vncongnghe - Quý 1-2012, doanh số tivi trên toàn cầu giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tivi LCD lần đầu tiên sụt giảm trong lịch sử nhóm sản phẩm này.
Số liệu được công bố từ Hãng nghiên cứu thị trường NPD DisplaySearch cho thấy "bóng đen" suy thoái kinh tế vẫn chưa rời bỏ thị trường tivi trong quý đầu năm 2012. Thậm chí, thể hiện mức suy giảm lớn so với giai đoạn khủng hoảng của thị trường này vào quý 2-2009.
Doanh thu từ tivi LCD giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, và cũng là quý đầu tiên sụt giảm trong lịch sử phát triển nhóm sản phẩm này. Doanh số LCD đạt 43 triệu trên 51 triệu tivi bán ra trong quý đầu năm.
Kích cỡ trung bình màn hình tivi LCD tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011, lần đầu tiên vượt mốc 35-inch. Các tivi LCD dùng đèn nền LED chiếm 56% trên tổng số, tăng so với 51% trong quý 4-2011.
Thị trường tivi Plasma cũng không khả quan, thậm chí suy giảm đến 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tivi CRT đời cũ giảm 31%.
Trong khi đó, doanh số tivi 3D khởi sắc với mức tăng trưởng cùng kỳ đạt 14%. Các thị trường mới nổi có sức mua tivi 3D cao hơn so với các thị trường đã phát triển.
Trung Quốc là thị trường tiêu dùng tivi lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ 20% trên tổng doanh số tivi bán ra trên toàn cầu. Tuy vậy, doanh số bán ra tại thị trường đông dân nhất cũng sụt giảm 4% so với năm trước.
Thị trường có sức tiêu thụ lớn thứ hai là châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc), theo sau là Bắc Mỹ và Đông Âu.
Samsung nắm giữ vị trí đầu bảng hãng sản xuất tivi hàng đầu thế giới trong quý 1-2012 với 26% thị phần. LG đứng vị trí thứ hai với 14,6%.
Theo các chuyên gia phân tích, sức mua yếu do suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng và giá của các thành phần quan trọng như khung màn hình LCD vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2012.
TV OLED và cuộc chạy đua giữa các ông lớn
Hai hãng điện tử Hàn Quốc cùng đặt cược hàng tỉ đôla vào công nghệ hiển thị mới, hứa hẹn cho ra mắt các sản phẩm màn hình mỏng hơn so với hiện nay, cũng như gia tăng chất lượng hình ảnh sắc nét nhằm lôi kéo người tiêu dùng quay trở lại tivi trước sức cuốn hút từ smartphone và tablet.
Samsung và LG đều đã bắt đầu giới thiệu dòng TV OLED 55-inch cao cấp ra thị trường. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này vẫn còn rất đắt (hơn 9.000 USD), đắt gấp đôi so với giá thành TV 55-inch trên thị trường.
Hai hãng điện tử Nhật Bản Sony và Panasonic sau những bảng báo cáo kinh doanh thua lỗ đã có những bước đàm phán để tiến tới hợp tác phát triển sản xuất tivi OLED nhằm giảm giá thành sản xuất và tạo ra các sản phẩm mang tính cách tân.
Hãng DisplaySearch cũng đưa ra mức dự đoán giá tivi OLED 55-inch sẽ giảm vào khoảng 4.000 USD vào cuối năm 2013 và xuống mức 1.500 USD vào cuối năm 2015.
Đối với Samsung và LG, sự cạnh tranh giữa các hãng đối thủ đến từ Nhật Bản, Trung Quốc hay Đài Loan không phải là khó khăn lớn nhất. Sự chuyển dịch xu hướng và sở thích xem của người tiêu dùng mới là yếu tố quan trọng. Người tiêu dùng hiện đại thích tương tác, kết nối Internet, lướt web dễ dàng và những khả năng vượt ngoài chức năng cơ bản của tivi truyền thống. Smartphone và tablet đang đáp ứng rất tốt các nhu cầu này.
Thị trường tivi trên toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế - Ảnh: Forbes
Số liệu được công bố từ Hãng nghiên cứu thị trường NPD DisplaySearch cho thấy "bóng đen" suy thoái kinh tế vẫn chưa rời bỏ thị trường tivi trong quý đầu năm 2012. Thậm chí, thể hiện mức suy giảm lớn so với giai đoạn khủng hoảng của thị trường này vào quý 2-2009.
