực mua bán ảnh do quá trình kiểm duyệt khá là dễ chịu. Bạn sẽ nhận được từ 30% - 60% hoa hồng trên giá bán cho mỗi lượt ảnh được tải về, giá bán mỗi ảnh thấp nhất là 0,2$.
  • iStockPhoto: Website này có thể tạo ra nhiều doanh thu nhất cho các nhiếp ảnh gia, nhưng bù lại quá trình kiểm duyệt cũng gắt gao nhất. Các bức hình được duyệt trên những website mua bán khác vẫn có thể bị iStockPhoto loại ra một cách dễ dàng. Hoa hồng của iStockPhoto trả dao động từ 15% - 45% tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả mức độ độc nhất của tấm ảnh.
Các website kinh doanh ảnh nghệ thuật:
Thể loại ảnh nghệ thuật có thể sẽ không có "khán giả" như thể loại ảnh chụp sản phẩm, nhưng không vì thế mà các nhiếp ảnh gia theo trường phái nghệ thuật này không muốn bán ảnh của mình. Hầu hết các nhiếp ảnh gia nghệ thuật đều không thích sử dụng các website đăng ảnh của họ mà không trả tiền bản quyền, đặc biệt là các website có trả nhưng lại trả tiền bản quyền thấp, vì như thế chẳng khác nào hạ thấp giá trị bức hình nghệ thuật của họ. Sau đây là một số website chuyên về mua bán ảnh nghệ thuật mà bạn có thể sử dụng:
 Dù cho sử dụng website nào thì bạn cũng đừng quên thường xuyên cập nhật portfolio và đặt tag cho các tấm hình một cách cẩn thận để người dùng có thể tìm kiếm và tiếp cận được các sản phẩm của mình.



