XEM ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ GIÁ
VNC - Nhỏ gọn, thiết kế dựa trên nhân đồ họa GK104 và lược bỏ một số thành phần linh kiện, nhưng hiệu năng Zotac GeForce GTX 660 AMP! Edition không hề kém cạnh so với dòng card đồ họa GTX 670 nhờ GPU và RAM được ép xung sẵn khá cao.
THIẾT KẾ
Thiết kế của Zotac GeForce GTX 660 Ti AMP! Edition dựa trên GPU GeForce GTX 660 Ti, “tân binh” dòng GeForce 600 vừa được NVIDIA chính thức giới thiệu đến người dùng vào trung tuần tháng Tám vừa qua.
Tương tự hai mẫu GPU cao cấp là GeForce GTX 680 và 670, GTX 660 Ti cũng sử dụng nhân đồ họa GK104 nhưng được lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn. GTX 660 Ti cũng có tổng cộng 1344 nhân CUDA được bố trí thành 4 cụm xử lý đồ họa (Graphics Processing Cluster - GPC) cùng chia sẻ bộ nhớ đệm cấp 2 (L2 cache); trong đó GPC thứ tư chỉ có 1 SMX như GTX 670 và ít hơn 192 nhân CUDA so với GTX 680.
Bên cạnh đó, số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và số memory controller của GeForce GTX 660 Ti cũng ít hơn so với GTX 670 và 680. Điều này thể hiện rõ qua những thông số kỹ thuật của GeForce GTX 660 Ti. Cụ thể, GTX 660 Ti chỉ có 24 đơn vị ROP, cache L2 dung lượng 384 KB và độ rộng băng thông bộ nhớ 192 bit. Tham khảo chi tiết trong bảng so sánh bên dưới.
GTX 660 Ti cũng sử dụng nhân đồ họa GK104 nhưng số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và memory controller ít hơn so với GTX 670 và 680.
Tương tự hai mẫu GPU cao cấp là GeForce GTX 680 và 670, GTX 660 Ti cũng sử dụng nhân đồ họa GK104 nhưng được lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn. GTX 660 Ti cũng có tổng cộng 1344 nhân CUDA được bố trí thành 4 cụm xử lý đồ họa (Graphics Processing Cluster - GPC) cùng chia sẻ bộ nhớ đệm cấp 2 (L2 cache); trong đó GPC thứ tư chỉ có 1 SMX như GTX 670 và ít hơn 192 nhân CUDA so với GTX 680.
Bên cạnh đó, số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và số memory controller của GeForce GTX 660 Ti cũng ít hơn so với GTX 670 và 680. Điều này thể hiện rõ qua những thông số kỹ thuật của GeForce GTX 660 Ti. Cụ thể, GTX 660 Ti chỉ có 24 đơn vị ROP, cache L2 dung lượng 384 KB và độ rộng băng thông bộ nhớ 192 bit. Tham khảo chi tiết trong bảng so sánh bên dưới.
Thuộc dòng card đồ họa được nhà sản xuất ép xung sẵn, Zotac 660 Ti AMP sẽ cần đến 2 đường cấp nguồn +12V PCIe 6 chân với tổng công suất tối thiểu đạt mức 24A (tương đương 288W) và bộ nguồn 450W hoặc cao hơn.
Với kích thước 19x11,1x3,9 cm và nặng khoảng 460g (không kể phụ kiện đi kèm), Zotac 660 Ti AMP trông nhỏ gọn hơn nhiều so với Zotac 670 AMP.
Hệ thống tản nhiệt cũng đơn giản hơn với 3 heatpipe bằng đồng nằm gọn bên trong lớp bo mạch (PCB).
THỬ NGHIỆM
Để đánh giá sức mạnh của card đồ họa GeForce GTX 660 Ti AMP! Edition, Test Lab sử dụng cấu hình thử nghiệm được xây dựng trên nền tảng BMC chipset Z77, HĐH Windows 7 Ultimate 64 bit SP1 và trình điều khiển (driver) GeForce 301.42 của NVIDIA. Các phép thử đồ họa gồm CineBench R11.5, 3DMark 11, Heaven Benchmark v3.0 cùng một số game DirectX 11 là DiRT 3, Alien vs. Predator 1.03 và Crysis 2. Kết quả các phép thử được chạy ở độ phân giải HD 720p (1280x720) và full HD 1080p (1920x1080).
Với công cụ Cinebench R11.5 (64 bit), cấu hình thử nghiệm đạt 57,37 fps (khung hình/giây) ở phép thử đồ họa OpenGL.
Trong thử nghiệm khả năng xử lý đa luồng của BXL và card đồ họa dựa trên công cụ 3DMark 11, Zotac 660 Ti AMP đạt 8.301 điểm ở chế độ performance, độ phân giải 1280x720 và đạt 2.791 điểm chế độ extreme, độ phân giải 1920x1080. So với mẫu card đồ họa cùng dòng Zotac 670 AMP thì kết quả thử nghiệm thấp hơn lần lượt là 5,51% và 11,54%.
Với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa có khá nhiều nét tương đồng với 3DMark 11 nhưng chủ yếu nhấn mạnh công nghệ tessellation; một trong những công nghệ nổi bật trong thư viện đồ họa DirectX 11, số khung hình/giây của Zotac 660 Ti AMP vẫn cao hơn mức chuẩn 30 fps khoảng 23,67% cả ở chế độ Ultra với thiết lập đồ họa cao nhất (tessellation: extreme, shaders: high, 8xAA và 16xAF).
Nhiệt độ, công suất tiêu thụ
Để kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm, Test Lab sử dụng tiện ích MSI Afterburner với phép giả lập đồ họa “hạng nặng” MSI Kombustor dựa trên thư viện OpenGL. Nhiệt độ và công suất tiêu thụ được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite, môi trường thử nghiệm 26 độ C.
Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở mức 30 độ C, quạt hoạt động êm với tốc độ 1.380 rpm (vòng/phút). Mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 80,2W; tính theo trị số trung bình cộng.
Với phép thử đồ họa MSI Kombustor, nhiệt độ GPU lên đến 69 độ C, quạt hoạt động khá ồn với tốc độ 2.010 rpm (vòng/phút). Công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 297,6W; tính theo trị số cao nhất.
Vẫn sử dụng phép thử đồ họa MSI Kombustor và đẩy tốc độ quạt lên mức 3.390 rpm, nhiệt độ GPU giảm còn 59 độ C (thấp hơn 14,5%) nhưng bù lại độ ồn quạt khá cao, ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh.
NHẬN XÉT
Điểm khác biệt giữa mẫu card đồ họa tầm trung (Zotac 660 Ti AMP) và cao cấp (Zotac 670 AMP) thể hiện rõ nét qua kết quả các phép thử và game ở độ phân giải full HD cùng thiết lập chất lượng đồ họa mức cao nhất. Điều này cũng dễ hiểu vì số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và số memory controller của GPU GeForce GTX 660 Ti thấp hơn đáng kể so với GTX 670.
Dù vậy, với mức giá bằng khoảng 2/3 so với Zotac 670 AMP, Zotac 660 Ti AMP vẫn là một trong những mẫu card đồ họa tầm trung hấp dẫn bởi tỷ lệ p/p (hiệu năng/giá thành) cao.
BẢNG SO SÁNH THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Bài và ảnh: Đông Quân
Theo Pcworld.com.vn
In bài này