Nếu bạn có ý định trở thành một nhà hoạch định chiến lược trong lĩnh vực truyền thông xã hội (Social Media) cho một công ty nào đó thì đoạn Infographic thống kê dưới đây sẽ rất có ích cho bạn.
Theo đó, hiện nay có gần 80% các doanh nghiệp có sử dụng Social Media và họ cần một người có thể đứng ra quản lý kênh giao tiếp xã hội này. Công việc hoạch định chiến lược về Social Media chỉ thích hợp với những người có tầm nhìn xa, năng động và phải biết tiếp thu những công nghệ mới để phục vụ cho công việc của mình.
>> Xem thêm
Home » Ebook kinh doanh
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ebook kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ebook kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Cẩm nang bán ảnh online và Quảng cáo online
Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, có thể bạn sẽ muốn kinh doanh bằng cách bán các tấm hình của mình. Vì vậy mà trên Internet mới xuất hiện nhiều website mua bán ảnh như Shutterstock hay iStockPhoto.
Những trang web như thế không ít, các điều khoản, hoa hồng và hiệu quả kinh doanh của mỗi trang cũng không giống nhau nên nếu mới chập chững bước vào lĩnh vực này thì bạn sẽ cảm thấy rất bối rối để lựa chọn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thống kê lại những website mua bán ảnh thông dụng nhất, kèm theo đó là những lời khuyên để nâng cao tên tuổi và hình ảnh của mình.
Bước đầu tiên là chọn lựa xem bạn sẽ bán ảnh của mình trên những website nào, tùy theo thể loại ảnh chụp mà lựa chọn cho hợp lý. Nếu thiên về chụp ảnh sản phẩm, bạn nên chọn các trang đại lý của Microstock (bao gồm Fotolia, Shuttershock, DreamsTime...). Còn nếu chuyên về ảnh nghệ thuật thì bạn nên chọn các trang như Red Bubble, Etsy, SmugMug hoặc Fine Art America.
Microstock là gì?
Microstock là cái tên khá phổ biến trong ngành công nghiệp ảnh. Nó bao gồm rất nhiều trang đại lý lẻ ví dụ như Fotolia, Shutterstock, DreamsTime... Dù cho bạn chọn website nào thì một điều luôn luôn nhớ là phải đọc kỹ các điều khoản của trang web đó để biết rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Và nhớ xem kỹ các bản hướng dẫn để không vi phạm bất cứ quy định nào. Tốt nhất là bạn nên bắt đầu với những website nổi tiếng và thông dụng. Hoặc bạn cũng có thể bán ảnh cùng lúc trên nhiều website khác nhau để đo lường hiệu quả kinh doanh của mỗi nơi. Một điều quan trọng nữa khi bán ảnh online đó là luôn luôn cập nhật portfolio (danh sách ảnh) của mình với những bức mình mới và độc đáo để tạo sự chú ý cho bộ ảnh của mình.
Một số website mua bán ảnh phổ biến:
- Fotolia: đây là một trang mua bán ảnh khá nổi tiếng. Số tiền bạn thu được khi bán ảnh trên Fotolia tùy thuộc vào thứ hạng của bạn trên website và mức độ độc nhất của bức hình đó, ngoài ra thì cũng còn một số yếu tố khác. Mỗi khi tấm ảnh của bạn được người khác tải về, bạn sẽ được hưởng từ 20% - 63% hoa hồng. Tùy thuộc vào loại tài khoản của người dùng (người mua ảnh), doanh thu bạn được hưởng sẽ khác nhau, dao động từ 0,25 - 0,4 credit (credit - loại tiền tệ riêng trên Fotolia, 1 credit = 1,2$). Khi tích cóp đủ ít nhất là 50 credit thì bạn có thể rút ra bằng tiền mặt thông qua PayPal hoặc Moneybookers.