  • Etsy: Đây là một nơi tốt để bạn rao bán các sản phẩm nghệ thuật của mình. Tuy nhiên nó tồn tại nhược điểm. Ví dụ như khi dùng các trang của Microstock, bạn đơn thuần là chỉ bán một file ảnh kỹ thuật số mà thôi, những công đoạn rao bán còn lại website sẽ lo hết. Còn khi sử dụng Etsy, bạn phải tự tay làm tất cả các công đoạn, ví dụ như in ảnh ra và gửi chúng đi. Điều này tuy làm tăng giá bán nhưng nó cũng làm cho ảnh khó bán hơn. Tuy nhiên, nhờ vậy mà bạn có thể toàn quyền áp đặt giá bán cho sản phẩm của mình cũng như kiểm soát được chất lượng sản phẩm, ví dụ như cách in ảnh hay in trên chất liệu gì. Chi phí cho mỗi lần đăng hình trên Etsy là 0,2$, và website sẽ thu của bạn 3,5% giá bán cho mỗi lần giao dịch.
  • SmugMug: Website này bắt buộc bạn phải đăng ký một tài khoản có phí nếu muốn bán ảnh trên đây, chi phí là 40$ - 150$/năm. Cụ thể, có 3 loại tài khoản cho bạn chọn là Basic, Power và Pro. Tài khoản Basic 40$ không giới hạn số lượng ảnh tải lên, không giới hạn băng thông, có 50 giao diện (theme) để trang trí trang portfolio, có quyền bán ảnh của mình trên website nhưng bạn sẽ không được phép định giá bán cho chúng. Tài khoản Power giá 60$/năm cung cấp nhiều chức năng tùy chỉnh hơn và tài khoản Pro 150$ sẽ cho phép bạn định giá bán sản phẩm của mình, cho phép tạo ra các mã giảm giá (coupon) để khuyến mãi người mua và cho phép bán cả các file kỹ thuật số.
  • Fine Art America: Website cho bạn lựa chọn giữa tài khoản miễn phí và có phí (Pro 30$/năm). Tài khoản Pro bổ sung các chức năng quảng cáo như cho phép tạo và gửi các bản tin Newsletter đến người dùng, chức năng tạo website riêng, cấp giấy phép cho việc sử dụng sản phẩm của bạn trên các chương trình TV (có hoa hồng) và bạn còn được hưởng 10% hoa hồng nữa nếu website bán được các phụ kiện đi kèm. Ví dụ khi khách hàng mua ảnh, họ có thể mua thêm khung ảnh. Lúc đó bạn sẽ được hưởng 10% hoa hồng trên giá bán khung ảnh này. Bạn nên bắt đầu bằng tài khoản miễn phí, khi nào có nhu cầu thì hãy chuyển lên tài khoản Pro sau. Fine Art America có thể không thu bất cứ chi phí nào, miễn là bạn tự tay làm tất cả các khâu để bán được ảnh. Còn nếu muốn dùng chức năng in ảnh theo yêu cầu (Print on demand) của website thì tài khoản miễn phí chỉ cho bạn bán tối đa 25 ảnh dựa trên giá bán cơ sở do website đặt ra. Tài khoản Pro thì không giới hạn số lượng ảnh đăng bán.
  • Red Bubble: Website có giao diện khá đẹp và cung cấp nhiều lựa chọn để bạn bán sản phẩm ảnh của mình. Bạn có thể bán ảnh được lồng trong khung, in lên quần áo hoặc lên các vật dụng khác. Tương tự như Fine Art America, Red Bubble không thu phí bán ảnh hay lấy hoa hồng nhưng họ sẽ áp đặt giá bán tối thiểu. Một cuộc so sánh gần đây cho thấy trong số các website như Red Bubble, Fine Art America và một trang khác là Image Kind thì Fine Art America có lượng truy cập đông nhất, tạo ra nhiều doanh thu nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn một website khác như DeviantArt, trang này tuy có một cộng đồng người dùng khá đông nhưng mà là quá đông đúc, không thích hợp cho những nhiếp ảnh gia muốn đi theo con đường kinh doanh ảnh chuyên nghiệp.
Quảng cáo trực tuyến:
Đăng ảnh trên các website mua bán không cũng chưa đủ. Trước tiên bạn cần phân loại ảnh của mình trước, đặt tag, đặt tên cho ảnh một cách cẩn thận để người dùng có thể tìm kiếm và tiếp cận sản phẩm của mình. Công việc sau đó là quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo. Đặt toàn bộ các sản phẩm của mình lên một website cá nhân theo kiểu portfolio với tên miền riêng. Nếu không có kinh nghiệm về thiết kế web, bạn có thể dùng Wordpress để tạo một website cá nhân, Wordpress cung cấp rất nhiều theme portfolio miễn phí lẫn có phí để bạn trang trí cho website của mình. Bên cạnh đó cũng đừng quên sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Google+ hay Twitter để tăng lượng truy cập đến website của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các trang web như PhotoJojo, PopPhoto, Geek Sugar Cool Capture hay bất cứ website nào có thể dẫn link đến trang mua bán ảnh của bạn.
 Một điều quan trọng khi tạo website portfolio là bạn phải cho người dùng biết bạn là ai, loại hình công việc và quan trọng nhất là thông tin liên hệ.




Quảng cáo offline:
Bên cạnh quảng cáo trực tuyến, bạn cũng có thể quảng cáo theo cách ngoại tuyến (offline) để dẫn đến website mua bán của mình. Trước tiên, hãy làm danh thiếp cho mình, sử dụng website Moo để tạo một danh thiếp thật độc đáo theo sở thích và cá tính của bản thân. Bạn có thể xem qua một bài hướng dẫn tạo danh thiếp rất hóm hỉnh tại đây.
 Tích cực liên hệ với các cơ quan, cửa hàng, hiệu sách, nhà hàng, quán cafe... ở địa phương để bạn có thể treo sản phẩm của mình lên trên tường của họ kèm theo các thông tin liên lạc cá nhân. Các phòng trưng bày, phòng triển lãm ảnh cũng là những địa điểm tốt để tiếp thị sản phẩm của bạn. Thường xuyên theo dõi các sự kiện và hội chợ sắp diễn ra ở nơi bạn sinh sống xem mình có thể quảng cáo được gì hay không.


