Nhiều người đi mua điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay bối rối với vô số khái niệm công nghệ khó hiểu, nhất là các thuật ngữ liên quan đến màn hình.
Màn hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất của smartphone hiện nay. Tượng tự như bộ vi xử lý, công nghệ màn hình trên smartphone đang phát triển rất nhanh, mang lại chất lượng hình ảnh ngày càng sắc nét hơn và tiêu hao điện năng ít hơn. Tuy nhiên, quá nhiều công nghệ màn hình được sử dụng trên các smartphone cũng khiến cho người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, khó nhận ra những khác biệt. Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm cơ bản về các loại màn hình cũng như những hiểu lầm hay gặp liên quan đến màn hình trên smartphone.
Các công nghệ màn hình trên smartphone
Các màn hình smartphone, giống như laptop và máy tính bảng, hiện nay đều dựa trên các công nghệ màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display). LCD có tần số quét (còn gọi là tốc độ làm tươi – refresh rate) nhanh, nên nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các công nghệ di động đòi hỏi màn hình sáng trong khi tiêu hao năng lượng thấp.
Màn hình TFT-LCD: Đây là màn hình smartphone cổ nhất hiện nay. Công nghệ TFT (Thin Film Transistor – bóng bán dẫn dạng phim mỏng) bắt đầu được đưa vào smartphone vào năm 2005, có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005, công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.
Tuy nhiên, yếu điểm của màn hình TFT-LCD là góc nhìn không rộng. Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, tiêu hao pin của màn hình TFT-LCD khá cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.
Màn hình AMOLED: AMOLED là viết tắt của cụm từ "Active Matrix Organic Light Emitting Diode", tạm dịch là "đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động". Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.
So với TFT, màn hình AMOLED có khả năng tái tạo màu rõ nét và sống động hơn, độ nét cao hơn, màu đen đậm hơn (độ tương phản cao hơn) và góc nhìn rộng hơn. Ngoài ra, AMOLED cũng nhẹ hơn so với màn hình TFT, giúp giảm trọng lượng của điện thoại. Nhưng màn hình này cũng có yếu điểm là hiển thị hình ảnh khá kém dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình AMOLED hiện xuất hiện các smartphone cao cấp của Samsung, HTC và Nokia.
Hai ảnh trên là màn hình LCD và hai ảnh dưới là màn hình AMOLED (có thể nhận thấy các màn hình dưới có màu sắc sống động hơn).
>> Xem thêm
Màn hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất của smartphone hiện nay. Tượng tự như bộ vi xử lý, công nghệ màn hình trên smartphone đang phát triển rất nhanh, mang lại chất lượng hình ảnh ngày càng sắc nét hơn và tiêu hao điện năng ít hơn. Tuy nhiên, quá nhiều công nghệ màn hình được sử dụng trên các smartphone cũng khiến cho người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, khó nhận ra những khác biệt. Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm cơ bản về các loại màn hình cũng như những hiểu lầm hay gặp liên quan đến màn hình trên smartphone.
Các công nghệ màn hình trên smartphone
Các màn hình smartphone, giống như laptop và máy tính bảng, hiện nay đều dựa trên các công nghệ màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display). LCD có tần số quét (còn gọi là tốc độ làm tươi – refresh rate) nhanh, nên nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các công nghệ di động đòi hỏi màn hình sáng trong khi tiêu hao năng lượng thấp.
Màn hình TFT-LCD: Đây là màn hình smartphone cổ nhất hiện nay. Công nghệ TFT (Thin Film Transistor – bóng bán dẫn dạng phim mỏng) bắt đầu được đưa vào smartphone vào năm 2005, có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005, công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.
Tuy nhiên, yếu điểm của màn hình TFT-LCD là góc nhìn không rộng. Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, tiêu hao pin của màn hình TFT-LCD khá cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.
Màn hình AMOLED: AMOLED là viết tắt của cụm từ "Active Matrix Organic Light Emitting Diode", tạm dịch là "đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động". Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.
So với TFT, màn hình AMOLED có khả năng tái tạo màu rõ nét và sống động hơn, độ nét cao hơn, màu đen đậm hơn (độ tương phản cao hơn) và góc nhìn rộng hơn. Ngoài ra, AMOLED cũng nhẹ hơn so với màn hình TFT, giúp giảm trọng lượng của điện thoại. Nhưng màn hình này cũng có yếu điểm là hiển thị hình ảnh khá kém dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình AMOLED hiện xuất hiện các smartphone cao cấp của Samsung, HTC và Nokia.