- Shutterstock: Website mua bán ảnh nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh. Nếu bạn chỉ muốn chọn 1 website duy nhất để "làm ăn" thì Shutterstock chính là nơi bạn cần đến. Mỗi một lượt tải ảnh về, bạn sẽ được hưởng từ 0,25 - 2,85$ tùy thuộc vào doanh số bán từ trước đến giờ của bạn, doanh số từ trước đến nay càng cao thì hoa hồng càng nhiều (xem chi tiết tại đây). Tuy nhiên, muốn ảnh của mình được duyệt và rao bán trên Shutterstock thì bức ảnh đó cần phải trải qua một quá trình xem xét khá gắt gao.
- DreamsTime: Website này thích hợp với những người mới bước vào lĩnh vực mua bán ảnh do quá trình kiểm duyệt khá là dễ chịu. Bạn sẽ nhận được từ 30% - 60% hoa hồng trên giá bán cho mỗi lượt ảnh được tải về, giá bán mỗi ảnh thấp nhất là 0,2$.
- iStockPhoto: Website này có thể tạo ra nhiều doanh thu nhất cho các nhiếp ảnh gia, nhưng bù lại quá trình kiểm duyệt cũng gắt gao nhất. Các bức hình được duyệt trên những website mua bán khác vẫn có thể bị iStockPhoto loại ra một cách dễ dàng. Hoa hồng của iStockPhoto trả dao động từ 15% - 45% tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả mức độ độc nhất của tấm ảnh.
Thể loại ảnh nghệ thuật có thể sẽ không có "khán giả" như thể loại ảnh chụp sản phẩm, nhưng không vì thế mà các nhiếp ảnh gia theo trường phái nghệ thuật này không muốn bán ảnh của mình. Hầu hết các nhiếp ảnh gia nghệ thuật đều không thích sử dụng các website đăng ảnh của họ mà không trả tiền bản quyền, đặc biệt là các website có trả nhưng lại trả tiền bản quyền thấp, vì như thế chẳng khác nào hạ thấp giá trị bức hình nghệ thuật của họ. Sau đây là một số website chuyên về mua bán ảnh nghệ thuật mà bạn có thể sử dụng:
Dù cho sử dụng website nào thì bạn cũng đừng quên thường xuyên cập nhật portfolio và đặt tag cho các tấm hình một cách cẩn thận để người dùng có thể tìm kiếm và tiếp cận được các sản phẩm của mình.
- Etsy: Đây là một nơi tốt để bạn rao bán các sản phẩm nghệ thuật của mình. Tuy nhiên nó tồn tại nhược điểm. Ví dụ như khi dùng các trang của Microstock, bạn đơn thuần là chỉ bán một file ảnh kỹ thuật số mà thôi, những công đoạn rao bán còn lại website sẽ lo hết. Còn khi sử dụng Etsy, bạn phải tự tay làm tất cả các công đoạn, ví dụ như in ảnh ra và gửi chúng đi. Điều này tuy làm tăng giá bán nhưng nó cũng làm cho ảnh khó bán hơn. Tuy nhiên, nhờ vậy mà bạn có thể toàn quyền áp đặt giá bán cho sản phẩm của mình cũng như kiểm soát được chất lượng sản phẩm, ví dụ như cách in ảnh hay in trên chất liệu gì. Chi phí cho mỗi lần đăng hình trên Etsy là 0,2$, và website sẽ thu của bạn 3,5% giá bán cho mỗi lần giao dịch.
- SmugMug: Website này bắt buộc bạn phải đăng ký một tài khoản có phí nếu muốn bán ảnh trên đây, chi phí là 40$ - 150$/năm. Cụ thể, có 3 loại tài khoản cho bạn chọn là Basic, Power và Pro. Tài khoản Basic 40$ không giới hạn số lượng ảnh tải lên, không giới hạn băng thông, có 50 giao diện (theme) để trang trí trang portfolio, có quyền bán ảnh của mình trên website nhưng bạn sẽ không được phép định giá bán cho chúng. Tài khoản Power giá 60$/năm cung cấp nhiều chức năng tùy chỉnh hơn và tài khoản Pro 150$ sẽ cho phép bạn định giá bán sản phẩm của mình, cho phép tạo ra các mã giảm giá (coupon) để khuyến mãi người mua và cho phép bán cả các file kỹ thuật số.
- Fine Art America: Website cho bạn lựa chọn giữa tài khoản miễn phí và có phí (Pro 30$/năm). Tài khoản Pro bổ sung các chức năng quảng cáo như cho phép tạo và gửi các bản tin Newsletter đến người dùng, chức năng tạo website riêng, cấp giấy phép cho việc sử dụng sản phẩm của bạn trên các chương trình TV (có hoa hồng) và bạn còn được hưởng 10% hoa hồng nữa nếu website bán được các phụ kiện đi kèm. Ví dụ khi khách hàng mua ảnh, họ có thể mua thêm khung ảnh. Lúc đó bạn sẽ được hưởng 10% hoa hồng trên giá bán khung ảnh này. Bạn nên bắt đầu bằng tài khoản miễn phí, khi nào có nhu cầu thì hãy chuyển lên tài khoản Pro sau. Fine Art America có thể không thu bất cứ chi phí nào, miễn là bạn tự tay làm tất cả các khâu để bán được ảnh. Còn nếu muốn dùng chức năng in ảnh theo yêu cầu (Print on demand) của website thì tài khoản miễn phí chỉ cho bạn bán tối đa 25 ảnh dựa trên giá bán cơ sở do website đặt ra. Tài khoản Pro thì không giới hạn số lượng ảnh đăng bán.
- Red Bubble: Website có giao diện khá đẹp và cung cấp nhiều lựa chọn để bạn bán sản phẩm ảnh của mình. Bạn có thể bán ảnh được lồng trong khung, in lên quần áo hoặc lên các vật dụng khác. Tương tự như Fine Art America, Red Bubble không thu phí bán ảnh hay lấy hoa hồng nhưng họ sẽ áp đặt giá bán tối thiểu. Một cuộc so sánh gần đây cho thấy trong số các website như Red Bubble, Fine Art America và một trang khác là Image Kind thì Fine Art America có lượng truy cập đông nhất, tạo ra nhiều doanh thu nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn một website khác như DeviantArt, trang này tuy có một cộng đồng người dùng khá đông nhưng mà là quá đông đúc, không thích hợp cho những nhiếp ảnh gia muốn đi theo con đường kinh doanh ảnh chuyên nghiệp.
Đăng ảnh trên các website mua bán không cũng chưa đủ. Trước tiên bạn cần phân loại ảnh của mình trước, đặt tag, đặt tên cho ảnh một cách cẩn thận để người dùng có thể tìm kiếm và tiếp cận sản phẩm của mình. Công việc sau đó là quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo. Đặt toàn bộ các sản phẩm của mình lên một website cá nhân theo kiểu portfolio với tên miền riêng. Nếu không có kinh nghiệm về thiết kế web, bạn có thể dùng Wordpress để tạo một website cá nhân, Wordpress cung cấp rất nhiều theme portfolio miễn phí lẫn có phí để bạn trang trí cho website của mình. Bên cạnh đó cũng đừng quên sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Google+ hay Twitter để tăng lượng truy cập đến website của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các trang web như PhotoJojo, PopPhoto, Geek Sugar Cool Capture hay bất cứ website nào có thể dẫn link đến trang mua bán ảnh của bạn.
Một điều quan trọng khi tạo website portfolio là bạn phải cho người dùng biết bạn là ai, loại hình công việc và quan trọng nhất là thông tin liên hệ.
Quảng cáo offline:
Bên cạnh quảng cáo trực tuyến, bạn cũng có thể quảng cáo theo cách ngoại tuyến (offline) để dẫn đến website mua bán của mình. Trước tiên, hãy làm danh thiếp cho mình, sử dụng website Moo để tạo một danh thiếp thật độc đáo theo sở thích và cá tính của bản thân. Bạn có thể xem qua một bài hướng dẫn tạo danh thiếp rất hóm hỉnh tại đây.
Tích cực liên hệ với các cơ quan, cửa hàng, hiệu sách, nhà hàng, quán cafe... ở địa phương để bạn có thể treo sản phẩm của mình lên trên tường của họ kèm theo các thông tin liên lạc cá nhân. Các phòng trưng bày, phòng triển lãm ảnh cũng là những địa điểm tốt để tiếp thị sản phẩm của bạn. Thường xuyên theo dõi các sự kiện và hội chợ sắp diễn ra ở nơi bạn sinh sống xem mình có thể quảng cáo được gì hay không.
Và khi bán các sản phẩm của mình, đừng quên đính kèm thông tin cá nhân vào từng sản phẩm. Điều này không những giúp khách hàng nhớ tới bạn mà còn đóng vai trò như là một hình thức quảng cáo nhỏ khác. Đừng chỉ nghĩ đến việc phát kèm một tờ danh thiếp khi bán sản phẩm cho ai, hãy tạo một dấu ấn cá nhân nào đó lên chính sản phẩm của mình, có thể bằng cách đóng gói hoặc sáng tạo ngay trên sản phẩm với thông tin liên lạc được đính kèm.
Mà đã gọi là sáng tạo thì đừng quá lo lắng khi mình sáng tạo quá lố vì điều này giúp bạn trở nên khác biệt so với những sản phẩm khác của những người khác. Toàn bộ quá trình kinh doanh này đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, da mặt phải "dày" để song hành cùng với tài năng của bản thân, có như vậy thì bạn mới có thể gặt hái được nhiều kết quả tốt và thành công trong lĩnh vực kinh doanh ảnh này.
Theo TheNextWeb
tinhte.vn
Bí mật thành công của Kindle
vncongnghe - Nhân tiện việc Amazon ra mắt Kindle Fire và Kindle $79 cùng bàn 1 chút về thành công của dòng sản phẩm này.
Lý do đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi lý giải sự thành công gần như tuyệt đối của Amazon Kindle là công nghệ E-Ink, màn hình hiển thị như đọc sách thật. Nhưng nếu đấy là lý do chính thì tại sao thiết bị Librie của Sony ra mắt trước đó 3 năm tại một trong những thị trường 'ăn sách' nhất thế giới là Nhật - lại thất bại ?
Câu trả lời thật sự về chiến thắng của Kindle không đơn giản như vậy mà nó nằm ở phía sau cánh gà, Kindle có những thứ mà Sony không thể có - những thứ làm nên sự khác biệt của các loại thiết bị mà nhìn qua có vẻ là giống nhau. It's what you don't see that counts - đôi khi những gì không nhìn thấy mới là quan trọng
Năm 2003, Yoshitak Ukita, thiết kế gia nổi tiếng của hệ máy Discman đã phát triển một 'bản nháp' của máy đọc sách điện tử có màn hình hiển thị giống như đang đọc sách thật. Ông đã giới thiệu cho các nhà xuất bản sách như thế này: "Một ngày nào đó, hàng triệu người sẽ đọc sách của các ngài qua một thiết bị như thế này. Lưu trữ được 500 quyển sách và chỉ nặng có 300 gram - đây chính là tương lai!"
Tất nhiên đại diện các nhà xuất bản không thể chối từ, đặc biệt khi đây lại là một sản phẩm của Sony. Vậy là họ đồng ý hợp tác để xuất bản sách trên thiết bị này, thậm chí còn muốn tham gia đầu tư tài chính. Nhưng! nhưng mỗi nhà xuất bản chỉ đồng ý đưa ra 1000 đầu sách mà thôi. 1000 đầu sách nghe thì có vẻ nhiều nhưng nó chỉ như muối bỏ bể. Máy đọc sách điện tử sẽ dùng để làm gì nếu nó chỉ có 'một ít' đầu sách so với số lượng sách khổng lồ mà người dùng có thể mua và đọc, cầm trên tay?
Vậy là Librie lại 'dính' phải một lời nguyền - Lời Nguyền Của Sản Phẩm Không Hoàn Thiện, Curse of the Incomplete Product.
Jeff Bezos nhìn thấy Librie lần đầu tiên năm 2004 tại một hội thảo, ông thốt lên "Trời! Cái-máy-này có thể làm mình phá sản mất!". Ngay lập tức ông đặt mua 30 Librie cho nhân viên nghiên cứu tìm hiểu. Rồi sau đó người ta thấy ông 'nói chuyện' với E-Ink về việc sẽ tự sản xuất một thiết bị như vậy. Với một website bán sách trực tuyến mà lại đi sản xuất thiết bị phần cứng thì thật là kì lạ!
Bezos giao lại dự án cho Steve Kessel, cánh tay phải của mình, thiết lập phòng thí nghiệm số 126 tại Silicon Valley, cách khá xa văn phòng điều hành của Amazon ở Seattle, để hiện thực hóa sản phẩm này.
Khi Amazon tung Kindle ra thị trường, nó đã có wifi - hơn hẳn kết nối USB của Sony một bậc. Nhưng lợi thế thực sự của nó là ở danh mục sách điện thử khổng lồ đi kèm, với 88,000 đầu sách. Công nghệ "Search Inside the Book" - tìm trong nội dung của sách, Kindle của Amazon lại càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Bất cứ ai có tài khoản Amazon cũng có thể mua sách điện tử chỉ với 1 click chuột, hầu hết giá chỉ khoảng 10 đô-la, quá rẻ so với giá của sách in. Cũng nên nhớ rằng, tại thời điểm đó, Amazon đã có tới 65 triệu người dùng là những tín đồ shopping trên mạng. Cửa hàng trực tuyến Shoppers in Connect của Sony ngay lập tức nhận ra mình đang đứng giữa một hoang đảo.
Nếu nhìn vào Kindle, nhìn vào thông số phần cứng, bạn sẽ chẳng thấy được mối quan hệ giới hàng triệu khách hàng và hàng nghìn nhà xuất bản của Amazon. Bạn cũng không thể nhìn ra được cửa hàng sách trực tuyến khổng lồ hay tính năng gợi ý sách theo sở thích cá nhân của họ. Nhưng tất cả những thứ không thể nhìn thấy được đó lại chính là chìa khóa thành công của Kindle, điểm khác biệt chết người giữa Kindle và Librie.
Lô Kindle đầu tiên bán hết chỉ trong vòng năm-tiếng-rưỡi. Amazon đột phá trong suy nghĩ, dám lao vào lĩnh vực sản xuất phần cứng - vốn là sở trường của Sony - nhưng vẫn thành công. Đơn giản là bởi vì Amazon đưa ra được 1 giải pháp toàn diện: sách - dịch vụ - máy đọc sách và tổng hợp dữ liệu người dùng.
E-Ink biến sách điện tử thành hiện thực, còn những thứ 'vô hình' đã biến Kindle thành kẻ chiến thắng.
Và với những thứ 'vô hình' như vậy, không khó để dự đoán Kindle Fire sẽ lại tiếp bước thành công như đàn anh đàn chị Kindle của nó.
>> Xem thêm
Lý do đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi lý giải sự thành công gần như tuyệt đối của Amazon Kindle là công nghệ E-Ink, màn hình hiển thị như đọc sách thật. Nhưng nếu đấy là lý do chính thì tại sao thiết bị Librie của Sony ra mắt trước đó 3 năm tại một trong những thị trường 'ăn sách' nhất thế giới là Nhật - lại thất bại ?
Câu trả lời thật sự về chiến thắng của Kindle không đơn giản như vậy mà nó nằm ở phía sau cánh gà, Kindle có những thứ mà Sony không thể có - những thứ làm nên sự khác biệt của các loại thiết bị mà nhìn qua có vẻ là giống nhau. It's what you don't see that counts - đôi khi những gì không nhìn thấy mới là quan trọng
Năm 2003, Yoshitak Ukita, thiết kế gia nổi tiếng của hệ máy Discman đã phát triển một 'bản nháp' của máy đọc sách điện tử có màn hình hiển thị giống như đang đọc sách thật. Ông đã giới thiệu cho các nhà xuất bản sách như thế này: "Một ngày nào đó, hàng triệu người sẽ đọc sách của các ngài qua một thiết bị như thế này. Lưu trữ được 500 quyển sách và chỉ nặng có 300 gram - đây chính là tương lai!"
Tất nhiên đại diện các nhà xuất bản không thể chối từ, đặc biệt khi đây lại là một sản phẩm của Sony. Vậy là họ đồng ý hợp tác để xuất bản sách trên thiết bị này, thậm chí còn muốn tham gia đầu tư tài chính. Nhưng! nhưng mỗi nhà xuất bản chỉ đồng ý đưa ra 1000 đầu sách mà thôi. 1000 đầu sách nghe thì có vẻ nhiều nhưng nó chỉ như muối bỏ bể. Máy đọc sách điện tử sẽ dùng để làm gì nếu nó chỉ có 'một ít' đầu sách so với số lượng sách khổng lồ mà người dùng có thể mua và đọc, cầm trên tay?
Vậy là Librie lại 'dính' phải một lời nguyền - Lời Nguyền Của Sản Phẩm Không Hoàn Thiện, Curse of the Incomplete Product.
Jeff Bezos nhìn thấy Librie lần đầu tiên năm 2004 tại một hội thảo, ông thốt lên "Trời! Cái-máy-này có thể làm mình phá sản mất!". Ngay lập tức ông đặt mua 30 Librie cho nhân viên nghiên cứu tìm hiểu. Rồi sau đó người ta thấy ông 'nói chuyện' với E-Ink về việc sẽ tự sản xuất một thiết bị như vậy. Với một website bán sách trực tuyến mà lại đi sản xuất thiết bị phần cứng thì thật là kì lạ!
Bezos giao lại dự án cho Steve Kessel, cánh tay phải của mình, thiết lập phòng thí nghiệm số 126 tại Silicon Valley, cách khá xa văn phòng điều hành của Amazon ở Seattle, để hiện thực hóa sản phẩm này.
Khi Amazon tung Kindle ra thị trường, nó đã có wifi - hơn hẳn kết nối USB của Sony một bậc. Nhưng lợi thế thực sự của nó là ở danh mục sách điện thử khổng lồ đi kèm, với 88,000 đầu sách. Công nghệ "Search Inside the Book" - tìm trong nội dung của sách, Kindle của Amazon lại càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Bất cứ ai có tài khoản Amazon cũng có thể mua sách điện tử chỉ với 1 click chuột, hầu hết giá chỉ khoảng 10 đô-la, quá rẻ so với giá của sách in. Cũng nên nhớ rằng, tại thời điểm đó, Amazon đã có tới 65 triệu người dùng là những tín đồ shopping trên mạng. Cửa hàng trực tuyến Shoppers in Connect của Sony ngay lập tức nhận ra mình đang đứng giữa một hoang đảo.
Nếu nhìn vào Kindle, nhìn vào thông số phần cứng, bạn sẽ chẳng thấy được mối quan hệ giới hàng triệu khách hàng và hàng nghìn nhà xuất bản của Amazon. Bạn cũng không thể nhìn ra được cửa hàng sách trực tuyến khổng lồ hay tính năng gợi ý sách theo sở thích cá nhân của họ. Nhưng tất cả những thứ không thể nhìn thấy được đó lại chính là chìa khóa thành công của Kindle, điểm khác biệt chết người giữa Kindle và Librie.
Lô Kindle đầu tiên bán hết chỉ trong vòng năm-tiếng-rưỡi. Amazon đột phá trong suy nghĩ, dám lao vào lĩnh vực sản xuất phần cứng - vốn là sở trường của Sony - nhưng vẫn thành công. Đơn giản là bởi vì Amazon đưa ra được 1 giải pháp toàn diện: sách - dịch vụ - máy đọc sách và tổng hợp dữ liệu người dùng.
E-Ink biến sách điện tử thành hiện thực, còn những thứ 'vô hình' đã biến Kindle thành kẻ chiến thắng.
Và với những thứ 'vô hình' như vậy, không khó để dự đoán Kindle Fire sẽ lại tiếp bước thành công như đàn anh đàn chị Kindle của nó.
Tổng hợp từ FastCompany - Adrian Slywotzky
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)