VNC - Một năm sau ngày mất Steve Jobs, câu hỏi “ai sẽ thay thế cố TGĐ Apple” vẫn còn bỏ ngỏ.
Dường như không nhân vật nào của giới công nghệ có thể thể hiện đầy đủ sự pha trộn của tầm nhìn, doanh nhân, sự thần bí và cả nỗi ám ảnh hoàn hảo của Jobs. Trong phần lớn cuộc đời ông, nhiều người không hề dự đoán bản thân Jobs sẽ trở thành một biểu tượng công nghệ.
Leander Kahney – biên tập blog Cult of Mac và tác giả nhiều cuốn sách về Apple – nhận xét: “Steve Jobs có một sự nghiệp kì lạ. Ông thực sự không được vinh danh như một thiên tài cho tới khi quá trễ.” Khi Jobs quay lại với Apple và giới thiệu iPod, iPhone, mọi người mới bắt đầu ca tụng ông như một “Thomas Edison” của thế giới hiện đại. Ông mới chỉ được thần tượng hóa trong 4 hay 5 năm gần đây.
Một năm sau ngày mất của Jobs (5/10/2011-5/10/2012), giới quan sát lại đặt ra câu hỏi quen thuộc: Ai sẽ là Steve Jobs tiếp theo?
2. Mark Zuckerberg – CEO Facebook
Ưu điểm: Steve Jobs và Steve Wozniak – hai nhà sáng lập Apple – khởi đầu từ gara. Zuckerberg khởi đầu từ phòng kí túc Harvard. Trong hai căn phòng này, có lẽ hai câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng nhất lịch sử công nghệ đã được viết nên. Là người dẫn đầu mạng xã hội đã thay đổi cách mọi người dùng Internet, Zuckerberg sáng tạo ra một sản phẩm được hàng trăm triệu người sử dụng. Anh thậm chí còn tạo ra dấu ấn riêng với phong cách ăn mặc tuyềnh toàng. Chiếc áo phông màu xám của Mark cũng trở thành biểu tượng như chiếc áo cổ rùa của Jobs.
Theo Kahney, “Zuckerberg sở hữu vài đặc điểm của Jobs và có thể là điểm quan trọng nhất – sự mưu cầu tầm nhìn. Điều đó khiến anh khác biệt.”
Nhược điểm: Zuckerberg dần nói tốt hơn trước đám đông. Song là một người bán hàng, anh vẫn còn thua xa Jobs. Dường như Zuck muốn là con người của những ý tưởng hơn là người đứng ở trung tâm sân khấu để chào hàng sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, giá cổ phiếu Facebook cũng hụt hơi trong cuộc đua với cả Apple lẫn Google.
3. Tim Cook – CEO Apple
Ưu điểm: Điểm mạnh lớn nhất là Cook đang giữ vị trí CEO của Apple. Ở ngôi vị cao nhất, Cook là bộ mặt cho mọi đổi mới Apple đang thực hiện. Ông có một sân khấu lớn nhất và ở địa vị nổi bật nhất để tiến lên phía trước.
Nhược điểm: Cook có nền tảng kinh doanh nhiều hơn là đổi mới và thiết kế. Ông có thể là người quản lí chuỗi cung ứng giỏi song ít nhà quan sát đánh giá cao ông về tầm nhìn, hay ảnh hưởng tới thiết kế sản phẩm như Jobs từng làm. Ngoài ra, việc là người kế nhiệm Jobs cũng là cái bóng không nhỏ của Cook.
4. Jonathan Ive – Phó chủ tịch Thiết kế Apple
Ưu điểm: Khi Jobs từ chức, nhiều người trông đợi Ive sẽ lên thay. Ive là Phó chủ tịch mảng Thiết kế công nghiệp và được tin ra trí tuệ sáng tạo phía sau các sản phẩm MacBook Pro, iPod hay iPad. Công dân người Anh này mang dòng máu hiệp sĩ và niềm đam mê bất diệt vào sản phẩm.
Nhược điểm: Ive không phải CEO Apple, cũng không phải là một chuyên gia tiếp thị. Để thực sự đạt được cấp độ của Jobs, Ive phải tự bật lên từ chính năng lực của mình.
5. Marissa Mayer – CEO Yahoo
Ưu điểm: Nếu cần bằng chứng cựu nhân viên Google làm tốt thế nào tại Yahoo, hãy nhìn vào số nhân tài cô đã thu phục dưới trướng của mình. Tại Google, Mayer là người đã mang tới giao diện thiết kế sạch sẽ cho trang tìm kiếm và trở thành một trong những gương mặt lãnh đạo của gã khổng lồ tìm kiếm.
