Hiển thị các bài đăng có nhãn ping. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ping. Hiển thị tất cả bài đăng

Apple khai tử "đứa con yểu mệnh" Ping

VNC - Không quá ngạc nhiên khi Apple chính thức đưa ra thông báo vào ngày 30/9 tới đây, hãng sẽ đóng cửa Ping - Dự án mạng xã hội âm nhạc mới nhưng từ lâu nay đã thất bại trong lặng thầm của hãng. Thông tin này được hãng công bố vào hôm qua.

Apple Ping network

Ra mắt vào năm 2010, mạng xã hội này được Steve Job mô tả như là một sự kết hợp giữa Facebook, Twitter và iTunes; có định hướng chuyên biệt về âm nhạc. Mạng xã hội này được tích hợp sẵn trong iTunes để giúp người dùng có thể chia sẻ những hoạt động mang tính cộng đồng trực tiếp tới những người dùng khác.

Tuy nhiên, dự án lại không hề thu hút được sự quan tâm, chú ý từ những người dùng trên iTunes, và đây chính là lí do để "nhà Táo" quyết định "khai tử" cái tên này vào ngày cuối cùng của tháng 9.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết trong một bài phỏng vấn của trang AllThingsd đầu năm nay:"Chúng tôi nghĩ rằng Ping không phải là thứ khiến mình phải bỏ thêm công sức và tiền của vào nữa".

Apple Ping network

Ping bị "khai tử", tương lai cho tham vọng tấn công vào lĩnh vực mạng xã hội của Apple sẽ ra sao? Tim Cook cho hay thay vì sở hữu một mạng xã hội của riêng mình, Apple dự định sẽ tích hợp chặt chẽ hơn các thiết bị và hệ điều hành của hãng với các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook hay Twitter.

Apple Ping network

Và để người dùng thấy rõ được dự định này, trong một hội nghị được tổ chức gần đây, Tim đã khẳng định"“Apple không cần thiết phải sở hữu một mạng xã hội riêng. Nhưng Apple có cần mang tính xã hội hay không? Câu trả lời ở đây là có".

Theo Genk, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Apple sẽ đóng cửa Ping

vncongnghe - Sau hai năm đi vào hoạt động, số người quan tâm sử dụng Ping được Tim Cook, CEO Apple, nhận xét là "quá khiêm tốn”, đồng thời ông cũng bày tỏ là không sẵn sàng phí thêm sức lực cho đứa con này. Tình trạng ế ẩm mau chóng biến Ping thành một nỗi hổ thẹn không đáng có đối với tên tuổi của Apple, kẻ hiện dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phân phối điện thoại thông minh, máy tính bảng và chia sẻ các bài hát.


Đóng cửa Ping là một động thái cần thiết nhưng cũng là lời "tự thú" về khả năng kém cỏi trong việc phát triển mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi. Nếu nắm bắt được những bài học kinh nghiệm quý báu "đào xới" từ đống đổ nát mang tên Ping, Apple hoàn toàn có thể tiếp tục cho ra đời những sản phẩm xã hội đầy sáng tạo và hữu ích, thậm chí là đạt thành công vang dội. Cụ thể là gần đây, hãng này đã cứu vãn mối quan hệ với Facebook kịp lúc trước sự kiện ra mắt iOS 6.

Trong quá khứ, không ít lần kế sách ngoại giao có vẻ tầm thường như trên đã từng giúp đẩy tên tuổi Apple leo lên đỉnh cao. Mối quan hệ với The Gap giúp hãng trở thành một nhà phân phối sản phẩm nổi tiếng thế giới - mặc dù đã có một thời gian vất vả trong công tác bán lẻ. Hãng cũng đã trở thành nhà phân phối phương tiện truyền thông trực tuyến hàng đầu nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp với Pixar. Mối quan hệ này hỗ trợ Apple rất nhiều trong việc thuyết phục các thế lực lớn trong giới truyền thông bắt tay vào dự án iTunes Music Store và mang lại thành công vang dội.