Doanh thu từ tivi LCD giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, và cũng là quý đầu tiên sụt giảm trong lịch sử phát triển nhóm sản phẩm này. Doanh số LCD đạt 43 triệu trên 51 triệu tivi bán ra trong quý đầu năm.
Kích cỡ trung bình màn hình tivi LCD tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011, lần đầu tiên vượt mốc 35-inch. Các tivi LCD dùng đèn nền LED chiếm 56% trên tổng số, tăng so với 51% trong quý 4-2011.
Thị trường tivi Plasma cũng không khả quan, thậm chí suy giảm đến 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tivi CRT đời cũ giảm 31%.
Trong khi đó, doanh số tivi 3D khởi sắc với mức tăng trưởng cùng kỳ đạt 14%. Các thị trường mới nổi có sức mua tivi 3D cao hơn so với các thị trường đã phát triển.
Công nghệ | Đơn vị | Tỉ lệ | Tăng trưởng cùng kỳ | Tăng trưởng theo năm |
LCD TV | 43.131.000 | 84,2% | -33% | -3% |
PDP TV | 2.982.000 | 5,8% | -43% | -18% |
OLED TV | 0 | 0% | -100% | -100% |
CRT TV | 5.084.000 | 9,9% | -8% | -31% |
RPTV | 25.000 | 0% | -22% | -44% |
Tổng cộng | 51.222.000 | 100% | -32% | -8% |
Doanh số tivi toàn cầu trong quý 1-2012 theo nhóm công nghệ - Nguồn: NPD DisplaySearch |
Thị trường có sức tiêu thụ lớn thứ hai là châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc), theo sau là Bắc Mỹ và Đông Âu.
Samsung nắm giữ vị trí đầu bảng hãng sản xuất tivi hàng đầu thế giới trong quý 1-2012 với 26% thị phần. LG đứng vị trí thứ hai với 14,6%.
Theo các chuyên gia phân tích, sức mua yếu do suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng và giá của các thành phần quan trọng như khung màn hình LCD vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2012.
TV OLED và cuộc chạy đua giữa các ông lớn
Hai hãng điện tử Hàn Quốc cùng đặt cược hàng tỉ đôla vào công nghệ hiển thị mới, hứa hẹn cho ra mắt các sản phẩm màn hình mỏng hơn so với hiện nay, cũng như gia tăng chất lượng hình ảnh sắc nét nhằm lôi kéo người tiêu dùng quay trở lại tivi trước sức cuốn hút từ smartphone và tablet.
Dòng TV OLED thương mại đầu tiên được Samsung
giới thiệu ra thị trường vào đầu năm nay - Ảnh: Internet
Samsung và LG đều đã bắt đầu giới thiệu dòng TV OLED 55-inch cao cấp ra thị trường. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này vẫn còn rất đắt (hơn 9.000 USD), đắt gấp đôi so với giá thành TV 55-inch trên thị trường.
Hai hãng điện tử Nhật Bản Sony và Panasonic sau những bảng báo cáo kinh doanh thua lỗ đã có những bước đàm phán để tiến tới hợp tác phát triển sản xuất tivi OLED nhằm giảm giá thành sản xuất và tạo ra các sản phẩm mang tính cách tân.
Hãng DisplaySearch cũng đưa ra mức dự đoán giá tivi OLED 55-inch sẽ giảm vào khoảng 4.000 USD vào cuối năm 2013 và xuống mức 1.500 USD vào cuối năm 2015.
Đối với Samsung và LG, sự cạnh tranh giữa các hãng đối thủ đến từ Nhật Bản, Trung Quốc hay Đài Loan không phải là khó khăn lớn nhất. Sự chuyển dịch xu hướng và sở thích xem của người tiêu dùng mới là yếu tố quan trọng. Người tiêu dùng hiện đại thích tương tác, kết nối Internet, lướt web dễ dàng và những khả năng vượt ngoài chức năng cơ bản của tivi truyền thống. Smartphone và tablet đang đáp ứng rất tốt các nhu cầu này.
THANH TRỰC
Theo Tuổi Trẻ
In bài này