Nhược điểm: Công cuộc cải tạo Yahoo đã bắt đầu và còn một chặng đường dài phải vượt qua. Nếu muốn tái sinh Yahoo, Mayer phải tiên đoán được vài điều. Nếu không làm được điều này như bốn CEO trước, dù danh tiếng không bị ảnh hưởng nhiều, Mayer khó có thể lên được mức tiếp theo giống như Steve Jobs có được với Apple.
Dường như không nhân vật nào của giới công nghệ có thể thể hiện đầy đủ sự pha trộn của tầm nhìn, doanh nhân, sự thần bí và cả nỗi ám ảnh hoàn hảo của Jobs. Trong phần lớn cuộc đời ông, nhiều người không hề dự đoán bản thân Jobs sẽ trở thành một biểu tượng công nghệ.
Leander Kahney – biên tập blog Cult of Mac và tác giả nhiều cuốn sách về Apple – nhận xét: “Steve Jobs có một sự nghiệp kì lạ. Ông thực sự không được vinh danh như một thiên tài cho tới khi quá trễ.” Khi Jobs quay lại với Apple và giới thiệu iPod, iPhone, mọi người mới bắt đầu ca tụng ông như một “Thomas Edison” của thế giới hiện đại. Ông mới chỉ được thần tượng hóa trong 4 hay 5 năm gần đây.
Một năm sau ngày mất của Jobs (5/10/2011-5/10/2012), giới quan sát lại đặt ra câu hỏi quen thuộc: Ai sẽ là Steve Jobs tiếp theo?
1. Jeff Bezos – CEO Amazon
Ưu điểm: Bezos sở hữu nhiều đặc điểm giống với Jobs. Cũng như Jobs với Apple, Bezos là nhà sáng lập kiêm CEO Amazon. Điệu bộ của Bezos tại các sự kiện báo chí cũng có nét giống với Jobs. Trong buổi lễ công bố Kindle Fire năm ngoái, ông được đánh giá cao vì giới thiệu sản phẩm có thể thay đổi thị trường máy tính bảng với phong cách riêng và chiếm lĩnh sân khấu. (Trong khi Google và Microsoft lại bị chê cười vì không tập trung vào các màn giới thiệu sản phẩm). Nhiều bài báo cho rằng Bezos chia sẻ thiên hướng tập trung vào chi tiết của Jobs và cũng như Jobs, ông sẵn sàng đưa công ty vào các hướng đi mới đầy bất ngờ.
Kahney – người từng tiếp xúc với Bezos nhiều lần – cho rằng ông có khả năng “thôi miên” người đối diện với nụ cười rạng rỡ, trí tuệ thông suốt, cởi mở và quyết đoán. Ông cũng mong muốn chế tạo và bán sản phẩm từ quan điểm người tiêu dùng. Bezos có một chút điên khùng trong tham vọng.
Nhược điểm: Trừ Kindle Fire, về cơ bản Amazon vẫn là công ty nội dung. Thiết bị di động là phương tiện để chuyển tải sách, nhạc, phim ảnh và dữ liệu khác trực tiếp tới khách hàng. Liệu công chúng có phấn khích về vị CEO của công ty chuyên bán ebook và không gian lưu trữ đám mây ngang bằng với một người chuyên bán máy tính cá nhân, laptop, điện thoại và máy nghe nhạc?
Ưu điểm: Bezos sở hữu nhiều đặc điểm giống với Jobs. Cũng như Jobs với Apple, Bezos là nhà sáng lập kiêm CEO Amazon. Điệu bộ của Bezos tại các sự kiện báo chí cũng có nét giống với Jobs. Trong buổi lễ công bố Kindle Fire năm ngoái, ông được đánh giá cao vì giới thiệu sản phẩm có thể thay đổi thị trường máy tính bảng với phong cách riêng và chiếm lĩnh sân khấu. (Trong khi Google và Microsoft lại bị chê cười vì không tập trung vào các màn giới thiệu sản phẩm). Nhiều bài báo cho rằng Bezos chia sẻ thiên hướng tập trung vào chi tiết của Jobs và cũng như Jobs, ông sẵn sàng đưa công ty vào các hướng đi mới đầy bất ngờ.
Kahney – người từng tiếp xúc với Bezos nhiều lần – cho rằng ông có khả năng “thôi miên” người đối diện với nụ cười rạng rỡ, trí tuệ thông suốt, cởi mở và quyết đoán. Ông cũng mong muốn chế tạo và bán sản phẩm từ quan điểm người tiêu dùng. Bezos có một chút điên khùng trong tham vọng.
Nhược điểm: Trừ Kindle Fire, về cơ bản Amazon vẫn là công ty nội dung. Thiết bị di động là phương tiện để chuyển tải sách, nhạc, phim ảnh và dữ liệu khác trực tiếp tới khách hàng. Liệu công chúng có phấn khích về vị CEO của công ty chuyên bán ebook và không gian lưu trữ đám mây ngang bằng với một người chuyên bán máy tính cá nhân, laptop, điện thoại và máy nghe nhạc?
2. Mark Zuckerberg – CEO Facebook
Ưu điểm: Steve Jobs và Steve Wozniak – hai nhà sáng lập Apple – khởi đầu từ gara. Zuckerberg khởi đầu từ phòng kí túc Harvard. Trong hai căn phòng này, có lẽ hai câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng nhất lịch sử công nghệ đã được viết nên. Là người dẫn đầu mạng xã hội đã thay đổi cách mọi người dùng Internet, Zuckerberg sáng tạo ra một sản phẩm được hàng trăm triệu người sử dụng. Anh thậm chí còn tạo ra dấu ấn riêng với phong cách ăn mặc tuyềnh toàng. Chiếc áo phông màu xám của Mark cũng trở thành biểu tượng như chiếc áo cổ rùa của Jobs.
Theo Kahney, “Zuckerberg sở hữu vài đặc điểm của Jobs và có thể là điểm quan trọng nhất – sự mưu cầu tầm nhìn. Điều đó khiến anh khác biệt.”
Nhược điểm: Zuckerberg dần nói tốt hơn trước đám đông. Song là một người bán hàng, anh vẫn còn thua xa Jobs. Dường như Zuck muốn là con người của những ý tưởng hơn là người đứng ở trung tâm sân khấu để chào hàng sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, giá cổ phiếu Facebook cũng hụt hơi trong cuộc đua với cả Apple lẫn Google.
3. Tim Cook – CEO Apple
Ưu điểm: Điểm mạnh lớn nhất là Cook đang giữ vị trí CEO của Apple. Ở ngôi vị cao nhất, Cook là bộ mặt cho mọi đổi mới Apple đang thực hiện. Ông có một sân khấu lớn nhất và ở địa vị nổi bật nhất để tiến lên phía trước.
Nhược điểm: Cook có nền tảng kinh doanh nhiều hơn là đổi mới và thiết kế. Ông có thể là người quản lí chuỗi cung ứng giỏi song ít nhà quan sát đánh giá cao ông về tầm nhìn, hay ảnh hưởng tới thiết kế sản phẩm như Jobs từng làm. Ngoài ra, việc là người kế nhiệm Jobs cũng là cái bóng không nhỏ của Cook.
4. Jonathan Ive – Phó chủ tịch Thiết kế Apple
Ưu điểm: Khi Jobs từ chức, nhiều người trông đợi Ive sẽ lên thay. Ive là Phó chủ tịch mảng Thiết kế công nghiệp và được tin ra trí tuệ sáng tạo phía sau các sản phẩm MacBook Pro, iPod hay iPad. Công dân người Anh này mang dòng máu hiệp sĩ và niềm đam mê bất diệt vào sản phẩm.
Nhược điểm: Ive không phải CEO Apple, cũng không phải là một chuyên gia tiếp thị. Để thực sự đạt được cấp độ của Jobs, Ive phải tự bật lên từ chính năng lực của mình.
5. Marissa Mayer – CEO Yahoo
Ưu điểm: Nếu cần bằng chứng cựu nhân viên Google làm tốt thế nào tại Yahoo, hãy nhìn vào số nhân tài cô đã thu phục dưới trướng của mình. Tại Google, Mayer là người đã mang tới giao diện thiết kế sạch sẽ cho trang tìm kiếm và trở thành một trong những gương mặt lãnh đạo của gã khổng lồ tìm kiếm.
Nhược điểm: Công cuộc cải tạo Yahoo đã bắt đầu và còn một chặng đường dài phải vượt qua. Nếu muốn tái sinh Yahoo, Mayer phải tiên đoán được vài điều. Nếu không làm được điều này như bốn CEO trước, dù danh tiếng không bị ảnh hưởng nhiều, Mayer khó có thể lên được mức tiếp theo giống như Steve Jobs có được với Apple.
Theo ICTNews, Quản Trị Mạng
In bài này