Apple là một đối thủ đáng gờm, cũng vì thế mà những mạng xã hội nổi danh hiện nay không sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng ngoài lý do khách quan nói trên thì cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan khiến Ping "gục ngã" ngay từ những bước chập chững:

Không tích hợp với Facebook

Khi sử dụng hai mạng xã hội âm nhạc hàng đầu Rdio hay Spotify, bạn có thể dễ dàng kết nối vào tài khoản Facebook của mình để theo dõi hoạt động của bạn bè cùng sử dụng với mình. Nhưng với Ping, bạn phải bước vào mạng lưới riêng của Apple, cách ly hoàn toàn với các mạng xã hội khác. Ngoài ra, việc thêm bạn bè cũng quá rắc rối. Kết quả là rất nhiều người dùng đổ xô vào Rdio, gần 10 triệu thành viên tham gia Spotify (3 triệu thành viên trả phí). Trong khi đó Ping hẩm hiu về chót với chỉ 1 triệu người dùng. CEO Tim Cook giờ đây hiểu ra rằng Ping là một sai lầm, và “Apple không cần phải có một mạng xã hội”. Thậm chí việc cho phép kết nối với Twitter cũng không cứu vãn được Ping, vì Facebook mới là mạng xã hội hàng đầu!

Miễn phí một cách... hẹp hòi

Apple đã quá tự tin khi tuyên bố Ping cung cấp những đoạn nhạc mẫu dài đến... 30 giây. Trong khi 2 đối thủ của họ là Spotify và Rdio cung cấp miễn phí hàng triệu bài hát. Ngay cả khi không có những tính năng xã hội nhưng Pandora đã kiếm về được 125 triệu người dùng vì nhạc miễn phí. Ba đối thủ Rdio, Spotify và Pandora thật sự khôn ngoan khi chọn tính năng nâng cấp tài khoản và quảng cáo làm cách hái ra tiền. Dù không biết đó có là một mô hình kinh doanh bền vững hay không, nhưng ít nhất nếu linh hoạt như thế Ping sẽ "kiếm chác" được tương đối cho Apple.

Thiếu tính năng chia sẻ

Ping có một lợi thế duy nhất là được xây dựng trong phần mềm iTunes và các thiết bị di động (như iPhone) mà rất nhiều người sử dụng để nghe nhạc. Thế nhưng, Ping lại không cho người dùng một mảy may cơ hội "công khai" những tác phẩm mà họ đang nghe. Người dùng chỉ có thể chia sẻ những sản phẩm của iTunes Store, "like" chúng, và không được nghe!

Tự "huyễn hoặc" rằng người dùng luôn mua nhạc từ Apple

iTunes có thể chạy được những bài nhạc từ nhiều nguồn, nhưng Ping lại chỉ cho phép bàn luận và chia sẻ những bài hát "tồn tại" trong iTunes Music Store.

"Chậm nhịp" so với thị trường


Nhiều chuyên gia cho rằng, thời xa xưa, Apple thắng lớn nhờ có thể giải quyết các vấn đề trước đối thủ của mình. Nhưng hiện tại, hãng này lại đang loay hoay với các vấn đề mà đối thủ khác đã khắc phục được từ rất lâu.

Kết
Tóm lại, Ping là đại diện hoàn hảo cho thái độ bốc đồng hiện tại của Apple trong chiến lược kinh doanh: từ chối đối tác hoặc tích hợp với các công ty công nghệ khác (ngay cả khi nó hoàn toàn có lợi khi Apple vui vẻ bắt tay với họ); "bảo thủ" tích hợp các sản phẩm mới với những sản phẩm sẵn có trong khi các sản phẩm mới sẽ phát huy tốt hơn nếu phát triển theo một hướng đi khác và cố chấp trong việc nỗ lực sở hữu và kiếm tiền từ trải nghiệm của người dùng - chứ không chấp nhận một thực tế là "sự đa dạng mới làm nên một nền tạng tuyệt vời".

Tuy nhiên, thái độ đầu hàng và hối lỗi hiện nay trước sự thất bại của Ping lại là sự báo hiệu: có thể Apple sẽ không còn thất bại trong những sản phẩm mang tính xã hội về sau.

Theo Genk / Vietnamnet
>> Xem thêm

Khắc phục sự cố các vấn đề kết nối trong mạng (Phần 1)


Phần cứng và phần mềm mạng ngày nay ngày càng trở nên tin cậy hơn nhưng, tuy nhiên đôi khi vẫn có những thứ xảy ra không như mong muốn. Chính vì vậy trong loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một số kỹ thuật khắc phục sự cố để bạn sử dụng khi các máy tính trong mạng gặp các vấn đề khó khăn trong truyền thông. Vì mục đích nhằm giới thiệu cho những người vẫn ít kinh nghiệm trong làm việc với giao thức TCP/IP, nên chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những kiến thức cơ bản, sau đó sẽ làm việc với các kỹ thuật nâng cao hơn.