Và khi bán các sản phẩm của mình, đừng quên đính kèm thông tin cá nhân vào từng sản phẩm. Điều này không những giúp khách hàng nhớ tới bạn mà còn đóng vai trò như là một hình thức quảng cáo nhỏ khác. Đừng chỉ nghĩ đến việc phát kèm một tờ danh thiếp khi bán sản phẩm cho ai, hãy tạo một dấu ấn cá nhân nào đó lên chính sản phẩm của mình, có thể bằng cách đóng gói hoặc sáng tạo ngay trên sản phẩm với thông tin liên lạc được đính kèm.
 Mà đã gọi là sáng tạo thì đừng quá lo lắng khi mình sáng tạo quá lố vì điều này giúp bạn trở nên khác biệt so với những sản phẩm khác của những người khác. Toàn bộ quá trình kinh doanh này đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, da mặt phải "dày" để song hành cùng với tài năng của bản thân, có như vậy thì bạn mới có thể gặt hái được nhiều kết quả tốt và thành công trong lĩnh vực kinh doanh ảnh này.


tinhte.vn
>> Xem thêm

Bí mật thành công của Kindle

vncongnghe - Nhân tiện việc Amazon ra mắt Kindle Fire và Kindle $79 cùng bàn 1 chút về thành công của dòng sản phẩm này.



Lý do đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi lý giải sự thành công gần như tuyệt đối của Amazon Kindle là công nghệ E-Ink, màn hình hiển thị như đọc sách thật. Nhưng nếu đấy là lý do chính thì tại sao thiết bị Librie của Sony ra mắt trước đó 3 năm tại một trong những thị trường 'ăn sách' nhất thế giới là Nhật - lại thất bại ?


Câu trả lời thật sự về chiến thắng của Kindle không đơn giản như vậy mà nó nằm ở phía sau cánh gà, Kindle có những thứ mà Sony không thể có - những thứ làm nên sự khác biệt của các loại thiết bị mà nhìn qua có vẻ là giống nhau. It's what you don't see that counts - đôi khi những gì không nhìn thấy mới là quan trọng

Năm 2003, Yoshitak Ukita, thiết kế gia nổi tiếng của hệ máy Discman đã phát triển một 'bản nháp' của máy đọc sách điện tử có màn hình hiển thị giống như đang đọc sách thật. Ông đã giới thiệu cho các nhà xuất bản sách như thế này: "Một ngày nào đó, hàng triệu người sẽ đọc sách của các ngài qua một thiết bị như thế này. Lưu trữ được 500 quyển sách và chỉ nặng có 300 gram - đây chính là tương lai!"


Tất nhiên đại diện các nhà xuất bản không thể chối từ, đặc biệt khi đây lại là một sản phẩm của Sony. Vậy là họ đồng ý hợp tác để xuất bản sách trên thiết bị này, thậm chí còn muốn tham gia đầu tư tài chính. Nhưng! nhưng mỗi nhà xuất bản chỉ đồng ý đưa ra 1000 đầu sách mà thôi. 1000 đầu sách nghe thì có vẻ nhiều nhưng nó chỉ như muối bỏ bể. Máy đọc sách điện tử sẽ dùng để làm gì nếu nó chỉ có 'một ít' đầu sách so với số lượng sách khổng lồ mà người dùng có thể mua và đọc, cầm trên tay?


Vậy là Librie lại 'dính' phải một lời nguyền - Lời Nguyền Của Sản Phẩm Không Hoàn Thiện, Curse of the Incomplete Product.


Jeff Bezos nhìn thấy Librie lần đầu tiên năm 2004 tại một hội thảo, ông thốt lên "Trời! Cái-máy-này có thể làm mình phá sản mất!". Ngay lập tức ông đặt mua 30 Librie cho nhân viên nghiên cứu tìm hiểu. Rồi sau đó người ta thấy ông 'nói chuyện' với E-Ink về việc sẽ tự sản xuất một thiết bị như vậy. Với một website bán sách trực tuyến mà lại đi sản xuất thiết bị phần cứng thì thật là kì lạ!


Bezos giao lại dự án cho Steve Kessel, cánh tay phải của mình, thiết lập phòng thí nghiệm số 126 tại Silicon Valley, cách khá xa văn phòng điều hành của Amazon ở Seattle, để hiện thực hóa sản phẩm này.


Khi Amazon tung Kindle ra thị trường, nó đã có wifi - hơn hẳn kết nối USB của Sony một bậc. Nhưng lợi thế thực sự của nó là ở danh mục sách điện thử khổng lồ đi kèm, với 88,000 đầu sách. Công nghệ "Search Inside the Book" - tìm trong nội dung của sách, Kindle của Amazon lại càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.


Bất cứ ai có tài khoản Amazon cũng có thể mua sách điện tử chỉ với 1 click chuột, hầu hết giá chỉ khoảng 10 đô-la, quá rẻ so với giá của sách in. Cũng nên nhớ rằng, tại thời điểm đó, Amazon đã có tới 65 triệu người dùng là những tín đồ shopping trên mạng. Cửa hàng trực tuyến Shoppers in Connect của Sony ngay lập tức nhận ra mình đang đứng giữa một hoang đảo.


Nếu nhìn vào Kindle, nhìn vào thông số phần cứng, bạn sẽ chẳng thấy được mối quan hệ giới hàng triệu khách hàng và hàng nghìn nhà xuất bản của Amazon. Bạn cũng không thể nhìn ra được cửa hàng sách trực tuyến khổng lồ hay tính năng gợi ý sách theo sở thích cá nhân của họ. Nhưng tất cả những thứ không thể nhìn thấy được đó lại chính là chìa khóa thành công của Kindle, điểm khác biệt chết người giữa Kindle và Librie.


Lô Kindle đầu tiên bán hết chỉ trong vòng năm-tiếng-rưỡi. Amazon đột phá trong suy nghĩ, dám lao vào lĩnh vực sản xuất phần cứng - vốn là sở trường của Sony - nhưng vẫn thành công. Đơn giản là bởi vì Amazon đưa ra được 1 giải pháp toàn diện: sách - dịch vụ - máy đọc sách và tổng hợp dữ liệu người dùng.

E-Ink biến sách điện tử thành hiện thực, còn những thứ 'vô hình' đã biến Kindle thành kẻ chiến thắng.

Và với những thứ 'vô hình' như vậy, không khó để dự đoán Kindle Fire sẽ lại tiếp bước thành công như đàn anh đàn chị Kindle của nó.


Tổng hợp từ FastCompany - Adrian Slywotzky
>> Xem thêm

Samsung giới thiệu CPU Exynos 4212 lõi kép, xung nhịp 1.5Ghz


Bộ phận sản xuất chip bán dẫn của Samsung (Samsung Semiconductor Inc.) hôm nay đã chính thức giới thiệu con chip hai nhân tất cả trên một (SoC) thế hệ mới có tốc độ xung nhịp nhanh hơn, tiết kiệm điện năng mang tên Exynos 4212. Có thể thấy đây là model nâng cấp của CPU Exynos 4210 đang được sử dụng trên smartphone Galaxy S II. Tốc độ xung nhịp 1.5Ghz của Exynos 4212 được cho sẽ bổ sung thêm 25% khả năng xử lý cho thiết bị. 


Samsung cho biết, con chip SoC thế hệ mới của họ được sản xuất trên tiến trình 32nm High-K Metal Gate (HKMG) tiên tiến hơn so với thế hệ trước, giúp nó tiết kiệm điện năng khoảng 30%. Trong khi đó, Kal-El 4 nhân của NVIDIA được chế tạo trên tiến trình 40nm và Qualcomm sẽ giới thiệu CPU mang tên Snapdragon S4 vào năm tới được sản xuất trên tiến trình 28nm.

Bên cạnh có tốc độ xung nhịp nhanh hơn Exynos 4210, Samsung còn trang bị cho con chip xử lý này một GPU (bộ xử lý đồ hoạ) mạnh mẽ, mang tới khả năng xử lý đồ hoạ 3D cao hơn tới 50% so với thế hệ trước. Dù Samsung chưa công bố chi tiết họ sử dụng lõi đồ hoạ nào nhưng nhiều khả năng nó là một phiên bản mới hơn của Mali-400 hoặc PowerVR từ Imagination Technologies. Trước đây, AnandTech đã khám phá ra rằng GPU trên Galaxy S II (Mali-400) rất mạnh mẽ, khả năng xử lý của nó chỉ đứng sau iPad 2 mà thôi - điều này hứa hẹn Exynos 4212 sẽ còn làm tốt hơn trên phương diện xử lý đồ hoạ.

