vncongnghe - Hai lễ công bố đặc biệt cùng diễn ra vào cuối tháng 6/2012 của Microsoft và Google đã hình thành bộ tứ quyền lực trên thị trường máy tính bảng gồm iPad, Kindle Fire, Surface và Nexus 7.
Cơn sốt máy tính bảng được Apple mở ra đầu năm 2010 trở thành nỗi thất vọng khi sau gần 2 năm, các nhà sản xuất vẫn chưa thể cho ra đời một sản phẩm đủ sức tạo nên cuộc đua song mã, tam mã với iPad. Giới phân tích không nhìn thấy cuộc cạnh tranh thực sự trong mảng máy tính bảng mà họ có cảm giác các hãng chỉ như đang "thử nghiệm", "tập dượt" chứ chưa thực sự biết mình phải làm gì.
Khi Amazon quyết định giới thiệu tablet, nhiều người cho rằng họ sẽ rơi vào cảnh "trâu chậm uống nước đục" vì iPad đã tung hoành được gần 2 năm. Nhưng Kindle Fire đã nhanh chóng trở thành máy tính bảng Android hot nhất trên thị trường dù nó không hẳn là một thiết bị có kiểu dáng đẹp. Có hai nguyên nhân chính cho sự thành công của sản phẩm. Thứ nhất, Amazon không cố tạo ra một sản phẩm đối đầu trực tiếp với Apple như Motorola, Samsung... mà hướng đến thị trường bình dân. Tuy nhiên, Kindle Fire không phải tablet giá rẻ đầu tiên xuất hiện, nhưng nó lại thu hút sự chú ý nhất. Đó là nhờ nguyên nhân thứ hai mà CEO Jeff Bezos đã chỉ ra: "Các hãng không thành công vì họ chỉ cố tạo ra tablet. Họ không tạo ra dịch vụ". Amazon nắm trong tay thứ mà các nhà sản xuất khác đều hiểu là họ cần phải thực hiện nhưng lại không dễ xây dựng: nội dung đủ lớn để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh xung quanh thiết bị (giống như iPad với App Store).
Bài học thành công của Apple và Amazon khiến người ta hiểu rằng, nếu các công ty phần cứng như Acer, Asus, HTC... không tự phát triển được kho ứng dụng đủ mạnh, họ sẽ rất khó tạo sự đột phá. Ưu thế lúc này lại thuộc về các hãng đã có sẵn một nền tảng nội dung - người dùng lớn và nhiệm vụ của họ là sản xuất thiết bị tương thích và phù hợp nền tảng đó. Ngoài Apple và Amazon, những công ty như vậy có thể kể đến là Microsoft, Google và Facebook.
Ngày 18/6, Microsoft thực hiện một bước đi gây ngỡ ngàng nhưng được giới công nghệ đánh giá là khôn ngoan và hợp lý: họ "vượt mặt" đối tác phần cứng để cho ra đời Surface - máy tính bảng "sinh ra để dành cho Windows 8". Surface không chỉ đánh dấu sự thay đổi mô hình kinh doanh của Microsoft mà còn có nhiệm vụ "lấp chỗ trống" trên thị trường tablet. iPad và hàng loạt máy tính bảng khác có thể đã hỗ trợ người sử dụng trong nhiều công việc nhất định, nhưng nhìn chung chúng vẫn chỉ là những thiết bị giải trí. Trong khi đó, Surface đáp ứng được cả 2 nhu cầu này nhờ được trang bị hệ điều hành Windows 8, chip máy tính Ivy Bridge và bộ vỏ kiêm bàn phím cứng. Giới phân tích nhận định, chỉ cần mức giá hợp lý (dưới 1.200 USD, tương đương ultrabook hiện nay), Surface sẽ chiếm được vị trí cao.
Tiếp đó, ngày 27/6, đến lượt Google trình làng Nexus 7 đánh vào phân khúc giá rẻ mà Kindle Fire đang làm mưa làm gió. Cả hai cùng có mức giá 200 USD và bộ nhớ 8 GB nhưng sản phẩm của hãng dịch vụ tìm kiếm mạnh mẽ hơn với chip lõi tứ và hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean. Tuy nhiên, Kindle Fire ra đời từ cách đây đã gần một năm nên giới quan sát đang chờ Amazon tung ra tablet thế hệ hai (dự kiến là vào tháng 7) để có thể đưa ra những nhận định khách quan nhất.
Mỗi sản phẩm hướng đến những mục tiêu khác nhau với cấu hình khác nhau nên khó có thể đặt lên bàn cân so sánh hơn kém. Chỉ có người sử dụng, với nhu cầu và túi tiền cụ thể, mới biết họ thích thiết bị nào hơn. Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Apple - Google - Microsoft - Amazon không đơn giản là cuộc chiến về tablet mà còn là cuộc chiến nền tảng. Điều này khiến thị trường máy tính bảng trở nên khó đoán và hấp dẫn hơn hẳn những gì đã diễn ra trong hơn 2 năm qua.
Cơn sốt máy tính bảng được Apple mở ra đầu năm 2010 trở thành nỗi thất vọng khi sau gần 2 năm, các nhà sản xuất vẫn chưa thể cho ra đời một sản phẩm đủ sức tạo nên cuộc đua song mã, tam mã với iPad. Giới phân tích không nhìn thấy cuộc cạnh tranh thực sự trong mảng máy tính bảng mà họ có cảm giác các hãng chỉ như đang "thử nghiệm", "tập dượt" chứ chưa thực sự biết mình phải làm gì.
Kindle Fire thành công nhờ giá rẻ và hệ sinh thái thiết bị - nội dung - dịch vụ hoàn thiện.
Khi Amazon quyết định giới thiệu tablet, nhiều người cho rằng họ sẽ rơi vào cảnh "trâu chậm uống nước đục" vì iPad đã tung hoành được gần 2 năm. Nhưng Kindle Fire đã nhanh chóng trở thành máy tính bảng Android hot nhất trên thị trường dù nó không hẳn là một thiết bị có kiểu dáng đẹp. Có hai nguyên nhân chính cho sự thành công của sản phẩm. Thứ nhất, Amazon không cố tạo ra một sản phẩm đối đầu trực tiếp với Apple như Motorola, Samsung... mà hướng đến thị trường bình dân. Tuy nhiên, Kindle Fire không phải tablet giá rẻ đầu tiên xuất hiện, nhưng nó lại thu hút sự chú ý nhất. Đó là nhờ nguyên nhân thứ hai mà CEO Jeff Bezos đã chỉ ra: "Các hãng không thành công vì họ chỉ cố tạo ra tablet. Họ không tạo ra dịch vụ". Amazon nắm trong tay thứ mà các nhà sản xuất khác đều hiểu là họ cần phải thực hiện nhưng lại không dễ xây dựng: nội dung đủ lớn để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh xung quanh thiết bị (giống như iPad với App Store).
Bài học thành công của Apple và Amazon khiến người ta hiểu rằng, nếu các công ty phần cứng như Acer, Asus, HTC... không tự phát triển được kho ứng dụng đủ mạnh, họ sẽ rất khó tạo sự đột phá. Ưu thế lúc này lại thuộc về các hãng đã có sẵn một nền tảng nội dung - người dùng lớn và nhiệm vụ của họ là sản xuất thiết bị tương thích và phù hợp nền tảng đó. Ngoài Apple và Amazon, những công ty như vậy có thể kể đến là Microsoft, Google và Facebook.
Microsoft Surface sẽ đưa tablet thâm nhập vào môi trường doanh nghiệp.
Ngày 18/6, Microsoft thực hiện một bước đi gây ngỡ ngàng nhưng được giới công nghệ đánh giá là khôn ngoan và hợp lý: họ "vượt mặt" đối tác phần cứng để cho ra đời Surface - máy tính bảng "sinh ra để dành cho Windows 8". Surface không chỉ đánh dấu sự thay đổi mô hình kinh doanh của Microsoft mà còn có nhiệm vụ "lấp chỗ trống" trên thị trường tablet. iPad và hàng loạt máy tính bảng khác có thể đã hỗ trợ người sử dụng trong nhiều công việc nhất định, nhưng nhìn chung chúng vẫn chỉ là những thiết bị giải trí. Trong khi đó, Surface đáp ứng được cả 2 nhu cầu này nhờ được trang bị hệ điều hành Windows 8, chip máy tính Ivy Bridge và bộ vỏ kiêm bàn phím cứng. Giới phân tích nhận định, chỉ cần mức giá hợp lý (dưới 1.200 USD, tương đương ultrabook hiện nay), Surface sẽ chiếm được vị trí cao.
Google Nexus 7 có đủ các phẩm chất để thành công như Kindle Fire.
Tiếp đó, ngày 27/6, đến lượt Google trình làng Nexus 7 đánh vào phân khúc giá rẻ mà Kindle Fire đang làm mưa làm gió. Cả hai cùng có mức giá 200 USD và bộ nhớ 8 GB nhưng sản phẩm của hãng dịch vụ tìm kiếm mạnh mẽ hơn với chip lõi tứ và hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean. Tuy nhiên, Kindle Fire ra đời từ cách đây đã gần một năm nên giới quan sát đang chờ Amazon tung ra tablet thế hệ hai (dự kiến là vào tháng 7) để có thể đưa ra những nhận định khách quan nhất.
Nhiều đối thủ tiềm năng đã xuất hiện nhưng vẫn cần thời gian
để khẳng định, và trong lúc đó iPad vẫn chiến thắng tuyệt đối.
Mỗi sản phẩm hướng đến những mục tiêu khác nhau với cấu hình khác nhau nên khó có thể đặt lên bàn cân so sánh hơn kém. Chỉ có người sử dụng, với nhu cầu và túi tiền cụ thể, mới biết họ thích thiết bị nào hơn. Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Apple - Google - Microsoft - Amazon không đơn giản là cuộc chiến về tablet mà còn là cuộc chiến nền tảng. Điều này khiến thị trường máy tính bảng trở nên khó đoán và hấp dẫn hơn hẳn những gì đã diễn ra trong hơn 2 năm qua.
Châu An
Theo vnexpress.net
In bài này