VNC - Cùng với sự phát triển của các thiết bị cầm tay, tai nghe gần như đã trở thành dụng cụ phổ biến luôn đi kèm với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù có nhiều ưu điểm như chất lượng ổn, giá thành phải chăng, nhỏ gọn, di động..., sử dụng tai nghe thường xuyên và để âm to có thể dẫn tới những ảnh hưởng thính giác nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Đại học Leisester (Anh quốc) đã bổ sung thêm các bằng chứng cho thấy mức độ nguy hại của việc nghe phone không kém gì tai phải chịu âm thanh từ động cơ máy bay phản lực và có thể dẫn tới chứng điếc tạm thời.
Theo nhóm nghiên cứu, quá trình nghe là sự chuyển các dao động âm trong không khí thành dao động cơ học của màng nhĩ. Tại đây các những rung động cơ học được chuyển thành tín hiệu điện và tế bào thần kinh vô cùng nhạy sẽ truyền tín hiệu đó tới não bộ. Khi phải nghe âm có cường độ lớn trên 110 dB (dexibel, bel là đơn vị để đo cường độ âm), các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương và do đó làm gián đoạn quá trình truyền thông tin. Hậu quả là người nghe sẽ mất cảm giác thính giác hay chúng ta gọi là điếc. Một khả năng nữa là người nghe có thể bị ù tai hay thuật ngữ y học gọi là cảm giác bóng ma. Tuy nhiên rất may là các tế bào tổn thương có khả năng hồi phục về trạng thái ban đầu sau một thời gian không chịu tác dụng của môi trường ngoài. Khi đó chúng có thể tiếp tục nhiệm vụ của mình, đây là hiện tượng điếc tạm thời mà chúng ta thường thấy khi phải nghe các âm rất to.
Nhờ hiểu rõ quá trình diễn biến tới chứng điếc tạm thời, các nhà khoa học có thể để xuất phương án chữa trị thích hợp. Theo đó người bệnh cần được ở môi trường yên tĩnh trong vòng 3 tháng, trong thời gian đó các tế bào thần kinh sẽ trở về nguyên trạng và thính giác của họ sẽ trở lại bình thường. Mặc dù vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài, rất có thể những tổn thương là không thể chữa khỏi và khả năng nghe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo nhóm nghiên cứu, quá trình nghe là sự chuyển các dao động âm trong không khí thành dao động cơ học của màng nhĩ. Tại đây các những rung động cơ học được chuyển thành tín hiệu điện và tế bào thần kinh vô cùng nhạy sẽ truyền tín hiệu đó tới não bộ. Khi phải nghe âm có cường độ lớn trên 110 dB (dexibel, bel là đơn vị để đo cường độ âm), các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương và do đó làm gián đoạn quá trình truyền thông tin. Hậu quả là người nghe sẽ mất cảm giác thính giác hay chúng ta gọi là điếc. Một khả năng nữa là người nghe có thể bị ù tai hay thuật ngữ y học gọi là cảm giác bóng ma. Tuy nhiên rất may là các tế bào tổn thương có khả năng hồi phục về trạng thái ban đầu sau một thời gian không chịu tác dụng của môi trường ngoài. Khi đó chúng có thể tiếp tục nhiệm vụ của mình, đây là hiện tượng điếc tạm thời mà chúng ta thường thấy khi phải nghe các âm rất to.
Nhờ hiểu rõ quá trình diễn biến tới chứng điếc tạm thời, các nhà khoa học có thể để xuất phương án chữa trị thích hợp. Theo đó người bệnh cần được ở môi trường yên tĩnh trong vòng 3 tháng, trong thời gian đó các tế bào thần kinh sẽ trở về nguyên trạng và thính giác của họ sẽ trở lại bình thường. Mặc dù vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài, rất có thể những tổn thương là không thể chữa khỏi và khả năng nghe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguồn: Alphagalileo, Tinhte.vn
In bài này