vncongnghe - Ứng dụng di động WeChat, một trong những ứng dụng giao tiếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, có thể khiến người dùng bị nguy hiểm thực sự và là công cụ được ưa thích của bọn tội phạm.
Nguy hiểm cho người sử dụng
WeChat (hay còn có tên gọi Weixin tại Trung Quốc) là ứng dụng di động cho phép người dùng chat bằng video, âm thanh hoặc văn bản trực tiếp trên smartphone… và hoạt động dưới dạng một cộng đồng như mạng xã hội. Đây là một ứng dụng của Tencent, một trong những hãng phần mềm lớn nhất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức độ an toàn của ứng dụng di động này đang bị đặt ra một dấu chấm hỏi khi nó đang được tội phạm sử dụng để gây ra tội ác, gây nguy hại thực sự cho người sử dụng, chứ không chỉ đơn giản là việc đánh cắp thông tin trên thiết bị.
Cụ thể, WeChat, hoạt động trên cả nền tảng Android lẫn iOS được trang bị tính năng “Look Around”, cho phép những người sử dụng khác dễ dàng nhận biết được những ai sử dụng WeChat ở gần vị trí của mình. Điều này cho phép những tên tội phạm có thể ngay lập tức xác định và liên hệ với nạn nhân để thực hiện tội phạm dễ dàng hơn.
Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, tòa án địa phương ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết án một người đàn ông họ Cao, 32 tuổi, 8 năm và 6 tháng tù vì tội danh hãm hiếp phụ nữ.
Được biết, y đã sử dụng WeChat để làm quen với những cô gái trẻ ở thành phố Ningbo, sau đó nhờ đến tính năng “Look Aroud” trên ứng dụng này để xác định vị trí của họ. Sau khi đã đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, Cao đã chở những cô gái trẻ này đến những nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi tội ác của mình. Cao thừa nhận đã hãm hiếp 7 cô gái trẻ bằng thủ đoạn của mình.
Trong khi đó, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, họ đã nhận được báo cáo về 20 trường hợp trộm cắp và lừa đảo liên quan đến ứng dụng WeChat.
Một trong những lý do chính khiến WeChat là công cụ yêu thích của tội phạm là “nhờ” tính năng “Message in a bottle” (thông điệp trong chai), cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn đến những người dùng bất kỳ khác đang sử dụng WeChat, dựa vào những thông tin này, những tên tội phạm càng có thể cơ sở để thực hiện hành vi tội ác của mình.
Với việc sử dụng công cụ di động phục vụ cho tội ác, một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai? Từ sự bất cẩn của người dùng hay từ các nhà cung cấp ứng dụng, khi không quản lý được các tính năng trên sản phẩm của mình cung cấp?
Theo một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi trang mạng iFeng của Trung Quốc, có đến 42% số người tham gia khảo sát (trong tổng số 31.742 người) cho rằng Tencent, “cha đẻ” của WeChat phải chịu trách nhiệm cho việc ứng dụng của mình bị tội phạm lợi dụng.
“Mặc dù có những thiết lập tùy chọn trên WeChat, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ”, Chen Qifeng, một nhân viên văn phòng ở Thượng Hải cho biết. “Càng nhiều tính năng được trang bị, càng khiến cho người dùng cảm thấy bối rối khi thiết lập các tùy chọn của ứng dụng”.
Trong khi đó, Xia Jiapin, một luật sư ở Bắc Kinh thì cho rằng Tencent cần phải cảnh báo người dùng một số nguy hiểm tiềm năng mà một số chức năng có thể gây ra khi sử dụng.
Tuy nhiên, hiện tại Tencent chưa lên tiếng về việc có kế hoạch nâng cấp hay cập nhật các biện pháp an toàn để bảo vệ người sử dụng hay không.
Ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Giống như dịch vụ web lớn tại Trung Quốc như Baidu, Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, WeChat đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng di động phổ biến nhất và được nhiều trang báo cũng như các diễn đàn quảng cáo rầm rộ.
Đáng chú ý, ngay cả các “ngôi sao thần tượng tuổi teen” cũng không tiếc lời ca ngợi ứng dụng di động này trên các trang cá nhân của mình, điều này càng khiến cho WeChat nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, WeChat là một trong những ứng dụng di dộng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, trên cả nền tảng iOS lẫn Android.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp phạm tội nào tương tự như ở Trung Quốc, tuy nhiên khó có thể nói trước rằng những tội phạm không lợi dụng những ứng dụng di động này để gây nên hành vi tội ác của mình, nhất là khi Tencent vẫn đang còn khá thờ ơ với việc cảnh báo và cập nhật các biện pháp bảo vệ hợp lý. Hơn ai hết, người sử dụng cần phải cảnh giác và tự bảo vệ cho chính mình.
“Look Around” là tính năng được tội phạm
lợi dụng để xác định vị trí các nạn nhân tiềm năng
Nguy hiểm cho người sử dụng
WeChat (hay còn có tên gọi Weixin tại Trung Quốc) là ứng dụng di động cho phép người dùng chat bằng video, âm thanh hoặc văn bản trực tiếp trên smartphone… và hoạt động dưới dạng một cộng đồng như mạng xã hội. Đây là một ứng dụng của Tencent, một trong những hãng phần mềm lớn nhất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức độ an toàn của ứng dụng di động này đang bị đặt ra một dấu chấm hỏi khi nó đang được tội phạm sử dụng để gây ra tội ác, gây nguy hại thực sự cho người sử dụng, chứ không chỉ đơn giản là việc đánh cắp thông tin trên thiết bị.
Cụ thể, WeChat, hoạt động trên cả nền tảng Android lẫn iOS được trang bị tính năng “Look Around”, cho phép những người sử dụng khác dễ dàng nhận biết được những ai sử dụng WeChat ở gần vị trí của mình. Điều này cho phép những tên tội phạm có thể ngay lập tức xác định và liên hệ với nạn nhân để thực hiện tội phạm dễ dàng hơn.
Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, tòa án địa phương ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết án một người đàn ông họ Cao, 32 tuổi, 8 năm và 6 tháng tù vì tội danh hãm hiếp phụ nữ.
Được biết, y đã sử dụng WeChat để làm quen với những cô gái trẻ ở thành phố Ningbo, sau đó nhờ đến tính năng “Look Aroud” trên ứng dụng này để xác định vị trí của họ. Sau khi đã đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, Cao đã chở những cô gái trẻ này đến những nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi tội ác của mình. Cao thừa nhận đã hãm hiếp 7 cô gái trẻ bằng thủ đoạn của mình.
Trong khi đó, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, họ đã nhận được báo cáo về 20 trường hợp trộm cắp và lừa đảo liên quan đến ứng dụng WeChat.
Một trong những lý do chính khiến WeChat là công cụ yêu thích của tội phạm là “nhờ” tính năng “Message in a bottle” (thông điệp trong chai), cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn đến những người dùng bất kỳ khác đang sử dụng WeChat, dựa vào những thông tin này, những tên tội phạm càng có thể cơ sở để thực hiện hành vi tội ác của mình.
Với việc sử dụng công cụ di động phục vụ cho tội ác, một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai? Từ sự bất cẩn của người dùng hay từ các nhà cung cấp ứng dụng, khi không quản lý được các tính năng trên sản phẩm của mình cung cấp?
Theo một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi trang mạng iFeng của Trung Quốc, có đến 42% số người tham gia khảo sát (trong tổng số 31.742 người) cho rằng Tencent, “cha đẻ” của WeChat phải chịu trách nhiệm cho việc ứng dụng của mình bị tội phạm lợi dụng.
“Mặc dù có những thiết lập tùy chọn trên WeChat, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ”, Chen Qifeng, một nhân viên văn phòng ở Thượng Hải cho biết. “Càng nhiều tính năng được trang bị, càng khiến cho người dùng cảm thấy bối rối khi thiết lập các tùy chọn của ứng dụng”.
Trong khi đó, Xia Jiapin, một luật sư ở Bắc Kinh thì cho rằng Tencent cần phải cảnh báo người dùng một số nguy hiểm tiềm năng mà một số chức năng có thể gây ra khi sử dụng.
Tuy nhiên, hiện tại Tencent chưa lên tiếng về việc có kế hoạch nâng cấp hay cập nhật các biện pháp an toàn để bảo vệ người sử dụng hay không.
Ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Giống như dịch vụ web lớn tại Trung Quốc như Baidu, Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó.
WeChat đang trở nên rất phổ biến trong cộng đồng người sử dụng di động Việt Nam
Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, WeChat đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng di động phổ biến nhất và được nhiều trang báo cũng như các diễn đàn quảng cáo rầm rộ.
Đáng chú ý, ngay cả các “ngôi sao thần tượng tuổi teen” cũng không tiếc lời ca ngợi ứng dụng di động này trên các trang cá nhân của mình, điều này càng khiến cho WeChat nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, WeChat là một trong những ứng dụng di dộng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, trên cả nền tảng iOS lẫn Android.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp phạm tội nào tương tự như ở Trung Quốc, tuy nhiên khó có thể nói trước rằng những tội phạm không lợi dụng những ứng dụng di động này để gây nên hành vi tội ác của mình, nhất là khi Tencent vẫn đang còn khá thờ ơ với việc cảnh báo và cập nhật các biện pháp bảo vệ hợp lý. Hơn ai hết, người sử dụng cần phải cảnh giác và tự bảo vệ cho chính mình.
abcviet (theo dantri.com.vn / Xaluan.com)
In bài này