Exynos 4212 sẽ được Samsung bắt đầu sản xuất và chuyển giao bản mẫu cho một số đối tác đặc biệt từ quý IV năm nay, những thiết bị đầu tiên sử dụng con chip này có thể sẽ xuất hiện từ đầu năm tới. Tin đồn cho biết Samsung sẽ giúp Google làm Nexus Prime, vì thế không thể loại trừ khả năng smartphone này sẽ được trang bị Exynos 4212.

>> Xem thêm

Nokia cắt giảm thêm 3500 nhân công, đóng cửa nhà máy tại Rumania


Chưa đầy nửa năm sau khi quyết định cắt giảm 4000 nhân công, Nokia hôm nay tiếp tục đưa ra quyết định tương tự khi mà 3500 lao động sẽ phải nghỉ việc cho tới cuối năm 2012. 



Trong thông báo chính thức của mình, Nokia cho biết đây là bước tiếp theo trong kế hoạch tập trung phát triển bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), các thiết bị thông minh và điện thoại di động đã được hãng đề ra trước đó. Nokia có kế hoạch sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất của hãng tại Cluj, Rumania vào cuối năm nay, 2200 nhân công đang làm việc tại đây sẽ buộc phải nghỉ việc. Thay vào đó, Nokia sẽ tăng hoạt động của nhà máy tại châu Á nhằm thay thế nhiệm vụ của nhà máy ở Cluj. Bên cạnh 2200 nhân công thì có thêm 1300 người nữa thuộc bộ phận Location & Commerce phải chịu tình cảnh tương tự, như vậy sẽ có tổng cộng 3500 người mất việc sau quyết định này. Hơn thế nữa, hãng này cũng sẽ xem xét mức độ hiệu quả dài hạn đối với các nhà máy ở Phần Lan, Hungary và Mexico, những nhà máy phục vụ thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

Nguồn: Nokia
>> Xem thêm

Khái niệm tổng hợp về phần cứng (Bài 5)

Bài 5: Phần cứng là gì?

Phần cứng

Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh: hardware), là các cơ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, ...
Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:
  • Nhập hay đầu vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột...
  • Xuất hay đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa, ...

>> Xem thêm

Khái niệm tổng hợp về phần cứng (Bài 4)

Bài 4: Bo mạch chủ (Mainboard) là gì?

Bo mạch chủ




Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy tính nói chung như một từ rành riêng mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể bản mạch chính được gọi là "bo mạch chủ". Bài viết này nói đến Bo mạch chủ trong các máy tính nói chung mà trú trọng nhiều hơn là của máy tính cá nhân.
Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main.


>> Xem thêm

Khái niệm tổng hợp về phần cứng (Bài 3)

Bài 3: Card đồ hoạ (VGA) là gì?

Bo mạch đồ họa

Một bo mạch đồ họa loại rời

Bo mạch đồ họa (graphics adapter), card màn hình (graphics card), thiết bị đồ họa, card màn hình, đều là tên gọi chung của thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính.
Mọi máy tính cá nhân, máy tính xách tay đều phải có bo mạch đồ họa.


>> Xem thêm

Khái niệm tổng hợp về phần cứng (Bài 2)

Bài 2: Ổ đĩa cứng HDD là gì?

Ổ đĩa cứng


Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.
Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang.


>> Xem thêm
Tiếp tục cố gắng chiếm lĩnh thị trường mini PC, hãng Zotac vừa giới thiệu đến người tiêu dùng hai chiếc card đồ họa dựa trên nền tảng GeForce GT 520 và sử dụng chuẩn kết PCI cùng PCI x1.
 

Bộ đôi này hứa hẹn sẽ rất phù hợp với những người đang muốn xây dựng một chiếc máy tính cực kỳ nhỏ gọn. Được trang bị 48 lõi CUDA, xung nhịp GPU/shader tương ứng là 810/1620 MHz, giao tiếp bộ nhớ 64-bit, 512MB DDR3 VRAM @ 1333 MHz và tích hợp kết nối D-Sub, DVI cũng như HDMI. Model PCI đi kèm với hệ thống làm mát thụ động, còn phiên bản PCIex1 lại được trang bị hệ thống tản nhiệt chủ động bằng quạt.

Hiện mức giá cụ thể cho các sản phẩm chưa được Zotac công bố.

