Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật hệ thống mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật hệ thống mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Mẹo hay ít biết cho người dùng Internet

Các thành viên của diễn đàn Reddit tập hợp các mẹo sử dụng Internet hiệu quả nhất và cũng đầy bất ngờ.

Dùng Google Maps hiệu quả hơn


Trên trang Google Maps, nếu cần tìm một địa chỉ cụ thể nào đó (ví dụ “nhà hàng”), bạn chỉ cần gõ nhà hàng* (lưu ý dấu sao) vào thanh tìm kiếm, nó sẽ tìm ra tất cả những nhà hàng ở khu vực đó. Chỉ cần thêm dấu (*) vào sau từ khóa tìm kiếm để tìm mọi doanh nghiệp lân cận.


>> Xem thêm

Cách khắc phục khi mất kết nối Internet

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…

Để tiết kiệm lượng dữ liệu tải về, kiểm soát thông tin và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet thì một số hệ thống thiết lập thêm máy chủ proxy (tại trường học, quán cà phê...). Khi đó, nếu muốn kết nối đến Internet từ hệ thống trên, máy tính phải đặt proxy cố định theo yêu cầu. Một trường hợp khác là người dùng sử dụng UltraSurf để vào Facebook, rồi sau đó không vào mạng được nữa. Với lỗi này, mỗi trình duyệt sẽ có những thông báo khác nhau, chẳng hạn Google Chrome là "Unable to connect to the proxy server".



>> Xem thêm

10 chức năng hay của Router Wireless

vncongnghe - Khi làm việc với các router wireless, phần lớn người dùng chỉ muốn thiết lập cho xong kết nối rồi vứt đó.

 ảnh minh họa

Nhiều người trong chúng ta coi thiết bị này đơn giản chỉ là một công cụ tạo kết nối mạng không dây cho các thiết bị khác trong nhà. Tuy nhiên, những ai chịu khó bỏ thêm một chút công sức tìm hiểu và cấu hình, router Wifi có thể hữu dụng cho rất nhiều việc khác nữa. Ví dụ như cải thiện chất lượng kết nối, tăng cường bảo mật và cho phép truy cập điều khiển từ xa từ các thiết bị khác trong nhà hoạc cùng mạng nội bộ cỡ nhỏ.

Những ai đã bỏ tiền sắm router wireless chắc hẳn đã đủ sức cài đặt và sử dụng các chức năng cơ bản hoặc bắt buộc như mã hóa, thiết lập kết nối. Hiện nay, phần lớn các thiết bị không dây đã hỗ trợ dạng mã hóa tín hiệu không dây cao cấp nhất WPA2, còn người dùng đều đã đủ khôn ngoan để chuyển hẳn sang chuẩn mã hóa này thay cho WEP. Thực tế, các router wifi đời mới chất dạng như Cisco Linksys EA4500 đều sử dụng WPA2 làm cấu hình mặc định, vì vậy người dùng không phải bận tâm nhiều. Dù sao thì khi chọn mua router, bạn vẫn nên chú ý xem sản phẩm có hỗ trợ WPA2 không.

Một số chức năng khác thường được sử dụng là tường lửa và các chính sách quản lí trẻ nhỏ (parental control). Các router đời mới đều có sẵn hệ thống tường lửa riêng để bảo vệ người dùng khỏi các hiểm họa từ Internet. Các thiết lập để quản lí việc sử dụng Internet của trẻ em ngày càng được các hãng sản xuất tối ưu và đơn giản hóa để người dùng bình dân nhất cũng có thể sử dụng, giúp bảo vệ con trẻ khỏi các nội dung không lành mạnh trên môi trường Web.

Những chức năng nói trên là những thành phần điển hình và có thể nói là quan trọng nhất trong router wifi. Tuy nhiên các chức năng khác – ít được biết đến hơn - cũng có thể trở nên hữu ích không kém nếu biết sử dụng đúng cách. Trong bài này chúng ta sẽ cùng điểm qua 10 chức năng như vậy.

1. Channel Width – Độ rộng băng tần

Hãy thử hình dung dữ liệu được truyền trong mạng không dây như xe cộ chạy trên đường cao tốc. Đường càng rộng càng cho phép nhiều xe lưu thông. Tuy nhiên càng có nhiều xe trên cùng một con đường thì tỉ lệ tai nạn càng cao. Cơ chế hoạt động của việc điều chỉnh độ rộng băng tần cũng tương tự. Thay đổi độ rộng băng tần là thay đổi số lượng băng tần có thể sử dụng cho việc truyền dữ liệu. Độ rộng băng tần có thể được thay đổi cho cả dải 2,4 và 5GHz, với các tùy chọn 20MHz, 40MHz và thậm chí lên tới 60MHz trên các router hỗ trợ chuẩn 802.11ac mới nhất.

Với cấu hình mặc định, nhiều router sử dụng độ rộng băng tần 20MHz cho dải 2,4GHz. Truyền tải dữ liệu trong mạng không dây sử dụng cấu hình này dĩ nhiên là không hiệu quả bằng việc sử dụng cấu hình 40 hay 60MHz, nhưng chế độ 20MHz hoạt động tốt với các thiết bị không dây đời cũ và thường có tầm phủ sóng rộng hơn.

Thực tế phần lớn router wifi có cấu hình mặc định là “Auto (20 hoặc 40MHz)” : cho phép thiết bị tự quyết định độ rộng tùy theo trạng thái sử dụng. Nếu người dùng muốn cải thiện chất lượng kết nối phục vụ những nhu cầu như gaming hay stream videos, đồng thời sở hữu router hỗ trợ chuẩn 802.11n với khả năng làm việc với 2 dải tần đồng thời (dual band), phương án tối ưu sẽ là cấu hình để dải 5GHz chỉ sử dụng độ rộng băng tần 40MHz. Đồng thời cũng cần bảo đảm rằng tất cả các thiết bị sử dụng cho việc stream video hay gaming có hỗ trợ chuẩn 802.11n, dải 5GHz, độ rộng băng tần 40MHz và quan trọng nhất là các thiết bị đó chỉ giao tiếp với dải 5GHz. Chú rằng cấu hình này cho độ phủ sóng kèm hơn một chút, nhưng dù sao thì cũng ít ai muốn stream video ra những nơi quá xa như tận... ngoài sân hay trên sân thượng cả. Dĩ nhiên trong trường hợp cần thiết và điều kiện kinh tế cho phép, chỉ một chú repeater là quá đủ để giải quyết yếu điểm nho nhỏ này.

Thực tế thì hiện nay chưa có thiết bị đầu cuối nào hỗ trợ 802.11ac hết. Tuy nhiên nếu trong tương lai bạn có mua một thiết bị như vậy thì mọi bước thiết lập vẫn hoàn toàn tương tự: cài đặt để thiết bị đầu cuối của bạn kết nối với dải WLAN 5GHz và cấu hình độ rộng băng tần cho dải này trên router là 60MHz.


>> Xem thêm

Thủ thuật đơn giản phát hiện có kẻ "câu" trộm Wi-Fi của bạn

VNC - Nhiều người sử dụng máy tính thường đặt mật khẩu khá đơn giản như ngày sinh, số điện thoại hoặc các ký tự "12345" để dễ nhớ, và họ cũng áp dụng điều này cho mật khẩu Wi-Fi của mình.

Chính vì điều này, có thể khiến người hàng xóm của bạn dễ dàng truy cập vào mạng Wi-Fi của bạn, và khiến cho tốc độ internet bị chậm đi đáng kể, và tồi tệ hơn là hóa đơn cuối tháng tăng vọt nếu bạn không sử dụng một thuê bao trả trước. Tuy nhiên bạn có thể phát hiện ra điều này một cách dễ dàng và ngăn chặn kịp thời với một số ứng dụng đơn giản, có thể sử dụng trên máy tính hoặc ngay trên chiếc smartphone của bạn.


1. ezNetScan trên Android

Đây là một ứng dụng miễn phí, có thể quét toàn bộ các thiết bị đang sử dụng mạng Wi-Fi của bạn, sau đó liệt kê trong một danh sách đầy đủ các thông tin chi tiết. Danh sách sẽ hiển thị tên và biểu tượng của các thiết bị đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết một chiếc điện thoại hay một chiếc laptop lạ đang sử dụng mạng Wi-Fi của mình. Bên cạnh đó ứng dụng còn cung cấp đầy đủ địa chỉ IP, thời gian và dung lượng sử dụng của các thiết bị đó.


Bạn có thể tải phần mềm miễn phí tại đây.

2. IP Network Scanner trên iOS

Đây cũng là một ứng dụng miễn phí, cho phép bạn phát hiện các thiết bị lạ đang sử dụng mạng Wi-Fi của mình. Tuy rằng các tính năng không đa dạng và danh sách hiển thị chưa đầy đủ thông tin về thiết bị như ứng dụng ezNetScan, nhưng đây vẫn là một ứng dụng hữu ích, hoạt động khá hiệu quả và chính xác.


Bạn có thể tải phần mềm miễn phí tại đây.

3. Windows và Mac

Trên máy tính, bạn có thể kiểm tra việc sử dụng Wi-Fi của các thiết bị khác bằng cách đăng nhập vào trang cấu hình router của bạn và kiểm tra danh sách đăng nhập và client. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một phần mềm kiểm tra các thiết bị đang sử dụng mạng Wi-Fi của bạn giống như các ứng dụng trên di động. Với Windows bạn có thể sử dụng phần mềm Wireless Network Watche, còn với Mac bạn có thể sử dụng AirRadar.


Với các ứng dụng trên, bạn đã có thể làm chủ mạng Wi-Fi của mình, kịp thời đổi mật khẩu khi có ai đó đang"câu" trộm mạng Wi-Fi của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên tự bảo vệ mình với một mật khẩu khó đoán, tránh xa ngày sinh hay số điện thoại hoặc các dãy số đơn giản khác, không chỉ với mật khẩu Wi-Fi mà với bất kỳ tài khoản nào khác của bạn.

Theo Genk, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Mở rộng mạng Wi-Fi tại gia

VNC - Thông thường, nếu mạng Wi-Fi gia đình có tầm phủ sóng hẹp, người dùng mua thiết bị phát Wi-Fi mới, cao cấp hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nếu biết cách.
Anten công suất cao

Hầu hết các bộ định tuyến Wi-Fi, Access Point có anten ngoài (tháo lắp được) thường được trang bị các anten công suất thấp. Nếu bạn cần tăng vùng phủ sóng, cách đơn giản và tiết kiệm nhất là thay thế anten kèm theo thiết bị bằng anten công suất cao, dùng trong gia đình. Chú ý, khi mua anten, bạn cần nói rõ các thông tin về thiết bị phát sóng Wi-Fi để người bán chọn anten phù hợp.

Mở rộng mạng Wi-Fi tại gia

1. Thêm Repeater

Với những góc khuất và các vị trí xa thiết bị phát sóng Wi-Fi chính, bạn có thể lắp đặt thêm thiết bị Repeater. Repeater là thiết bị giúp mở rộng vùng phủ sóng Wi-Fi, có chi phí thấp, lắp đặt đơn giản hơn so với Access Point, Router Wi-Fi. Tuy nhiên khuyết điểm lớn của Repeater là hiệu suất truy cập mạng Wi-Fi giảm. Repeater chỉ phù hợp cho nhu cầu truy cập web xem tin tức, nghe nhạc; không phù hợp cho việc truyền tải dữ liệu hay xem phim trên Internet.

Mở rộng mạng Wi-Fi tại gia

>> Xem thêm

Thực hiện Port Forwarding cho máy ảo

vncongnghe - Các máy ảo được tạo ra bằng VirtualBox và VMware đều mặc định sử dụng kỹ thuật mạng NAT. Nếu muốn biến máy ảo thành một server có thể truy cập được thì bạn sẽ cần thay đổi kiểu kết nối mạng của máy hoặc thực hiện chuyển tiếp cổng (port forwarding) qua một NAT ảo. Bài viết sẽ hướng dẫn người dùng cách thực hiện việc này trên hai phần mềm ảo hóa phổ biến hiện nay là VMware và VirtualBox.

Kết nối bắc cầu (Bridged Networking)

Với NAT, hệ điều hành chủ thực hiện chuyển đổi địa chỉ mạng. Máy ảo dùng chung địa chỉ IP với máy tính chủ và sẽ không nhận được bất cứ lưu lượng đến nào. Người dùng có thể sử dụng chế độ kết nối bắc cầu thay thế, biến máy ảo thành một thiết bị riêng rẽ trên mạng và có địa chỉ IP riêng.

Để thay đổi kiểu kết nối của máy ảo trong VirtualBox, kích chuột phải vào máy ảo và chọn Settings. Nếu không thể nhấn Settings, ta sẽ cần tắt máy ảo đi trước khi thay đổi thiết lập.

Chọn chế độ kết nối Bridged adapter trong phần Network sau đó nhấn OK.
>> Xem thêm

Kỹ thuật Network Address Translation (NAT)

vncongnghe - Hầu hết những người sở hữu một kết nối Internet hiện đại ngày nay đều phải sử dụng đến kỹ thuật NAT (Network Address Translation). NAT đã là một phần không thể thiếu khi triển khai mạng IP diện rộng do không gian địa chỉ IPv4 đã bắt đầu co hẹp. Về cơ bản, NAT cho phép một (hay nhiều) địa chỉ IP nội miền được ánh xạ với một (hay nhiều) địa chỉ IP ngoại miền. Điều này cho phép sử dụng dải địa chỉ IP riêng theo chuẩn RFC 1918 trên các mạng nội bộ trong khi chỉ sử dụng một hoặc một số ít các địa chỉ IP công cộng.

Bài viết sẽ trình bày những khái niệm cơ bản về NAT, các loại NAT và cách thức hoạt động của công nghệ này.

NAT

Có ba loại NAT khác nhau gồm có: NAT động, NAT tĩnh và NAT vượt tải (NAT overloaded).

Với NAT tĩnh, một địa chỉ IP nội miền chỉ định sẽ được ánh xạ sang một địa chỉ IP chỉ định khác ngoài miền, như hình dưới đây.


Trong hình trên, một PC trong mạng nội bộ cần truyền thông tới một máy khác thuộc mạng ngoài, trong trường hợp này là Internet. Nhưng địa chỉ thuộc RFC 1918 không có khả năng định tuyến trên mạng Internet công cộng do vậy không được sử dụng làm địa chỉ nguồn hay đích. Để xử lý vấn đề này, NAT có thể được cấu hình tĩnh để nối địa chỉ nội bộ 192.168.1.10 với địa chỉ ngoài 203.0.113.10. Như vậy, với mạng ngoài, lưu lượng đến sẽ là từ địa chỉ 203.0.113.10 thay vì 192.168.1.10. Trong tình huống này, NAT sẽ coi địa chỉ IP 192.168.1.10 là địa chỉ cục bộ bên trong và địa chỉ được ánh xạ 203.0.113.10 là địa chỉ chung bên trong.

Với NAT động, Địa chỉ IP nội bộ sẽ tự động được khớp với một bộ các địa chỉ IP ngoài. Quá trình ánh xạ vẫn là giữa 1 địa chỉ nội bộ với một địa chỉ ngoài nhưng được diễn ra tự động.


Ở hình trên, hai PC trong mạng nội bộ cần truyền thông tới máy ở mạng ngoài, trong trường hợp này là Internet. NAT được cấu hình động để ánh xạ các địa chỉ nội bộ là 192.168.1.25 và 192.168.1.50 với những địa chỉ IP trong tập hợp địa chỉ đã cấu hình NAT. Trong hình, máy có địa chỉ 192.168.1.50 đã được ánh xạ đến địa chỉ 203.0.113.10 và máy có địa chỉ 192.168.1.25 được ánh xạ tới địa chỉ 203.0.113.11. Điều này có nghĩa là máy có địa chỉ 192.168.1.50 sẽ được khởi tạo lưu lượng ngoài trước.

Với NAT vượt tải (còn gọi là biên dịch địa chỉ cổng PAT), ánh xạ một một như NAT động và NAT tĩnh không được sử dụng. Thay vì một địa chỉ ngoài chỉ được gán cho 1 địa chỉ IP nội bộ thì giờ đây nó có thể được gán cho tất cả các máy nội bộ dựa trên số cổng (port number). Chỉ khi số lượng cổng khả dụng sử dụng bởi địa chỉ IP ngoài bị cạn kiệt thì một địa chỉ IP ngoài thứ hai mới được dùng đến với phương pháp tương tự.


Ở hình trên, có sáu máy khác nhau đang truy cập tới các máy thuộc mạng ngoài. NAT vượt tải được cấu hình với tập hợp địa chỉ trong dải 203.0.113.10 đến 203.0.113.14. Giả sử rằng lưu lượng qua NAT router một cách tuần tự thì mỗi loại lưu lượng sẽ được ánh xạ với một địa chỉ IP ngoài (trong trường hợp này là địa chỉ IP đầu tiên tron dải-203.0.113.10) và số cổng chỉ định.

Với mỗi ví dụ, NAT router được cấu hình sử dụng cùng địa chỉ IP là 192.168.1.1 trên giao diện Fast Ethernet 0/0 được đánh dấu là giao diện NAT nội và 203.0.113.1 trên giao diện FastEthernet 0/1, được đánh dấu là giao diện NAT ngoài.

Kết luận

Có rất nhiều phương pháp phức tạp hơn để triển khai NAT nhưng mục đích bài viết là giới thiệu về NAT và cách thức hoạt động trong những ví dụ đơn giản. hi vọng rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về NAT và cách nó được sử dụng trên mạng.

NamNguyen (Theo Petri / Quản Trị Mạng)
>> Xem thêm

10 Kế hoạch để một website thành công

vncongnghe - 10 Kế hoạch để một website thành công? Khi bạn thấy bế tắc với việc lên kế hoạch thiết kế website của mình hay làm thế nào để viết được bản mô phòng lại thì đây chính là một vài những thủ thuật sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn.


1. Người khách thân thiện

Phải luôn nhớ rằng điều quan trọng là website của bạn cần được trở thành người khách thân thiện. Điều này có nghĩa rằng khách hàng của bạn phải có đủ khả năng tìm thấy điều mà họ đang tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng, đồng nghĩa là hệ thống điều hướng truy cập phải tốt. Hầu hết các website hiển thị thanh điều hướng truy cập hoặc bên trái hoặc trên đỉnh. Từ đó hầu hết mọi người được sử dụng kiểu điều hướng truy cập này, và đó cũng là cách tốt nhất để gắn kết được với trang web. Nó cũng trợ giúp cho việc đặt thanh điều hướng truy cập website của bạn ở phía cuối mỗi trang nhằm giúp cho những người truy cập của bạn không phải quay lại lên trên.

2. Công cụ hỗ trợ tìm kiếm thân thiện

Những công cụ hỗ trợ tìm kiếm đều cố gắng liệt kê ra các trang web có nội dung hay, vì vậy bạn cần những từ khoá và những cụm từ khóa cho các trang của mình nhằm mô tả tốt nhất các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một người bán hoa thì bạn có thể sử dụng những từ như: người bán hoa, bán hoa trực tuyến, bán hoa ảo, bán hoa cưới, bán hoa ở Sydney, hoa tươi, cây cỏ, bó hoa, cắm hoa nghệ thuật, vv… nhiều tới mức có thể đảm bảo việc xếp hạng công cụ hỗ trợ tìm kiếm hiệu quả hơn. Bạn có thể vào trang: www.inventory.overture.com, www.wordtracker.com để tìm ra những từ khoá mà khách hàng của bạn đang cần.

Một khi bạn quyết định được các từ khoá thì hãy sử dụng chúng trong: (a) tên miền website của bạn, (b) tiêu đề trang – điều này được xuất hiện trong thanh công cụ phía trên cửa sổ trình duyệt của bạn, (c) đầu đề trang chủ, (d) đoạn văn đầu tiên của trang chủ, (e) thẻ siêu dữ liệu: từ khoá, tiêu đề trang, mô tả, (f) những tiêu đề đồ hoạ.

Việc sử dụng các từ khoá càng nhiều càng tốt là rất quan trọng, nhưng không kém phần quan trọng nếu những từ khóa đó có liên quan và không gây phiền hà. Nếu bạn gửi các từ khoá tương tự đến hàng loạt các địa chỉ khác nhau thì có thể bạn bị phạt hoặc thậm chí bị một vài công cụ tìm kiếm chặn lại.

3. Truyền tin khác với lưu trữ trực tuyến

Một trong những quyết định đầu tiên mà bạn cần làm là bạn có kiểu website nào. Nó sẽ chỉ là truyền tin hay nó sẽ là lưu trữ trực tuyến hoặc là một sự kết hợp cả hai? Một website thông tin thì giống như có một cuốn sách quảng cáo trực tuyến. Nó không bán các sản phẩm trực tiếp tới những khách hàng, nhưng lại cung cấp các chi tiết về hoạt động kinh doanh của bạn, các sản phẩm, dịch vụ và đôi khi cả các đặc tính của chúng dưới dạng một mẫu đơn đặt hàng có thể in ra được.

Một kiểu website khác là lưu trữ trực tuyến. Nó là một người bán hàng ảo, người luôn có tiềm năng cung cấp thông tin trước bán hàng theo mọi tình huống của bạn và sau đó thì bán được sản phẩm cho khách hàng.

4. Tạo một bản thiết kế

Trước khi bắt đầu nghĩ về điều cần phải viết trên mỗi trang web của mình, bạn cần tạo ra một bản thiết kế nhằm liệt kê tất cả các trang mà bạn muốn có. Dưới đây là danh sách của những trang được sử dụng thông thường nhất:

a. Trang chủ
b. Các sản phẩm/dịch vụ
c. Liên hệ
d. Giá cả
e. Chứng thực/ Giới thiệu sản phẩm/ Trước và Sau bán hàng
f. Những câu hỏi thường gặp
g. Mẫu phản hồi hoặc mẫu câu hỏi
h. Tạp chí trực tuyến hoặc thư báo
i. Nguồn/ Bài báo
j. Thông tin
k. Bảo hành
l. Khảo sát
m. Lịch sự kiện
n. Tìm kiếm đặc tính website
o. Chính sách trao đổi
p. Chính sách ưu đãi
q. Bản đồ website
r. Thông tin bản quyền
s. Liên kết
t. Truyền thông
u. Tin tức
v. Lưu trữ trực tuyến
Việc cố gắng để “thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn”, hãy để các khách hàng của bạn biết được làm thế nào các sản phẩm/dịch vụ sẽ mang lại lợi ích cho họ

5. Bán hàng chéo/bán hàng nâng cao như một phần nội dung của bạn

Nếu một khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm cụ thể, hãy đưa ra cho họ các chi tiết của những sản phẩm liên quan. Nhờ việc giới thiệu những sản phẩm khác, các khách hàng của bạn sẽ biết những sản phẩm khác nữa đang có sẵn và trong nhiều trường hợp thì nó sẽ giúp bạn bán thêm nhiều sản phẩm hơn. Amazon - www.amazon.com là một công ty làm việc này khá tốt. Chỉ cần tìm một cuốn sách cụ thể thì bạn sẽ thấy được thông tin về những người khác cũng đã mua cuốn sách đó. Hãy làm cho nó dễ dàng hơn để các khách hàng hoàn tất được một đơn đặt hàng bằng việc cung cấp các chỉ dẫn rõ ràng. Đảm bảo những chi phí giao nhận được được ra trước khi một khách hàng tiến hàng quá trình đặt hàng.

6. Tập trung vào khách hàng và những nhu cầu của họ

Việc cố gắng để “thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn”, hãy để các khách hàng của bạn biết được làm thế nào các sản phẩm/dịch vụ sẽ mang lại lợi ích cho họ. Vì vậy, hãy nhấn mạnh các lợi ích và giải quyết những vấn đề đó. Hãy thể hiện tiêu điểm này trong mọi nội dung bạn viết trên mỗi trang web của mình. Đừng cố gắng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho các khách hàng của bạn, mà hãy giúp họ.

7. Khách hàng có thể duyệt cả nội dung trong khi in
Hãy chỉ cho những người khách của bạn biết rằng họ có thể in ra nội dung và có thể duyệt khắp website ngay cả trong lúc nó đang in đó.

8. Sử dụng những tiêu đề và những tiểu tiêu đề để thu hút sự chú ý của khách hàng

9. Ghi rõ giá trị khuyến mại

Đưa ra những phần thưởng, các trắc nghiệm tự do, các giảm giá và những giải thưởng. Liệt kê giá trị tiền mặt bên cạnh mỗi phần thưởng. Mọi người sẽ cảm thấy họ đang có một cái giá tốt nhất và nó sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của bạn.

10. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp nội dung website

Đảm bảo không có những sai sót nào về chính tả hoặc ngữ pháp. Kiểm tra tất cả các trao đổi liên kết đang hoạt động và những hình ảnh hiển thị chính xác. Nếu bạn vẫn còn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy vào xem những trang web của các nhà cung cấp hoặc những đối thủ của bạn. Hãy thận trọng nếu bạn có sử dụng bản sao từ trang web đó cho dù bạn không vi phạm luật bản quyền. Còn nếu nghi ngờ thì liên lạc với tác giả hoặc người sở hữu bản quyền và xin phép. Mục tiêu cuối cùng của bạn là để hướng một người vào xem trở thành một khách hàng. Trên website của bạn, điều này được thực hiện bằng việc đưa ra nội dung giải thưởng. Mỗi trang nên có bản đồ thu nhỏ của nó. Và như vậy bạn không cần phải kiểm soát xem một người truy cập vào trang web của bạn như thế nào, điều này rất quan trọng vì có khả năng thực hiện một cách dễ dàng với nội dung hoạt động kinh doanh của bạn đưa ra và điều hướng truy cập tới những trang khác trong phạm vi website của bạn.

Nguồn: thegioiweb 
>> Xem thêm

Cách kiểm tra và khắc phục khi bị nhiễm Trojan DNS Changer

vncongnghe - Cục điều tra liên bang Mỹ FBI khuyến cáo rằng hơn 300.000 máy tính trên thế giới sẽ không thể truy cập mạng kết nối toàn cầu từ thứ Hai tới nếu bị nhiễm Trojan DNS Changer.

DNS Changer là virus bị một nhóm tội phạm Estonia phát tán từ năm 2007 để khống chế hàng triệu máy tính của người sử dụng, điều hướng họ tới các website quảng cáo giả mạo để chúng có thể kiếm tiền dựa trên lượt click chuột. Đường dây này thu được 14 triệu USD trước khi bị FBI bắt giữ vào tháng 11/2011.

DNS Changer từng lây lan trên vài triệu máy tính.

Việc lây nhiễm virus không chỉ khiến kết nối Internet chậm lại mà máy tính của nạn nhân còn bị chuyển hướng tới các máy chủ do nhóm tội phạm này điều khiển. Do đó nếu ngắt các server đó, họ sẽ không thể truy cập web. Chính vì thế, FBI quyết định tạm thời duy trì máy chủ và lập một site để mọi người kiểm tra xem máy của họ nhiễm virus hay không.

Phí duy trì lên tới hàng chục nghìn USD mỗi tháng khiến FBI dự định đóng server vào đầu tháng 3/2012. Tuy nhiên lượng máy tính bị virus vẫn khá lớn nên họ phải lùi đến ngày 9/7. Ước tính hiện nay còn khoảng 350.000 máy chưa được gỡ virus.
Mã độc DNS Changer hoạt động thế nào?

Hệ thống tên miền (DNS - Domain Name System) có nhiệm vụ đổi những địa chỉ website như VnExpress.net thành địa chỉ IP dạng số để các máy tính có thể giao tiếp với nhau. Mỗi khi người dùng truy cập VnExpress.net, máy tính của họ sẽ tự động lấy số IP và gửi tới DNS để hệ thống này hiển thị thông tin website trên máy của người sử dụng.

Tội phạm mạng đã tìm cách khống chế một số máy chủ DNS và phát tán virus DNS Changer nên kiểm soát được việc máy tính sẽ kết nối tới site nào. Chẳng hạn khi người dùng nhập truy cập một trang web, máy tính sẽ bị bí mật điều hướng tới một số site giả mạo để thu thập lượt click trước khi chuyển sang website thật mà người dùng muốn đọc (vì thế quá trình mở site sẽ bị chậm lại một chút).
Máy tính của bạn có bị nhiễm?

Để kiểm tra, người sử dụng đơn giản chỉ cần bấm vào link dns-ok.us của FBI. Nếu thấy hình ảnh màu xanh lá, máy tính của bạn không bị ảnh hưởng bởi DNS Changer còn nếu site hiển thị màu đỏ nghĩa là bạn phải quét virus để tiếp tục vào mạng từ 9/7.

Màu xanh nghĩa là máy tính của bạn an toàn.

Làm gì nếu máy bị nhiễm?

Trước tiên, hãy sao lưu toàn bộ thông tin có giá trị trong máy tính rồi nhờ chuyên gia bảo mật xử lý sự cố, hoặc cài một trong các công cụ diệt virus miễn phí được FBI đề xuất như sau: Hitman Pro, Kaspersky Labs TDSSKiller, McAfee Stinger, Microsoft Windows Defender Offline, Microsoft Safety Scanner, Norton Power Eraser, Trend Micro Housecall, MacScan hoặc Avira.

Châu An
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm

Cách chia sẻ file trực tuyến qua Ubuntu One

vncongnghe - Dịch vụ lưu trữ kết hợp đám mây của Ubuntu, với tên gọi Ubuntu One cho phép người dùng chia sẻ file của mình một cách công khai hay riêng tư cho người khác. Người dùng có thể chia sẻ file qua Internet từ trình duyệt file của Ubuntu.

Ubuntu One có hai phương pháp chia sẻ file: Publish, cho phép chia sẻ file một cách công khai trên web để bất cứ ai cũng có thể biết địa chỉ web của file và Share, cho phép chia sẻ một thư mục với những người dùng Ubuntu One chỉ định khác.
Bắt đầu

Ta sẽ cần kích hoạt Ubuntu One để chia sẻ file. Để làm điều này, kích vào biểu tượng Ubuntu One có hình chữ U trên dock Ubuntu. Cũng có thể khởi chạy Ubuntu One từ dash.


Ubuntu One sử dụng dịch vụ SSO (single sign-on). Nếu người dùng đã có một tài khoản Launchpad hoặc bất kỳ tài khoản Ubuntu SSO nào, họ đều có thể đăng nhập với tài khoản đó. Nếu không có, kích vào I don’t have an account yet – sign me up để tạo một tài khoản từ bên trong ứng dụng.


Sau khi được kích hoạt, người dùng có thể cho các file vào trong thư mục Ubuntu One ở thư mục chính (home directory) để đồng bộ chúng với tài khoản Ubuntu One trực tuyến. Ngoài ra, Ubuntu One còn cho phép chỉ định những thư mục khác nhau mà người dùng muốn đồng bộ hoặc kích chuột phải vào một thư mục trong trình duyệt file của Ubuntu, trỏ tới Ubuntu One và chọn Synchronize This Folder.

Chia sẻ file công khai

Ubuntu One cho phép phát hành file trực tuyến. Bạn sẽ nhận được một URL ngắn hay địa chỉ web để gửi cho người khác. Bất cứ ai biết địa chỉ này đều có thể xem nội dung file mà không cần đăng nhập hay đăng ký, vì vậy phương pháp rất thuận tiện cho việc chia sẻ file. Nhưng đây không phải là một ý hay khi muốn chia sẻ những dữ liệu nhạy cảm.

Để phát hành file trực tuyến, từ trình quản lý file Nautilus, kích chuột phải vào file đó, trỏ tới thực đơn con Ubuntu One và chọn Publish. Ta phải chọn một file đã được đồng bộ với Ubuntu One, nếu không, hãy chuyển file đó tới thư mục Ubuntu One.


Sau khi phát hành file, kích chuột phải vào nó lần nữa và chọn Copy Web Link trong thực đơn con Ubuntu One.


Ubuntu sẽ sao chép lại địa chỉ web của file vào clipboard. Bây giờ, ta có thể dán địa chỉ vào thanh địa chỉ của trình duyệt web để xem trực tiếp hoặc gửi đường link cho bất cứ ai.


Ta cũng có thể chia sẻ file công khai từ trình duyệt web. Đăng nhập tài khoản ubuntu One trên website Ubuntu One hoặc kích vào đường link Go to the web for public and private sharing options trong ứng dụng Ubuntu One.


Kích vào More link phía bên phải của file mà ta muốn phát hành trực tuyến. Kích đường link Publish File để Ubuntu One hiển thị URL mà ta có thể chia sẻ với người khác. Ngừng chia sẻ file từ đây bằng cách kích vào đường dẫn Stop publishing.

Chia sẻ file riêng tư

Người dùng cũng có thể chia sẻ các thư mục cho một hoặc nhiều địa chỉ email chỉ định. Những người được chia sẻ thư mục sẽ nhận được một email thông báo. Nếu họ không sẵn có tài khoản Ubuntu One, họ sẽ được đề nghị đăng ký. Những thư mục được chia sẻ xuất hiện dưới thư mục Shared With Me trong thư mục Ubuntu One ở chế độ chỉ đọc (Read-only) hay cho phép mọi người sửa đổi chúng.

Để chia sẻ thư mục, kích chuột phải vào thư mục mà đã được đồng bộ với Ubuntu One rồi, trỏ tới thực đơn con Ubuntu One và chọn Share.


Ta sẽ thấy một danh sách địa chỉ email từ danh bạ. Nếu muốn chia sẻ thư mục cho một địa chỉ email không có trong danh bạ, người dùng có thể bổ sung địa chỉ email vào danh bạ từ cửa sổ này.


Chọn một hay nhiều người bạn muốn chia sẻ thư mục sau đó kích Share để tiếp tục.


Hoặc kích vào đường dẫn Share this folder trên website của Ubuntu One để chia sẻ file.


Nhập địa chỉ email, chỉ định các tùy chọn sau đó kích Share this folder để chia sẻ thư mục.


Nếu không muốn chia sẻ file nữa thì bạn vẫn có thể dễ dàng tắt chức năng này từ website Ubuntu One.

NamNguyen (Theo HowToGeek)
Theo quantrimang.vn
>> Xem thêm

Cách vào Blogger từ mạng VNPT

vncongnghe - Không biết nguyên nhân tại sao, nhưng hiện tại các bạn sử dụng mạng VNPT không thể truy cập được vào trang blogspot.com được. Các bạn có thể xử lý đơn giản theo cách như sau.

1. Vào Network and Sharing Center


2. Chọn Change Adapter Setting

3. Chọn định dạng Network đang sử dụng


3. Click phải chọn Properties

4. Chọn Internet/Protocol Version 4 (TCP/IPv4)

5. Chọn Properties bên dưới


6. Các bạn chọn dòng "Use following DNS Server addresses" đổi thành DNS như sau:

4.2.2.3

4.2.2.4


 Như vậy là bây giờ các bạn đã có thể vào Blogger một cách bình thường được rồi đó.
Sonor
>> Xem thêm

Facebook cải tiến chế độ quản lý trong Fan Page

vncongnghe - Từ chiều 31.5, Facebook đã bổ sung hai tính năng quản lý trong các trang Fan Page.

Theo Techcrunch, hai tính năng này chính là thiết lập khả năng hẹn giờ đăng status và phân quyền quản lý trong Fan Page.

Để sử dụng tính năng hẹn giờ đăng status trong Facebook Fan Page, người dùng chỉ cần truy cập vào phần đăng status, nhấn chuột vào biểu tượng hình đồng hồ nằm ở góc trái. Sau đó bấm nút thiết lập ngày và giờ đăng cho status. Cuối cùng bấm nút Schedule để hoàn tất.

Hẹn giờ đăng trong Facebook Fan Page - Ảnh chụp màn hình

Các Status hẹn giờ đăng sẽ nằm trong mục Activity log của Fan Page. Khi cần, người dùng có thể vào đây để xem hoặc chỉnh sửa lại.

Tính năng quan trọng thứ hai là Facebook cung cấp thêm khả năng phân quyền cho từng người quản lý trong Fan Page với từng chức vụ khác nhau như: Manager, Content Creator, Moderator, Advertiser và Insights Analyst.

Quyền hạn của từng cấp độ trong Facebook Fan Page - Ảnh chụp màn hình

Để thiết lập phân quyền này, người dùng truy cập vào phần Manager.Settings, rồi chọn thẻ Admin Roles. Sau đó, người dùng có thể thiết lập lại quyền quản lý cho từng thành viên theo ý riêng.

Thành Luân
thanhnien online
>> Xem thêm

Xóa nhiều tin nhắn trong Facebook cùng lúc

vncongnghe - Nếu thường xuyên sử dụng Facebook để nhắn tin, và cảm thấy việc xóa các tin nhắn này rất bất tiện vì phải trải qua nhiều thao tác phức tạp, có thể thực hiện theo thủ thuật sau để "xử lý" các tin nhắn trong Facebook cùng lúc nhanh chóng.

Để sử dụng thủ thuật này, người dùng cần phải dùng trình duyệt Chrome.

Các bước thực hiện như sau:

- Truy cập vào địa chỉ: https://chrome.google.com/webstore/ sau đó gõ từ khóa Facebook Fast Delete Messages vào khung tìm kiếm rồi bấm Enter.

Giao diện giới thiệu tiện ích Fast Delete Messages - Ảnh chụp màn hình

- Bấm vào tùy chọn Add to Chrome để cài đặt tiện ích này vào máy. Cài đặt xong, kích hoạt lại Chrome và mở tài khoản Facebook của mình lên.

- Trong tài khoản Facebook của mình, hãy truy cập vào phần Messages. Lúc này, bạn sẽ thấy bên cạnh các tin nhắn xuất hiện thêm một dấu "X" màu đỏ.


Giao diện phần tin nhắn mặc định trong Facebook (ảnh trái) và giao diện khi cài thêm tiện ích Fast Delete Messages có thêm ô X mở rộng màu đỏ (ảnh phải) - Ảnh chụp màn hình

Nếu muốn xóa tất cả nội dung tin nhắn mà không bị Facebook hỏi việc xóa ra sao, thì chỉ cần nhấn vào nút "X" màu đỏ này.

Thành Luân
>> Xem thêm

Mở sẵn nhiều trang web cùng lúc trên trình duyệt web

vncongnghe - Nếu muốn bật sẵn thật nhiều trang web yêu thích ngay khi vừa kích hoạt trình duyệt web, bạn có thể thực hiện theo thủ thuật dưới đây.

* Đối với trình duyệt Chrome

- Kích hoạt trình duyệt web Chrome lên, sau đó nhấn chuột vào biểu tượng có hình chiếc cờ lê ở góc phải màn hình, rồi chọn Settings.

- Trong cửa sổ vừa xuất hiện, kéo chuột xuống phần On startup, chọn Open a specific page or set of pages, rồi nhấn vào Set pages.

Thiết lập mở cùng lúc nhiều trang web yêu thích khi vừa bật Chrome - Ảnh chụp màn hình

- Trong cửa sổ vừa xuất hiện, gõ vào địa chỉ trang web muốn thêm vào. Sau đó, thực hiện thao tác tương tự cho nhiều trang web khác.

- Nhập xong, bấm nút OK để xác nhận các bước. Sau đó, tắt/mở lại Chrome để thấy kết quả.

* Đối với trình duyệt Internet Explorer

- Kích hoạt trình duyệt web Internet Explorer lên, sau đó bấm vào menu Tools > Internet Options.

- Trong cửa sổ vừa xuất hiện, bấm vào thẻ General. Tại khung thoại Home Page, nhập liên tiếp vào những địa chỉ thường viếng thăm mà khi vừa bật Internet Explorer nó sẽ tự động được hiện ra.

Giao diện tùy chỉnh mở nhiều trang web trong Internet Explorer - Ảnh chụp màn hình

Lưu ý: mỗi địa chỉ cách nhau một hàng, nhập xong một địa chỉ thì chỉ cần nhấn Enter là được. Thực hiện xong, bấm vào nút OK để xác nhận việc thay đổi sau đó mở lại Internet Explorer để thấy kết quả.

Thành Luân
Theo thanhnien online
>> Xem thêm

Remote Desktop từ máy tính Windows Vista tới Windows XP

Remote Desktop từ máy tính Windows Vista tới Windows XP


Microsoft Windows Vista được trang bị thêm một số lớp bảo mật hệ thống an toàn hơn so với Windows XP. Nói chung, đây là một điều tốt. Tuy nhiên, các lớp bảo mật bổ sung này đôi khi lại gây khó khăn đối với thói quen của người dùng cuối. Ứng dụng Remote Desktop là một ví dụ. Khi tiến hành kết nối xa tới một máy tính cài đặt hệ điều hành Windows XP từ một máy khác dùng hệ điều hành Vista có thể gây ra sự cố nếu như bạn không cẩn thận trong suốt quá trình cấu hình. 



Windows XP

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ giả thiết rằng bạn đã tạo được một kết nối hợp lệ, ổn định tới mạng từ xa thông qua VPN hay qua các kết nối an toàn khác. Vấn đề cần phải giải quyết đó là hoàn thiện các kết nối máy để bàn từ xa. Chúng ta cũng giả thiết rằng các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP đã được cấu hình để chấp nhận một kết nối từ xa tại thẻ Remote trên System Properties ( Hình A). 



Hình A: Thẻ Remote (System Properties)
Windows Vista 

Sau khi đã thực hiện kết nối VPN bạn nên bắt đầu ứng dụng Remote Desktop Connection trên Vista. Vì một số lí do mà các phím tắt trên Vista được ẩn giấu bên trong các trình đơn. (Hình B). Máy tính trong ví dụ này cài đặt Windows Vista Ultimate. 

Hình B: Khởi chạy Remote Desktop Connection

Phiên bản Vista của phần mềm kết nối từ xa rất giống với các ứng dụng trên Windows XP. Chìa khóa để các kết nối hoạt động đó chính là bạn cần phải nhập tên đầy đủ của các máy tính từ xa. Trong trường hợp ví dụ này, bạn thêm các thông tin miền vào phần sau của tên máy tính trạm. Có dạng như sau:

tenmaytram.domain.server 

Hình C: Nhập các xác nhận

Sau khi kích OK, bạn sẽ thấy xuất hiện cửa sổ cảnh báo như Hình D, cảnh báo này có thể khiến người dùng lo lắng khi lần đầu tiên họ bắt gặp nó. Vista đang thông báo cho bạn biết rằng một số đặc tính bảo mật sẽ mất bởi vì bạn đang cố gắng kết nối từ xa tới một máy tính cài đặt Windows XP. Bạn sẽ không thể làm được gì khác ngoại trừ chấp nhận lựa chọn Yes, I want to connect anyway

Hình D: Lựa chọn Yes, I want to connect anyway

Tại đây bạn đã có thể nhìn thấy màn hình giống như trên máy tính từ xa của bạn. 

Cảnh báo 

Nếu như các nhà quản trị mạng của bạn không hỗ trợ kết nối xa từ một máy tính Vista tới máy XP thì bạn sẽ phải tự xử lý tình huống khi xảy ra hư hỏng. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn đã được sự cho phép từ quản trị mạng của công ty hoặc bạn đã sẵn sàng có phương án dự phòng khi mạng hay hệ thống mạng xảy ra vấn đề về bảo mật.










>> Xem thêm

Khắc phục sự cố các vấn đề kết nối trong mạng (Phần 1)


Phần cứng và phần mềm mạng ngày nay ngày càng trở nên tin cậy hơn nhưng, tuy nhiên đôi khi vẫn có những thứ xảy ra không như mong muốn. Chính vì vậy trong loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một số kỹ thuật khắc phục sự cố để bạn sử dụng khi các máy tính trong mạng gặp các vấn đề khó khăn trong truyền thông. Vì mục đích nhằm giới thiệu cho những người vẫn ít kinh nghiệm trong làm việc với giao thức TCP/IP, nên chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những kiến thức cơ bản, sau đó sẽ làm việc với các kỹ thuật nâng cao hơn.

Thẩm định kết nối mạng
Khi một host có vấn đề nào đó trong truyền thông với host khác, thứ đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện là thu thập các thông tin về vấn đề đó. Cụ thể hơn, bạn cần đọc các tài liệu về cấu hình của host, chỉ ra xem host có vấn đề truyền thông với các máy tính khác trên mạng hay không và xem vấn đề ảnh hưởng thể có ảnh hưởng tới các host khác hay không.
Cho ví dụ, cho rằng một máy trạm làm việc có một vấn đề truyền thông với một máy chủ nào đó. Tự bản thân nó không thực sự cho bạn nhiều thông tin. Mặc dù vậy, nếu bạn tìm hiểu thêm một chút sâu hơn và phát hiện máy trạm không thể truyền thông với tất cả các máy chủ khác trong mạng thì vấn đề có thể nằm ở cáp mạng, có được kết nối hay không, hay cổng của bộ chuyển mạch bị hỏng hoặc có thể là một vấn đề trong việc cấu hình mạng chẳng hạn.
Tương tự như vậy, nếu máy trạm có thể truyền thông với một số máy chủ trong mạng, nhưng không phải tất cả thì điều đó cũng cho bạn có được một sự gợi ý về vị trí nhằm tìm kiếm vấn đề. Trong kiểu tình huống đó, bạn có thể sẽ kiểm tra xem những máy chủ nào không thể liên lạc. Liệu tất cả chúng có nằm trên một subnet? Nếu vậy thì vấn đề định tuyến có thể gây ra lỗi này.


Nếu nhiều máy trạm làm việc có vấn đề truyền thông với một máy chủ cụ thể thì vấn đề có thể không nằm ở các máy trạm trừ khi các máy trạm này đã được cấu hình lại gần đây. Trong trường hợp này, vấn đề thiên về sự cố xảy ra ở máy chủ.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bài test cơ bản. Những bài test mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn sẽ không thể hiện nhiều nguyên nhân của vấn đề nhưng chúng sẽ giúp thu hẹp được nhiều thứ để bạn biết đầu quá trình khắc phục sự cố từ đâu.
PING
PING là một tiện ích chuẩn đoán TCP/IP đơn giản nhất đã được tạo ra, nhưng những thông tin mà nó có thể cung cấp cho bạn lại hoàn toàn vô giá. Đơn giản nhất, PING cho bạn biết được máy chủ của bạn có truyền thông được với các máy tính khác hay không.


Thứ đầu tiên mà chúng tôi khuyên bạn thực hiện là mở cửa sổ lệnh (Command Prompt), sau đó nhập vào đó lệnh PING, tiếp đến nhập vào địa chỉ IP của máy mà bạn đang có vấn đề truyền thông. Khi thực hiện ping, máy mà bạn đã chỉ định sẽ cho ra 4 phản hồi, xem thể hiện trong hình A.

Hình A: Mỗi một máy sẽ tạo ra 4 phản hồi
Những phản hồi này về cơ bản sẽ cho bạn biết được khoảng thời gian máy tính được chỉ định đáp trả 32 byte dữ liệu là bao nhiêu. Cho ví dụ, trong hình A, một trong 4 đáp trả được nhận đều nhỏ hơn 4 ms.
Khi bạn thực hiện một lệnh PING, một trong 4 tình huống sẽ xảy ra, mỗi một tình huống trong đó đều có ý nghĩa của riêng nó.
Tình huống đầu tiên có thể xảy ra là máy được chỉ định sẽ tạo ra 4 phản hồi. Điều đó chỉ thị rằng máy trạm hoàn toàn có thể truyền thông với host được chỉ định ở mức TCP/IP.
Tình huống thứ hai có thể xuất hiện là tất cả 4 yêu cầu time out, như thể hiện trong hình B. Nếu bạn quan sát trình hình A, bạn sẽ thấy rằng mỗi đáp trả đều kết thúc bằng TTL=128. TTL là viết tắt của Time To Live. Nó có nghĩa rằng mỗi một trong 4 truy vấn và đáp trả phải được hoàn thiện trong khoảng thời gian 128 ms. TTL cũng được giảm mỗi lần khi bước nhảy trên đường trở về. Bước nhảy xuất hiện khi một gói dữ liệu chuyển từ một mạng này sang một mạng khác. Chúng tôi sẽ nói thêm về các bước nhảy trong phần sau của loại bài này.

Hình B: Nếu tất cả các yêu cầu đều bị time out thì điều đó nói lên rằng truyền thông giữa hai địa chỉ này bị thất bại
Bất cứ tốc độ nào, nếu tất cả 4 yêu cầu đề bị time out, thì điều đó có nghĩa rằng TTL bị hết hiệu lực trước khi phản hồi được nhận. Điều này có nghĩa một trong ba ý sau:
  • Các vấn đề của truyền thông sẽ cản trở các gói truyền tải giữa hai máy. Điều này có thể do hiện tượng đứt cáp hoặc bảng định tuyến bị tồi, hoặc một số lý do khác.
  • Truyền thông xuất hiện, nhưng quá chậm đối trong phúc đáp. Điều này có thể bị gây ra bởi sự tắc nghẽn trong mạng, bởi phần cứng hay vấn đề chạy dây của mạng bị lỗi.
  • Truyền thông vẫn hoạt động nhưng tường lửa lại khóa lưu lượng ICMP. PING sẽ không làm việc trừ khi tường lửa của máy đích (và bất kỳ tường lửa nào giữa hai máy) cho phép ICMP echo.
Tình huống thứ ba có thể xảy ra khi bạn nhập vào lệnh PING là vẫn nhận được một số phản hồi nhưng một số khác time out. Điều này có thể là do cáp mạng tồi, phần cứng lỗi hoặc hiện tượng tắc nghẽn trong mạng.
Tình huống thứ tư có thể xuất hiện khi ping là một thông báo lỗi giống như những gì thể hiện trên hình C.

Hình C: Lỗi chỉ thị rằng TCP/IP không được cấu hình đúng
Lỗi “PING: Transmit Failed” chỉ thị rằng TCP/IP không được cấu hình  đúng trên máy tính bạn đang nhập vào lệnh PING. Lỗi này xuất hiện trong Windows Vista. Các phiên bản Windows cũ hơn cũng sinh ra một lỗi khi TCP/IP bị cấu hình sai, nhưng thông báo lỗi được hiển thị là “Destination Host Unreachable”.
PING thành công sẽ như thế nào?
Tin tưởng hay không, một ping thành công không phải là một hiện tượng lạ, thậm chí nếu hai máy có vấn đề truyền thông với nhau. Nếu xảy ra điều này, thì có nghĩa rằng cơ sở hạ tầng mạng bên dưới vẫn tốt và các máy tính vẫn có thể truyền thông với nhau ở mức TCP/IP. Thường thì đây vẫn là một dấu hiệu tốt vì vấn đề đang xuất hiện không quá nghiêm trọng.
Nếu truyền thông giữa hai máy bị thất bại nhưng hai máy có thể PING với nhau thành công (khi thực hiện lệnh PING từ hai máy), thì có một vấn đề khác bạn có thể thử ở đây. Thay cho việc ping đến một host bởi địa chỉ IP, bạn hãy thay thế địa chỉ IP bằng tên miền hoàn chỉnh của nó, xem thể hiện trong hình D.

Hình D: Thử ping host của mạng bằng tên miền hoàn chỉnh
Nếu bạn có thể ping bằng địa chỉ IP, nhưng không ping được bằng tên miền hoàn chỉnh thì vấn đề có thể là ở DNS. Máy trạm có thể được cấu hình sử dụng máy chủ DNS sai, hoặc máy chủ DNS có thể gồm một host record cho máy mà bạn đang muốn ping đến.
Nếu nhìn vào hình D, bạn có thể thấy rằng địa chỉ IP của máy được liệt kê bên phải tên miền hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ rằng máy tính có thể chuyển sang một tên miền hoàn chỉnh. Bảo đảm rằng địa chỉ IP mà tên được chuyển sang là chính xác. Nếu bạn thấy một địa chỉ IP khác so với địa chỉ mong đợi thì có thể host record của DNS bị lỗi.
Kết luận
Bài này đã giới thiệu cho các bạn một số bước cơ bản để test kết nối cơ bản giữa hai máy tính. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật để các bạn sử dụng trong quá trình khắc phục sự cố.



Văn Linh (Theo WindowsNetworking)
Quantrimang.com.vn


>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang