Hành tinh nhỏ và gần mặt trời nhất đang thu nhỏ kích thước nhanh hơn so với tính toán trước đây của giới chuyên gia.
Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu khác nhau, bề ngang của sao Thủy đã giảm đến 11 km kể từ thời điểm hệ mặt trời được khai sinh cách đây 4,5 tỉ năm.
Khi hành tinh này nguội lại và thu nhỏ, bề mặt của nó xuất hiện những đường rãnh dài chằng chịt tương tự như các nếp nhăn trên một quả táo đang thối rữa. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) ước tính sao Thủy đang co lại với biên độ mạnh hơn so với tính toán trước đó của tàu du hành Mariner 10 vào khoảng 2 - 3 km, theo Space.com.
Phát hiện mới đã giải thích quá trình nguội đi của lõi kim loại khổng lồ nằm ở trung tâm hành tinh. Theo đó, xu hướng co rút của sao Thủy là sản phẩm của thành phần kết cấu kỳ quặc của bản thân hành tinh, vốn được mô tả là “giống như lõi kim loại trôi nổi trong không gian với bề mặt được bao phủ bởi một lớp mỏng”.
Trên thực tế, lõi của sao Thủy chiếm đến 42% thể tích của nó so với 17% ở trường hợp trái đất.
Ảnh: NASA
Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu khác nhau, bề ngang của sao Thủy đã giảm đến 11 km kể từ thời điểm hệ mặt trời được khai sinh cách đây 4,5 tỉ năm.
Khi hành tinh này nguội lại và thu nhỏ, bề mặt của nó xuất hiện những đường rãnh dài chằng chịt tương tự như các nếp nhăn trên một quả táo đang thối rữa. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) ước tính sao Thủy đang co lại với biên độ mạnh hơn so với tính toán trước đó của tàu du hành Mariner 10 vào khoảng 2 - 3 km, theo Space.com.
Phát hiện mới đã giải thích quá trình nguội đi của lõi kim loại khổng lồ nằm ở trung tâm hành tinh. Theo đó, xu hướng co rút của sao Thủy là sản phẩm của thành phần kết cấu kỳ quặc của bản thân hành tinh, vốn được mô tả là “giống như lõi kim loại trôi nổi trong không gian với bề mặt được bao phủ bởi một lớp mỏng”.
Trên thực tế, lõi của sao Thủy chiếm đến 42% thể tích của nó so với 17% ở trường hợp trái đất.
Thụy Miên
Theo Thanh Niên
In bài này