Bộ Giao thông nói không, Bộ Công an nói có, người dân thì nơm nớp lo bị phạt. Sự bất đồng giữa 2 Bộ chức năng trong 1 quy định xử phạt càng cho thấy nhất thiết phải xem xét thật kỹ để vừa được việc nước, vừa hợp lòng dân.
Có cố đấm ăn xôi?
Sau nhiều tranh cãi về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (thường gọi là xe không chính chủ), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng quy định này thiếu tính khả thi và rút quy định khỏi Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Người đứng đầu ngành giao thông nói rõ đây không phải là sự chùn tay mà là tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Công an khẳng định vẫn phạt người tham gia giao thông nếu mắc lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Theo Thông tư 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an, quy định xử phạt này sẽ bắt đầu được thực thi từ 15/4 tới đây, mức phạt áp dụng đối với ô tô là từ 6-10 triệu đồng/lần vi phạm và xe máy là từ 800.000 - 1,2 triệu đồng/lần vi phạm.
Mặc dù Bộ Công an nhấn mạnh lực lượng cảnh sát giao thông không được phép dừng xe để kiểm soát lỗi xe không chính chủ nhưng khi bắt các lỗi vi phạm trực tiếp, trường hợp người tham gia giao thông không xuất trình được đầy đủ các giấy tờ sẽ bị tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ có hay không vi phạm quy định không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Ngày 25/3, Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi (lần 3) chính thức được công bố. Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được việc loại bỏ hay duy trì quy định xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ cho phương tiện, Bộ Giao thông Vận tải muốn rút nhưng Bộ Công an lại kiên quyết bảo lưu. Bởi thế, trong dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Ban soạn thảo đã đặt quy định này trong nhóm các vấn đề còn có ý kiến khác nhau và dự thảo Nghị định lần 3 đang thể hiện theo luồng ý kiến chưa quy định hành vi vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Cần nói thêm rằng, Thông tư 11 của Bộ Công an chỉ có hiệu lực trong vòng 2,5 tháng (từ 15/4-30/6), tức đây là giải pháp “lấp chỗ trống” trong thời gian chờ Nghị định quy định xử phạt mới được ban hành. Điều này càng khiến người dân băn khoăn về quyết tâm xử phạt của Bộ Công an.
“Công an cứ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông”
Xung quanh quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ, trao đổi với PVDân trí, ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra Văn bản, Bộ Tư pháp - cho rằng vấn đề này phải phân tích từ nhiều góc độ để bảo đảm “thấu tình, đạt lý”.
“Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, đó là quan điểm phù hợp” - ông Sơn cho hay - “Như tôi đã nhiều lần phân tích về việc đưa một hành vi của công dân ra để phạt hay không phạt, đồng ý là xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước, bảo đảm trật tự kỷ cương chung. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là mục đích cuối cùng của việc xử phạt có xuất phát từ chính lợi ích của dân và của xã hội hay không? Đây là vấn đề rất lớn, không thể coi thường.
Đã có tình trạng một số Bộ, ngành khi đưa ra hành vi để xử phạt công dân ngoài xã hội chủ yếu xuất phát từ ý muốn chủ quan, tạo thuận lợi cho việc quản lý của mình và cuối cùng là gây ra hậu quả dồn ép người dân, tạo sự phản ứng trong xã hội”.
Theo ông Sơn, vấn đề phạt hay không phạt trước hết phải xuất phát từ bản chất của việc sang tên đổi chủ. Đối với một tài sản của công dân thì đây là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu. Quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ nếu xét về lợi ích xã hội là không cần thiết, vì người điều khiển phương tiện đi trên đường chỉ cần đảm bảo điều kiện có bằng lái phương tiện đó và phương tiện đó đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật lưu thông, còn công an cứ làm tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không nên chú trọng việc phạt có sang tên đổi chủ hay không.
Ông Sơn phân tích: Đối với xe máy, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra những hậu quả trong quá trình lưu hành sử dụng, việc buộc phải sang tên đổi chủ khi chuyển quyền sở hữu là cần thiết. Nhưng nếu đẩy vấn đề lên thành kiểm tra, bắt chứng minh, xử phạt là không phù hợp, không được dư luận đồng tình.
Việc xác minh một phương tiện thuộc quyền sở hữu của ai chỉ được đặt ra trong trường hợp hết sức hạn chế như: có tranh chấp về quyền sở hữu đối với phương tiện hoặc trường hợp cần phải xác định trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện khi phương tiện đó gây ra hậu quả cho người khác.
“Trường hợp bắt buộc phải quy định thì chỉ nên áp dụng đối với ô tô (vì là tài sản lớn), không nên áp dụng với xe máy. Việc xử phạt nên thông qua tài khoản ngân hàng của chủ phương tiện. Cùng với vấn đề thủ tục hành chính đỡ phức tạp, chi phí chuyển đổi giảm thì tự khắc người dân sẽ tự ý thức được việc chuyển đổi khi mua-bán xe để không phải chịu phạt oan” - ông Sơn nói thêm.
Có cố đấm ăn xôi?
Sau nhiều tranh cãi về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (thường gọi là xe không chính chủ), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng quy định này thiếu tính khả thi và rút quy định khỏi Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Người đứng đầu ngành giao thông nói rõ đây không phải là sự chùn tay mà là tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Công an khẳng định vẫn phạt người tham gia giao thông nếu mắc lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Theo Thông tư 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an, quy định xử phạt này sẽ bắt đầu được thực thi từ 15/4 tới đây, mức phạt áp dụng đối với ô tô là từ 6-10 triệu đồng/lần vi phạm và xe máy là từ 800.000 - 1,2 triệu đồng/lần vi phạm.
Mặc dù Bộ Công an nhấn mạnh lực lượng cảnh sát giao thông không được phép dừng xe để kiểm soát lỗi xe không chính chủ nhưng khi bắt các lỗi vi phạm trực tiếp, trường hợp người tham gia giao thông không xuất trình được đầy đủ các giấy tờ sẽ bị tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ có hay không vi phạm quy định không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Bộ Công an lại kiên quyết bảo lưu quy định xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ cho phương tiện
Ngày 25/3, Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi (lần 3) chính thức được công bố. Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được việc loại bỏ hay duy trì quy định xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ cho phương tiện, Bộ Giao thông Vận tải muốn rút nhưng Bộ Công an lại kiên quyết bảo lưu. Bởi thế, trong dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Ban soạn thảo đã đặt quy định này trong nhóm các vấn đề còn có ý kiến khác nhau và dự thảo Nghị định lần 3 đang thể hiện theo luồng ý kiến chưa quy định hành vi vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Cần nói thêm rằng, Thông tư 11 của Bộ Công an chỉ có hiệu lực trong vòng 2,5 tháng (từ 15/4-30/6), tức đây là giải pháp “lấp chỗ trống” trong thời gian chờ Nghị định quy định xử phạt mới được ban hành. Điều này càng khiến người dân băn khoăn về quyết tâm xử phạt của Bộ Công an.
“Công an cứ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông”
Xung quanh quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ, trao đổi với PVDân trí, ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra Văn bản, Bộ Tư pháp - cho rằng vấn đề này phải phân tích từ nhiều góc độ để bảo đảm “thấu tình, đạt lý”.
“Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, đó là quan điểm phù hợp” - ông Sơn cho hay - “Như tôi đã nhiều lần phân tích về việc đưa một hành vi của công dân ra để phạt hay không phạt, đồng ý là xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước, bảo đảm trật tự kỷ cương chung. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là mục đích cuối cùng của việc xử phạt có xuất phát từ chính lợi ích của dân và của xã hội hay không? Đây là vấn đề rất lớn, không thể coi thường.
Đã có tình trạng một số Bộ, ngành khi đưa ra hành vi để xử phạt công dân ngoài xã hội chủ yếu xuất phát từ ý muốn chủ quan, tạo thuận lợi cho việc quản lý của mình và cuối cùng là gây ra hậu quả dồn ép người dân, tạo sự phản ứng trong xã hội”.
Theo ông Sơn, vấn đề phạt hay không phạt trước hết phải xuất phát từ bản chất của việc sang tên đổi chủ. Đối với một tài sản của công dân thì đây là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu. Quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ nếu xét về lợi ích xã hội là không cần thiết, vì người điều khiển phương tiện đi trên đường chỉ cần đảm bảo điều kiện có bằng lái phương tiện đó và phương tiện đó đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật lưu thông, còn công an cứ làm tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không nên chú trọng việc phạt có sang tên đổi chủ hay không.
"Quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ nếu xét về lợi ích xã hội là không cần thiết"
Ông Sơn phân tích: Đối với xe máy, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra những hậu quả trong quá trình lưu hành sử dụng, việc buộc phải sang tên đổi chủ khi chuyển quyền sở hữu là cần thiết. Nhưng nếu đẩy vấn đề lên thành kiểm tra, bắt chứng minh, xử phạt là không phù hợp, không được dư luận đồng tình.
Việc xác minh một phương tiện thuộc quyền sở hữu của ai chỉ được đặt ra trong trường hợp hết sức hạn chế như: có tranh chấp về quyền sở hữu đối với phương tiện hoặc trường hợp cần phải xác định trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện khi phương tiện đó gây ra hậu quả cho người khác.
“Trường hợp bắt buộc phải quy định thì chỉ nên áp dụng đối với ô tô (vì là tài sản lớn), không nên áp dụng với xe máy. Việc xử phạt nên thông qua tài khoản ngân hàng của chủ phương tiện. Cùng với vấn đề thủ tục hành chính đỡ phức tạp, chi phí chuyển đổi giảm thì tự khắc người dân sẽ tự ý thức được việc chuyển đổi khi mua-bán xe để không phải chịu phạt oan” - ông Sơn nói thêm.
Quỳnh Anh
Theo Dân Trí
In bài này