Thẩm định kết nối mạng
Khi một host có vấn đề nào đó trong truyền thông với host khác, thứ đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện là thu thập các thông tin về vấn đề đó. Cụ thể hơn, bạn cần đọc các tài liệu về cấu hình của host, chỉ ra xem host có vấn đề truyền thông với các máy tính khác trên mạng hay không và xem vấn đề ảnh hưởng thể có ảnh hưởng tới các host khác hay không.
Cho ví dụ, cho rằng một máy trạm làm việc có một vấn đề truyền thông với một máy chủ nào đó. Tự bản thân nó không thực sự cho bạn nhiều thông tin. Mặc dù vậy, nếu bạn tìm hiểu thêm một chút sâu hơn và phát hiện máy trạm không thể truyền thông với tất cả các máy chủ khác trong mạng thì vấn đề có thể nằm ở cáp mạng, có được kết nối hay không, hay cổng của bộ chuyển mạch bị hỏng hoặc có thể là một vấn đề trong việc cấu hình mạng chẳng hạn.
Tương tự như vậy, nếu máy trạm có thể truyền thông với một số máy chủ trong mạng, nhưng không phải tất cả thì điều đó cũng cho bạn có được một sự gợi ý về vị trí nhằm tìm kiếm vấn đề. Trong kiểu tình huống đó, bạn có thể sẽ kiểm tra xem những máy chủ nào không thể liên lạc. Liệu tất cả chúng có nằm trên một subnet? Nếu vậy thì vấn đề định tuyến có thể gây ra lỗi này.


Nếu nhiều máy trạm làm việc có vấn đề truyền thông với một máy chủ cụ thể thì vấn đề có thể không nằm ở các máy trạm trừ khi các máy trạm này đã được cấu hình lại gần đây. Trong trường hợp này, vấn đề thiên về sự cố xảy ra ở máy chủ.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bài test cơ bản. Những bài test mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn sẽ không thể hiện nhiều nguyên nhân của vấn đề nhưng chúng sẽ giúp thu hẹp được nhiều thứ để bạn biết đầu quá trình khắc phục sự cố từ đâu.
PING
PING là một tiện ích chuẩn đoán TCP/IP đơn giản nhất đã được tạo ra, nhưng những thông tin mà nó có thể cung cấp cho bạn lại hoàn toàn vô giá. Đơn giản nhất, PING cho bạn biết được máy chủ của bạn có truyền thông được với các máy tính khác hay không.


Thứ đầu tiên mà chúng tôi khuyên bạn thực hiện là mở cửa sổ lệnh (Command Prompt), sau đó nhập vào đó lệnh PING, tiếp đến nhập vào địa chỉ IP của máy mà bạn đang có vấn đề truyền thông. Khi thực hiện ping, máy mà bạn đã chỉ định sẽ cho ra 4 phản hồi, xem thể hiện trong hình A.

Hình A: Mỗi một máy sẽ tạo ra 4 phản hồi
Những phản hồi này về cơ bản sẽ cho bạn biết được khoảng thời gian máy tính được chỉ định đáp trả 32 byte dữ liệu là bao nhiêu. Cho ví dụ, trong hình A, một trong 4 đáp trả được nhận đều nhỏ hơn 4 ms.
Khi bạn thực hiện một lệnh PING, một trong 4 tình huống sẽ xảy ra, mỗi một tình huống trong đó đều có ý nghĩa của riêng nó.
Tình huống đầu tiên có thể xảy ra là máy được chỉ định sẽ tạo ra 4 phản hồi. Điều đó chỉ thị rằng máy trạm hoàn toàn có thể truyền thông với host được chỉ định ở mức TCP/IP.
Tình huống thứ hai có thể xuất hiện là tất cả 4 yêu cầu time out, như thể hiện trong hình B. Nếu bạn quan sát trình hình A, bạn sẽ thấy rằng mỗi đáp trả đều kết thúc bằng TTL=128. TTL là viết tắt của Time To Live. Nó có nghĩa rằng mỗi một trong 4 truy vấn và đáp trả phải được hoàn thiện trong khoảng thời gian 128 ms. TTL cũng được giảm mỗi lần khi bước nhảy trên đường trở về. Bước nhảy xuất hiện khi một gói dữ liệu chuyển từ một mạng này sang một mạng khác. Chúng tôi sẽ nói thêm về các bước nhảy trong phần sau của loại bài này.