 
 
 
 
 
hdvietnam.com          
>> Xem thêm

Khái niệm tổng hợp về phần cứng (Bài 1)

Bài 1: CPU là gì?


CPU

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ làm tính.






>> Xem thêm

Tại sao không vào được windows?

>Trả lời: 
Bệnh này xác định nguyên nhân thì 99% không phải do phần mềm, 1% thì chưa biết có ai tìm ra chưa?


Các bạn có thể nhìn vào màn hình đen đó để xác định xem thành phần nào đã được load rồi và thành phần nào chưa loading được để xác định xem bộ phận nào trong máy khiến cho nó không hoạt động.


Như các bạn đã thấy trong tấm hình: Main Asus load xong, CPU C2Q Q6600 đã nhận, RAM 4GB Dual Chanel, Keyboard, mouse, hub... qua USB cũng nhận ok.
>>Vậy, còn HDD (Hard disk driver) và ODD (ổ CD/DVD) đâu? Ta chưa thấy nó load được? 
Như vậy lỗi có thể là do ở đây rồi! Các bạn hãy kiểm tra xem ODD hay HDD của mình có còn ổn định hay không? Cách tốt nhất là tháo ổ ODD ra và chạy duy nhất với HDD. Nếu HDD ko chạy thì... coi như ta đã tìm ra vấn đề hoặc với ODD cũng tương tự.
Tuy nhiên, các bạn cũng chớ nên lạm dụng cách này. Vì, có thể thấy Main không nhận, CPU không nhận hay RAM không load được thì tất nhiên PC cũng không khởi động được. Thường nó áp dụng cho HDD và ODD thôi nhé. Lắm lúc set jump ổ IDE nhầm cũng khiến máy không load được.






Nguồn vn-zoom.com
>> Xem thêm

Tại sao không vào Internet được?

>Trả lời: 


Mỗi modem mua về đều có quy trình xử lý riêng của nó để định hướng đường mạng cũng như Acc quản lý modem đó trên đường dây chủ của nhà cung cấp mạng (Cái để nhà cung cấp quy định băng thông của gói cước đăng ký). Nếu như vì 1 lý do bất cẩn nào đó, bạn vô tình restart modem hay thay modem thì việc các bạn cần làm là cài đặt lại cấu hình cho Modem đó để có thể nhận đc đường truyền cho máy tính (Áp dụng cho modem TP-Link do VNPT cung cấp):
Đầu tiên, các bạn vào 1 trình duyệt web nào đó và gõ "192.168.1.1" Enter, bảng kê ID và pass hiện ra, thông thường ở mặc định id và pass sẽ là "admin - admin", bạn nhập vào và Enter.





Chọn vào Quick Start:



Sau đó chọn Run Wizard:





Một bảng biểu hiện ra các bạn chọn next:





Tiếp tới là bảng Time Zone, cái này tùy chọn, nhưng nên để múi giờ GMT +7 của VN mình, sau đó ấn next:




Tiếp tới, Quick Start - ISP Connection Type, Cái này tùy thuộc vào đường mạng của các bạn mà tùy chọn, nhưng thông thường là ở "PPPoE/PPPoA", cái này các bạn có thể gọi điện lên tổng đài để rõ hơn về đường mạng mình sử dụng để chọn cho chính xác, của mình là PPPoE/PPPoA:




Tiếp tới là setups cho PPPoE/PPPoA:
Mục Id và pass, các bạn có thể lấy hợp đồng của mình ra và nhìn Username và pass, nhà cung cấp mạng khi làm hợp đồng sẽ cung cấp cho bạn cái này.
VPI và VCI, 2 mục này các bạn phải gọi điện hỏi tổng đài để rõ địa phương mình sử dụng là bao nhiêu để điền vào cho chính xác. Mục cuối để nguyên:




Cuối cùng là Save lại setups của các bạn, có thể trong lúc cài đặt các modem khác nhau sẽ ra các bảng biểu khác nhau nên đừng áp đặt bài này của mình mà làm giống y hệt nhé! Tốt nhất nên gọi nhân viên tổng đài xuống làm việc giúp các bạn sẽ chính xác hơn nhiều. Ấn Next để kết thúc cài đặt, Back để quay lại sửa đổi và Exit để thoát:










Nguồn vn-zoom.com
>> Xem thêm

Tại sao khi dùng VGA rời lại không bằng khi sử dụng onboard

>Trả lời: Nguyên nhân đa phần nằm ở sự tương thích giữa CPU - Main - VGA. Ngoài ra đó còn nằm ở bản thân chiếc VGA đó.
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng cứ là VGA rời thì đều VIP hơn, ngon hơn VGA onboard. Nhưng đừng lầm tưởng! Các dòng Onboard mới, tích hợp trên các dòng Core i SB mới mà Intel cho ra đời được coi là nỗ lực vượt bậc của Intel trên loại VGA onboard này. Sức mạnh của nó tuy ko phải là mạnh nhưng cũng đủ sức cạnh tranh với các dòng VGA rời huyền thoại như 9400GT.


Trở lại nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng trên, chúng ta hãy xem xét:
Các bạn đang dùng VGA gì? Chip CPU gì? và cả Power gì nữa?
>>Khi lắp VGA mới vào máy, ngoài chuyện cài Driver ra, các bạn phải xem Power của mình có chịu được sức mạnh của VGA đó hay không? Ví dụ như dùng Power noname, điện áp không ổn định, đã vậy còn lắp thêm các dòng VGA tiêu tốn điện tới 150W hoặc hơn ở các dòng mới thì việc dùng Power noname hoàn toàn không ổn. Nó có thể gây ra hiện tượng co giật của máy hoặc tắc bụp, sụt nguồn, chập cháy hệ thống lúc nào mà không hay!
>>Tiếp tới, dùng 
VGA VIP như HD6850, GTX460, HD6990... mà lại đi cùng với 1 em CPU lởm khởm Pentium 4, Celeron, thậm chí là Dual Core, Core Dual, Core i thấp cấp, không tương xứng với hiệu năng của VGA. Điều này quả thật làm hệ thống của bạn bất ổn. Khi VGA xử lý quá nhanh, dồn cục tín hiệu về phía con CPU yếu đuối sẽ gây lên hiện trạng nghẽn cổ chai cho toàn hệ thống, làm giảm hiệu năng xử lý.
Lưu ý: Lời khuyên cho anh em. Khi xin tư vấn mua VGA, vui lòng cung cấp toàn bộ thông tin hệ thống, từ Main, CPU tới Power và số tiền bạn có. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho mọi người tư vấn cho các bạn 1 chiếc VGA phù hợp nhất.
>>Ngoài ra, cũng cần phải xét tới các VGA bạn mua là gì? Như đã nói ở trên, các bạn thường hay xem thường 
VGA onboard mà nhắm tới các dòng VGA rời giá rẻ, tầm trung để lấy chữ "rời" và tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn VGA onboard các bạn đang dùng. Nhưng sự thật thì không phải thế, VGA có phân làm nhiều loại, và khi các bạn mua VGA mà không biết thông số của nó thì sẽ đem lại điều thất vọng khôn lường. VGA có nhiều điều cần chú ý, từ phân cấp Chip GPU, cho tới Badwith, GDDR và dung lượng VGA. Điều này đã được sắp xếp thứ tự cần xem xét trước khi mua. Các bạn thường nhầm lẫn rằng VRAM càng to thì VGA càng khỏe, nhưng thật ra có chiếc VGA dung lượng chỉ 512MB nhưng chất lượng chip VGA tốt thì nó còn khỏe hơn chiếc VGA 3-4GB mà chip cùi.
Đôi khi các bạn mua phải 1 chiếc VGA VRAM to, nhưng Chip GPU thì cùi cộng với cái badwith 64bits thì gần như khó có thể chơi các game hiện tại. Còn xem Video thì Onboard cũng có thể thực hiện rồi!
Lưu ý: Mua VGA thì nên chú ý: Chip GPU > Badwith (nên lấy loại 128bits++) > GDDR > Điện năng tiêu thụ (Để xem Power có chịu được hay không) > Cuối cùng mới tới VRAM, dung lượng Card.

Lưu ý phải cài driver trước khi xem xét mọi vấn đề trên VGA.






Nguồn vn-zoom.com


>> Xem thêm
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang