VNC - Hãng truyền thông "The Times" của Ấn Độ ngày 25/9 đưa tin nước này sẽ phóng vệ tinh viễn thông tự chế nặng nhất mang tên GSAT-10 từ căn cứ phóng Kourou tại Guyan, Pháp vào cuối tháng Chín này.
Vệ tinh GSAT-10 nặng 3400 kg, được sản xuất bởi Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), với một trong số các động cơ làm lạnh có nguồn gốc từ Nga.
Phát ngôn viên của ISRO công bố vệ tinh này sẽ được phóng vào lúc 02:48 (giờ địa phương) ngày 29/9 tới. GSAT-10 sẽ thực hiện chuyến "du lịch" không gian tương tự vệ tinh ASTRA-2F phóng bởi công ty dịch vụ vệ tinh toàn cầu SES.
Theo dự kiến, khoảng 31 phút sau khi cất cánh, GSAT-10 sẽ được đặt vào trong một quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh với một điểm cận địa 250 km và một đỉnh cao khoảng 36.000 km.
GSAT-10 dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 11/2012 và có tuổi thọ hoạt động liên tục trong vòng 15 năm. Vệ tinh này sẽ được bố trí ở Vị trí quỹ đạo 83 độ Đông gắn với cùng với INSAT-4A và GSAT-12.
Ấn Độ bắt đầu khởi động chương trình không gian của mình vào năm 1963 và đang nỗ lực phát triển các vệ tinh viễn thông riêng để tránh sự phụ thuộc vào các nước khác trên thế giới./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Vệ tinh GSAT-10 nặng 3400 kg, được sản xuất bởi Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), với một trong số các động cơ làm lạnh có nguồn gốc từ Nga.
Phát ngôn viên của ISRO công bố vệ tinh này sẽ được phóng vào lúc 02:48 (giờ địa phương) ngày 29/9 tới. GSAT-10 sẽ thực hiện chuyến "du lịch" không gian tương tự vệ tinh ASTRA-2F phóng bởi công ty dịch vụ vệ tinh toàn cầu SES.
Theo dự kiến, khoảng 31 phút sau khi cất cánh, GSAT-10 sẽ được đặt vào trong một quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh với một điểm cận địa 250 km và một đỉnh cao khoảng 36.000 km.
GSAT-10 dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 11/2012 và có tuổi thọ hoạt động liên tục trong vòng 15 năm. Vệ tinh này sẽ được bố trí ở Vị trí quỹ đạo 83 độ Đông gắn với cùng với INSAT-4A và GSAT-12.
Ấn Độ bắt đầu khởi động chương trình không gian của mình vào năm 1963 và đang nỗ lực phát triển các vệ tinh viễn thông riêng để tránh sự phụ thuộc vào các nước khác trên thế giới./.
Thạch Thảo (Vietnam+)
In bài này