Hình B: Nếu tất cả các yêu cầu đều bị time out thì điều đó nói lên rằng truyền thông giữa hai địa chỉ này bị thất bại
Bất cứ tốc độ nào, nếu tất cả 4 yêu cầu đề bị time out, thì điều đó có nghĩa rằng TTL bị hết hiệu lực trước khi phản hồi được nhận. Điều này có nghĩa một trong ba ý sau:
  • Các vấn đề của truyền thông sẽ cản trở các gói truyền tải giữa hai máy. Điều này có thể do hiện tượng đứt cáp hoặc bảng định tuyến bị tồi, hoặc một số lý do khác.
  • Truyền thông xuất hiện, nhưng quá chậm đối trong phúc đáp. Điều này có thể bị gây ra bởi sự tắc nghẽn trong mạng, bởi phần cứng hay vấn đề chạy dây của mạng bị lỗi.
  • Truyền thông vẫn hoạt động nhưng tường lửa lại khóa lưu lượng ICMP. PING sẽ không làm việc trừ khi tường lửa của máy đích (và bất kỳ tường lửa nào giữa hai máy) cho phép ICMP echo.
Tình huống thứ ba có thể xảy ra khi bạn nhập vào lệnh PING là vẫn nhận được một số phản hồi nhưng một số khác time out. Điều này có thể là do cáp mạng tồi, phần cứng lỗi hoặc hiện tượng tắc nghẽn trong mạng.
Tình huống thứ tư có thể xuất hiện khi ping là một thông báo lỗi giống như những gì thể hiện trên hình C.

Hình C: Lỗi chỉ thị rằng TCP/IP không được cấu hình đúng
Lỗi “PING: Transmit Failed” chỉ thị rằng TCP/IP không được cấu hình  đúng trên máy tính bạn đang nhập vào lệnh PING. Lỗi này xuất hiện trong Windows Vista. Các phiên bản Windows cũ hơn cũng sinh ra một lỗi khi TCP/IP bị cấu hình sai, nhưng thông báo lỗi được hiển thị là “Destination Host Unreachable”.
PING thành công sẽ như thế nào?
Tin tưởng hay không, một ping thành công không phải là một hiện tượng lạ, thậm chí nếu hai máy có vấn đề truyền thông với nhau. Nếu xảy ra điều này, thì có nghĩa rằng cơ sở hạ tầng mạng bên dưới vẫn tốt và các máy tính vẫn có thể truyền thông với nhau ở mức TCP/IP. Thường thì đây vẫn là một dấu hiệu tốt vì vấn đề đang xuất hiện không quá nghiêm trọng.
Nếu truyền thông giữa hai máy bị thất bại nhưng hai máy có thể PING với nhau thành công (khi thực hiện lệnh PING từ hai máy), thì có một vấn đề khác bạn có thể thử ở đây. Thay cho việc ping đến một host bởi địa chỉ IP, bạn hãy thay thế địa chỉ IP bằng tên miền hoàn chỉnh của nó, xem thể hiện trong hình D.

Hình D: Thử ping host của mạng bằng tên miền hoàn chỉnh
Nếu bạn có thể ping bằng địa chỉ IP, nhưng không ping được bằng tên miền hoàn chỉnh thì vấn đề có thể là ở DNS. Máy trạm có thể được cấu hình sử dụng máy chủ DNS sai, hoặc máy chủ DNS có thể gồm một host record cho máy mà bạn đang muốn ping đến.
Nếu nhìn vào hình D, bạn có thể thấy rằng địa chỉ IP của máy được liệt kê bên phải tên miền hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ rằng máy tính có thể chuyển sang một tên miền hoàn chỉnh. Bảo đảm rằng địa chỉ IP mà tên được chuyển sang là chính xác. Nếu bạn thấy một địa chỉ IP khác so với địa chỉ mong đợi thì có thể host record của DNS bị lỗi.
Kết luận
Bài này đã giới thiệu cho các bạn một số bước cơ bản để test kết nối cơ bản giữa hai máy tính. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật để các bạn sử dụng trong quá trình khắc phục sự cố.



Văn Linh (Theo WindowsNetworking)
Quantrimang.com.vn


>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang