Ngày 23/8, CEO của Microsoft Steve Ballmer bất ngờ tuyên bố từ chức, kết thúc 13 năm gây tranh cãi ở công ty phần mềm lớn nhất thế giới và đưa cổ phiếu của Microsoft tăng gần 6%.
Steve Ballmer, 57 tuổi, tiếp quản chiếc ghế nóng của Microsoft từ nhà đồng sáng lập Bill Gates vào tháng Giêng năm 2000. Tuy nhiên, khả năng lãnh đạo của ông không được Phố Wall và Thung lũng Silicon đánh giá cao.
Quyết định rút lui của Ballmer được đưa ra ít lâu sau khi quỹ ValueAct Capital Management gom được một lượng cổ phần nhỏ tại Microsoft. Quỹ này đã bắt đầu kích động những thay đổi trong chiến lược của Microsoft đồng thời tìm cách lật đổ vị trí của Ballmer.
Quyết định gây bất ngờ
Steve Ballmer sẽ nghỉ hưu trong vòng 12 tháng tới, một khi một ủy ban đặc biệt tìm kiếm một giám đốc điều hành mới để thay thế. Mặc dù Ballmer đã phải đối mặt với những chỉ trích trong suốt một thời gian, quyết định nghỉ hưu của ông vẫn khiến các nhà phân tích vô cùng bất ngờ.
"Quả thực đây là một quyết định đột ngột, đặc biệt là khi Ballmer mới chỉ công bố cuộc tái cơ cấu chiến lược cho Microsoft gần đây”, Sid Parakh, một nhà phân tích tại McAdams Wright Ragen cho biết.
Ballmer cũng thừa nhận việc ra đi của mình là đường đột. "Không bao giờ có một thời gian hoàn hảo cho những thay đổi như thế này, nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp", ông viết trong một bản ghi nhớ cho nhân viên. " Đây là một điều quyết định khó khăn với tôi. Nhưng tất cả là vì lợi ích của công ty mà tôi vô cùng yêu quý."
Ballmer cho biết ban đầu ông dự kiến sẽ nghỉ hưu khi quá trình tái cơ cấu Microsoft đi được nửa chặng đường, nhưng cuối cùng ông quyết định "chúng ta cần một CEO mới, người sẽ cam kết lâu dài cho hướng đi mới này."
Ủy ban lựa chọn CEO mới sẽ được chủ trì bởi John Thompson – thành viên độc lập chính trong HĐQT cũng như các nhân vật quan trọng khác trong HĐQT như Bill Gates, Chuck Noski và Steve Luczo.
Họ sẽ xem xét cả hai ứng viên bên ngoài và nội bộ công ty, đồng thời phối hợp với nhà tuyển dụng chuyên nghiệp Heidrick & Struggles International Inc, theo Microsoft.
Cuộc “đại tu” dang dở
Chỉ mới tháng trước, Ballmer đã triển khai một cuộc cách mạng toàn diện để tái cơ cấu Microsoft nhằm tập trung hơn vào mảng thiết bị và dịch vụ, về cơ bản là “bắt chước” Apple. Hầu hết các nhà quan sát đều quan ngại bước đi này quá chậm trễ và không đủ để khôi phục Microsoft.
"Kể từ khi Ballmer lên nhậm chức vào năm 2000, công bằng mà nói ông đã bỏ qua quá nhiều điều mới mẻ, từ điện thoại di động, máy tính bảng, cho đến điện toán đám mây", Zeus Kerravala, nhà phân tích nghiên cứu tại ZK chia sẻ.
"Microsoft vẫn sống sót ở thị trường máy tính cá nhân (PC) truyền thống. Sức mạnh của Ballmer là PC truyền thống. Ông có thể là một nhà lãnh đạo tuyệt vời ở thời đại của mình, nhưng thời thế đã thay đổi và Microsoft cần có một lãnh đạo mới. Thật khó để nói rằng ông đã thành công trong nhiệm kỳ của mình."
Steve Ballmer đã tăng doanh thu của Microsoft gấp ba và tăng hơn gấp đôi lợi nhuận của mình kể từ khi ông trở thành Giám đốc điều hành, nhưng giá cổ phiếu của Microsoft về cơ bản vẫn ổn định trong thập kỷ qua, và không bao giờ đến gần mức kỷ lục 59,97 USD mà nó đã thiết lập hồi cuối năm 1999, trước khi bong bóng cổ phiếu ngành công nghệ nổ ra.
Cổ phiếu tăng 8% sau quyết định của Ballmer
Sau quyết định của Ballmer, cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 8% lên 34.63 USD trên sàn NASDAQ vào lúc 14h41 phút ngày thứ 6 (giờ Mỹ). Tính từ đầu năm 2013, cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 30%.
“Một bộ phận nhà đầu tư đã ảo tưởng về quyết định này và chúng tôi liên tục nghe họ “kháo” nhau rằng giá cổ phiếu sẽ tăng 10% nếu Ballmer từ chức”, chuyên gia phân tích Walter Pritchard của Citi Group cho biết.
Kim Caughey Forrest, phó chủ tịch tập đoàn Fort Pitt Capital chia sẻ với MarketWatch rằng từ giờ cho tới khi tìm được CEO mới cho Microsoft, thị trường cũng sẽ phản ứng thái quá sau mỗi tuyên bố của Microsoft về vấn đề này.
Giá cổ phiếu Microsoft đã tăng trong suốt nửa đầu năm 2013 với hi vọng rằng việc ra mắt hệ điều hành Windows 8 sẽ đẩy mạnh doanh thu của mảng PC. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra, trong khi đó những nỗ lực của Microsoft ở mảng di động, bao gồm cả hệ điều hành Windows Phone và máy tính bảng Surface không đạt thị phần đáng kể.
Steve Ballmer, 57 tuổi, tiếp quản chiếc ghế nóng của Microsoft từ nhà đồng sáng lập Bill Gates vào tháng Giêng năm 2000. Tuy nhiên, khả năng lãnh đạo của ông không được Phố Wall và Thung lũng Silicon đánh giá cao.
Quyết định rút lui của Ballmer được đưa ra ít lâu sau khi quỹ ValueAct Capital Management gom được một lượng cổ phần nhỏ tại Microsoft. Quỹ này đã bắt đầu kích động những thay đổi trong chiến lược của Microsoft đồng thời tìm cách lật đổ vị trí của Ballmer.
CEO của Microsoft, ông Steve Ballmer tuyên bố từ chức sau 13 năm lãnh đạo hãng phần mềm lớn nhất thế giới. (Ảnh: Reuters)
Quyết định gây bất ngờ
Steve Ballmer sẽ nghỉ hưu trong vòng 12 tháng tới, một khi một ủy ban đặc biệt tìm kiếm một giám đốc điều hành mới để thay thế. Mặc dù Ballmer đã phải đối mặt với những chỉ trích trong suốt một thời gian, quyết định nghỉ hưu của ông vẫn khiến các nhà phân tích vô cùng bất ngờ.
"Quả thực đây là một quyết định đột ngột, đặc biệt là khi Ballmer mới chỉ công bố cuộc tái cơ cấu chiến lược cho Microsoft gần đây”, Sid Parakh, một nhà phân tích tại McAdams Wright Ragen cho biết.
Ballmer cũng thừa nhận việc ra đi của mình là đường đột. "Không bao giờ có một thời gian hoàn hảo cho những thay đổi như thế này, nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp", ông viết trong một bản ghi nhớ cho nhân viên. " Đây là một điều quyết định khó khăn với tôi. Nhưng tất cả là vì lợi ích của công ty mà tôi vô cùng yêu quý."
Ballmer cho biết ban đầu ông dự kiến sẽ nghỉ hưu khi quá trình tái cơ cấu Microsoft đi được nửa chặng đường, nhưng cuối cùng ông quyết định "chúng ta cần một CEO mới, người sẽ cam kết lâu dài cho hướng đi mới này."
Ủy ban lựa chọn CEO mới sẽ được chủ trì bởi John Thompson – thành viên độc lập chính trong HĐQT cũng như các nhân vật quan trọng khác trong HĐQT như Bill Gates, Chuck Noski và Steve Luczo.
Họ sẽ xem xét cả hai ứng viên bên ngoài và nội bộ công ty, đồng thời phối hợp với nhà tuyển dụng chuyên nghiệp Heidrick & Struggles International Inc, theo Microsoft.
Cuộc “đại tu” dang dở
Chỉ mới tháng trước, Ballmer đã triển khai một cuộc cách mạng toàn diện để tái cơ cấu Microsoft nhằm tập trung hơn vào mảng thiết bị và dịch vụ, về cơ bản là “bắt chước” Apple. Hầu hết các nhà quan sát đều quan ngại bước đi này quá chậm trễ và không đủ để khôi phục Microsoft.
"Kể từ khi Ballmer lên nhậm chức vào năm 2000, công bằng mà nói ông đã bỏ qua quá nhiều điều mới mẻ, từ điện thoại di động, máy tính bảng, cho đến điện toán đám mây", Zeus Kerravala, nhà phân tích nghiên cứu tại ZK chia sẻ.
"Microsoft vẫn sống sót ở thị trường máy tính cá nhân (PC) truyền thống. Sức mạnh của Ballmer là PC truyền thống. Ông có thể là một nhà lãnh đạo tuyệt vời ở thời đại của mình, nhưng thời thế đã thay đổi và Microsoft cần có một lãnh đạo mới. Thật khó để nói rằng ông đã thành công trong nhiệm kỳ của mình."
Steve Ballmer đã tăng doanh thu của Microsoft gấp ba và tăng hơn gấp đôi lợi nhuận của mình kể từ khi ông trở thành Giám đốc điều hành, nhưng giá cổ phiếu của Microsoft về cơ bản vẫn ổn định trong thập kỷ qua, và không bao giờ đến gần mức kỷ lục 59,97 USD mà nó đã thiết lập hồi cuối năm 1999, trước khi bong bóng cổ phiếu ngành công nghệ nổ ra.
Cổ phiếu tăng 8% sau quyết định của Ballmer
Sau quyết định của Ballmer, cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 8% lên 34.63 USD trên sàn NASDAQ vào lúc 14h41 phút ngày thứ 6 (giờ Mỹ). Tính từ đầu năm 2013, cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 30%.
“Một bộ phận nhà đầu tư đã ảo tưởng về quyết định này và chúng tôi liên tục nghe họ “kháo” nhau rằng giá cổ phiếu sẽ tăng 10% nếu Ballmer từ chức”, chuyên gia phân tích Walter Pritchard của Citi Group cho biết.
Kim Caughey Forrest, phó chủ tịch tập đoàn Fort Pitt Capital chia sẻ với MarketWatch rằng từ giờ cho tới khi tìm được CEO mới cho Microsoft, thị trường cũng sẽ phản ứng thái quá sau mỗi tuyên bố của Microsoft về vấn đề này.
Giá cổ phiếu Microsoft đã tăng trong suốt nửa đầu năm 2013 với hi vọng rằng việc ra mắt hệ điều hành Windows 8 sẽ đẩy mạnh doanh thu của mảng PC. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra, trong khi đó những nỗ lực của Microsoft ở mảng di động, bao gồm cả hệ điều hành Windows Phone và máy tính bảng Surface không đạt thị phần đáng kể.
Minh Huệ (Tổng hợp), 24h
In bài này