vncongnghe - Báo giấy đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do sự phát triển thần tốc của Internet, nhưng nhiều người tin rằng, nó sẽ không bao giờ “chết”.
Vấn đề doanh thu
Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Mỹ, quảng cáo chiếm 80% doanh thu của các tờ báo giấy hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất chuyển hướng sang quảng cáo trực tuyến vừa hiệu quả, chi phí thấp đã và đang khiến các tờ báo lớn này điêu đứng.
Không khó để nhận ra, các hình thức quảng cáo sơ sài trên báo giấy khó có cửa cạnh tranh với những đoạn quảng cáo trực quan, sinh động được thực hiện bài bản bởi các chuyên gia web trên báo điện tử, mạng xã hội và những trang rao vặt tiện dụng.
Hậu quả tất yếu của xu hướng này, kết hợp với sự suy yếu của nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, khiến doanh thu từ quảng cáo của các tờ nhật báo giảm xấp xỉ 50% kể từ năm 2005 đến nay. Trên thực tế, mọi hình thức quảng cáo trên thế giới đều ghi nhận doanh thu sụt giảm ngoại trừ quảng cáo qua mạng, tính từ năm 2009 đến nay.
Thói quen của độc giả thay đổi
Mua một tờ báo vào sáng sớm, nhâm nhi ly cà phê nóng và ngồi cập nhật thông tin là một hình ảnh quen thuộc của người dân những năm 2000 đổ về trước, nhưng hiện tại, xu hướng đang dần thay đổi.
Cuộc sống nhanh và gấp gáp với khối lượng công việc khổng lồ đang dần “giết chết” thói quen đọc báo của nhiều người. Thay vào đó, họ tìm đến báo mạng như một cách cập nhật tin tức tối ưu. Với lợi thế không thể phủ nhận là việc cập nhật tin tức nhanh, mang tính thời sự cao, thông tin đa chiều và sự linh động, báo mạng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí mà độc giả hiện đại cần.
Báo giấy liệu có 'chết'?
Thật khó để đưa ra một dự đoán chính xác, nhưng nhiều người tin rằng, báo giấy sẽ vẫn có chỗ đứng của nó, mặc cho báo điện tử có phát triển mạnh mẽ đến đâu. Đầu tiên phải kể đến tính thương hiệu. Trước khi báo điện tử phát triển, báo giấy đã tạo được chỗ đứng vững chắc và không ít người vẫn tỏ ra trung thành với lựa chọn của mình.
Ngành in ấn với lịch sử hơn 500 năm tồn tại và phát triển tất phải có những chân lý của riêng nó, tạo ra những thói quen và quan niệm khó thay thế trong lòng người đọc. Thêm nữa, nhiều người vẫn thích đọc báo giấy vì nó “thân thiện” hơn, bởi có thể cầm nắm được.
Không cạnh tranh được với báo điện tử về tốc độ cập nhật thông tin và tính đa phương tiện, báo giấy đang dần có những thay đổi rõ rệt, tập trung vào phát triển những bài bình luận, nhận định chuyên sâu, gợi ra nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về con người và cuộc sống.
Sau báo điện tử sẽ là…
Lịch sử báo chí cho thấy, sự hình thành và phát triển của các loại hình báo chí luôn gắn liền với những phát minh công nghệ. Những tờ báo đầu tiên ra đời ở thế kỷ XVI sau khi máy in xuất hiện. Đến thế kỷ XIX, thuật ngữ "phát thanh" ra đời khi mà radio thịnh hành. Cùng với đó, báo hình ra mắt không lâu sau thời điểm TV được phát minh.
Đến giai đoạn cuối thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến sự phát triển “điên cuồng” của Internet, thúc đẩy sự ra đời của báo điện tử. Do đó, nếu muốn chứng kiến một hình thức báo mới ra đời, độc giả nhiều khả năng sẽ phải chờ một phát minh vĩ đại tương tự.
Trước mắt, nhiều chuyên gia nhận định rằng, mạng xã hội có thể sẽ là bước phát triển tiếp theo của báo mạng. Khi trình độ nhận thức của con người lên cao, người ta không chỉ muốn cập nhật thông tin đơn thuần mà còn muốn tiếp nhận một cách đa chiều và tìm đến những nhóm người có chung sở thích, chung nhận định để bàn luận, tìm hiểu cả những thông tin “không chính thống”. Và mạng xã hội đủ sức đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu đó.
Internet đe dọa đến sự tồn tại của báo giấy.
Vấn đề doanh thu
Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Mỹ, quảng cáo chiếm 80% doanh thu của các tờ báo giấy hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất chuyển hướng sang quảng cáo trực tuyến vừa hiệu quả, chi phí thấp đã và đang khiến các tờ báo lớn này điêu đứng.
Không khó để nhận ra, các hình thức quảng cáo sơ sài trên báo giấy khó có cửa cạnh tranh với những đoạn quảng cáo trực quan, sinh động được thực hiện bài bản bởi các chuyên gia web trên báo điện tử, mạng xã hội và những trang rao vặt tiện dụng.
Hậu quả tất yếu của xu hướng này, kết hợp với sự suy yếu của nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, khiến doanh thu từ quảng cáo của các tờ nhật báo giảm xấp xỉ 50% kể từ năm 2005 đến nay. Trên thực tế, mọi hình thức quảng cáo trên thế giới đều ghi nhận doanh thu sụt giảm ngoại trừ quảng cáo qua mạng, tính từ năm 2009 đến nay.
Thói quen của độc giả thay đổi
Mua một tờ báo vào sáng sớm, nhâm nhi ly cà phê nóng và ngồi cập nhật thông tin là một hình ảnh quen thuộc của người dân những năm 2000 đổ về trước, nhưng hiện tại, xu hướng đang dần thay đổi.
Cuộc sống nhanh và gấp gáp với khối lượng công việc khổng lồ đang dần “giết chết” thói quen đọc báo của nhiều người. Thay vào đó, họ tìm đến báo mạng như một cách cập nhật tin tức tối ưu. Với lợi thế không thể phủ nhận là việc cập nhật tin tức nhanh, mang tính thời sự cao, thông tin đa chiều và sự linh động, báo mạng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí mà độc giả hiện đại cần.
Báo giấy liệu có 'chết'?
Báo giấy sẽ vẫn có chỗ đứng nhất định, theo nhận xét của nhiều người.
Thật khó để đưa ra một dự đoán chính xác, nhưng nhiều người tin rằng, báo giấy sẽ vẫn có chỗ đứng của nó, mặc cho báo điện tử có phát triển mạnh mẽ đến đâu. Đầu tiên phải kể đến tính thương hiệu. Trước khi báo điện tử phát triển, báo giấy đã tạo được chỗ đứng vững chắc và không ít người vẫn tỏ ra trung thành với lựa chọn của mình.
Ngành in ấn với lịch sử hơn 500 năm tồn tại và phát triển tất phải có những chân lý của riêng nó, tạo ra những thói quen và quan niệm khó thay thế trong lòng người đọc. Thêm nữa, nhiều người vẫn thích đọc báo giấy vì nó “thân thiện” hơn, bởi có thể cầm nắm được.
Không cạnh tranh được với báo điện tử về tốc độ cập nhật thông tin và tính đa phương tiện, báo giấy đang dần có những thay đổi rõ rệt, tập trung vào phát triển những bài bình luận, nhận định chuyên sâu, gợi ra nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về con người và cuộc sống.
Sau báo điện tử sẽ là…
Lịch sử báo chí cho thấy, sự hình thành và phát triển của các loại hình báo chí luôn gắn liền với những phát minh công nghệ. Những tờ báo đầu tiên ra đời ở thế kỷ XVI sau khi máy in xuất hiện. Đến thế kỷ XIX, thuật ngữ "phát thanh" ra đời khi mà radio thịnh hành. Cùng với đó, báo hình ra mắt không lâu sau thời điểm TV được phát minh.
Đến giai đoạn cuối thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến sự phát triển “điên cuồng” của Internet, thúc đẩy sự ra đời của báo điện tử. Do đó, nếu muốn chứng kiến một hình thức báo mới ra đời, độc giả nhiều khả năng sẽ phải chờ một phát minh vĩ đại tương tự.
Trước mắt, nhiều chuyên gia nhận định rằng, mạng xã hội có thể sẽ là bước phát triển tiếp theo của báo mạng. Khi trình độ nhận thức của con người lên cao, người ta không chỉ muốn cập nhật thông tin đơn thuần mà còn muốn tiếp nhận một cách đa chiều và tìm đến những nhóm người có chung sở thích, chung nhận định để bàn luận, tìm hiểu cả những thông tin “không chính thống”. Và mạng xã hội đủ sức đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu đó.
Theo Infonet / Vietnamnet
In bài này