Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Cước 3G tăng 40%, chất lượng tăng bao nhiêu?

Hôm nay 16/10, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone bắt đầu tăng giá cước 3G. Kéo theo diễn biến này, hàng trăm bạn đọc đã đưa ra thắc mắc, liệu việc tăng giá cước có đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng giá hai lần trong năm

Bắt đầu từ hôm nay 16//10, cước 3G trọn gói của Viettel (Mimax) và Mobifone (MIU) sẽ điều chỉnh tăng từ 50.000/tháng đồng lên 70.000 đồng/tháng. Với gói cước này, người dùng sẽ có 600MB dung lượng miễn phí truy cập ở tốc độ cao, vượt quá dung lượng này người dùng sẽ chuyển sang sử dụng ở tốc độ thấp nhưng không bị tính thêm cước vượt trội.

>> Xem thêm

Nhà mạng tiếp sức cuộc đua smartphone phổ thông

Cùng với trào lưu smartphone hóa, sự tham gia của viễn thông đã thúc đẩy thị trường thêm một bước ngoặt mới, khi mà người dùng không chỉ sở hữu smartphone với giá tốt, mà còn được ưu đãi cước từ thoại, SMS đến data.


Lợi đôi đường

Với một chiếc smartphone mua thông thường qua các chuỗi bán lẻ, người dùng chỉ có thể sử dụng những tính năng mà chính chiếc điện thoại thông minh đó mang lại. Trong xu hướng smartphone đang ngày càng bình dân, thì việc sở hữu là hoàn toàn dễ dàng. Cụ thể, với số tiền chưa tới 2 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu được những chiếc smartphone màn hình rộng kèm theo những tính năng tiện ích như 3G, chụp ảnh, mạng xã hội, email, chơi game, lướt web...

>> Xem thêm

Sắp thanh tra diện rộng di động trả trước

Trong tháng tư này, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành Hội nghị tập huấn công tác thanh tra thuê bao trả trước. Ngay sau đó, sẽ triển khai thanh tra diện rộng toàn quốc.

ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), mặc dù trong thời gian qua, số lượng thuê bao "ảo" đã hạn chế nhưng quản lý thuê bao trả trước vẫn còn nhiều vấn đề.
Thời gian tới, để kiểm tra việc thực hiện Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước và Thông tư 14 quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ tiến hành thanh tra diện rộng đối với việc quản lý thuê bao trả trước. Dự kiến Hội nghị tập huấn sẽ được diễn ra trong tháng 4/2013 và sau đó sẽ tiến hành thanh tra ngay thuê bao trả trước.

>> Xem thêm

Mobifone, Vinaphone tăng giá và dung lượng gói cước

vncongnghe - Mấy ngày gần đây nhiều thuê bao Mobifone nhận được tin nhắn từ đầu số tổng đài 090 cho biết sẽ tăng giá gói cước internet không giới hạn MIU.

Theo bài viết đăng trên GenK, nhân viên chăm sóc khách hàng MobiFone ở tổng đài 9090 cho biết từ ngày 1/4/2013, giá gói cước internet không giới hạn MIU của MobiFone sẽ tăng lên 50.000 đồng/tháng, so với giá trước đó là 40.000 đồng/tháng, gói cước internet không giới hạn ưu tiên cho sinh viên cũng tăng thêm 15.000 đồng lên 35.000 đồng/tháng.

Cùng với việc tăng giá, các gói cước internet của MobiFone kể trên được tăng thêm 100 MB dung lượng, đạt 600 MB dung lượng miễn phí ở tốc độ cao 7,2 Mbps. Cũng như gói MIU khi chưa tăng giá, sau khi dùng hết 600 MB dung lượng ở tốc độ 7,2Mbps, băng thông của người dùng sẽ hạ về tốc độ 256kbps.

Nhà mạng "anh em" với MobiFone là VinaPhone cũng đã điều chỉnh giá gói cước internet không giới hạn MAX và MAXS cho sinh viên, học sinh tương tự.

Ứng dụng liên lạc miễn phí đang khiến nhà mạng đau đầu

>> Xem thêm

Mạng 4G LTE là gì? Tốc độ bao nhiêu?

LTE, hệ thống mạng viễn thông mới được triển khai, hứa hẹn tốc độ rất cao đáp ứng các cuộc hội hoại video call, và truyền hình qua internet.

Ảnh quantrimang.com

Tốc độ nhanh. LTE có nghĩa long-term evolution, được phát triển vào năm 2009 tại Thụy Điển bởi nhà mạng TeliaSonera. Nó có tốc độ rất nhanh, trung bình khoảng 33.4Mbps. Tốc độ download khoảng 5 đến 12Mbps và upload khoảng 2 đến 5Mbps.

Độ trễ ít. LTE có độ trễ ít hơn hệ thống Cell hiện tại, do vậy nó rất có lợi cho các cuộc thoại hoặc truyền hình qua IP. Nhà mạng Verizon tuyên bố tốc độ trễ bằng nửa mạng 3G, và các thuê bao chỉ bị trễ khoảng ba mươi phần nghìn giây.

Tương lai trở thành một chuẩn quốc tế. Hiện tại trên thế giới chỉ mới có 17 điểm cung cấp dịch vụ này, nhưng đã có 173 nhà mạng khai thác và có kế hoạch triển khai nó, hiệp hội GSM cho biết. Trên diễn đàn của Wimax cho biết, có 592 mạng tốc độ cao sử dụng giao thức Microwave Access (WiMax), tuy nhiên cấu hình này bao gồm cả hệ thống cố định và di động. Nhà sáng lập Recon Analytics so sánh LTE tương tự như hệ thống mạng toàn cầu GSM (global system for mobile communication) chuẩn cho di động ở Châu âu và Châu á. Trong khi Hàn quốc và Mỹ lại phát triển CDMA (code division multiple access). Entner còn cho biết LTE sẽ chiếm ưu thế hơn cả GSM đã từng làm.

4G không phải là vấn đề. Các chuyên gia liên minh viễn thông quốc tế gây ra một cuộc tranh cãi vào năm ngoái khi cho rằng LTE hay Wimax sẽ đủ chuẩn như 4G trong version tiếp theo. Tốc độ sẽ đạt hơn 100Mbps.

Mức độ phủ sóng còn hạn hẹp. Tùy thuộc vào việc di chuyển của chủ thuê bao ở trong hay ngoài khu vực nội thị. Trong trường hợp bạn ra ngoài vùng phủ sóng LTE thì sẽ chuyển sang sóng của mạng 3G. Nhà mạng Verizon đạt khoảng 110 triệu người, nó sẽ gấp đôi vào năm tới. Với tầm phủ sóng trên 290 triệu dân của mạng 3G thì rõ ràng phải đến 2013 thì LTE mới đạt bằng hoặc hơn con số này. AT&T cũng phủ sóng cả hai hệ thống 3G và 4G vào năm 2013

Theo moondesign.vn
>> Xem thêm

Viễn thông di động sẽ trở về thời kỳ độc quyền nhóm?

vncongnghe - Từ 7 nhà mạng có hạ tầng và 2 nhà khai thác không tần số, thị trường di động Việt Nam từng được cho là có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ để rồi theo quy luật, những doanh nghiệp (DN) không đủ sức kinh doanh đã phải ra đi. Đến nay, trên danh nghĩa vẫn còn 6 nhà mạng có hạ tầng. Song với mạng S-Fone đang bị xếp vào cảnh “sống thực vật” với tình trạng phải đóng cửa nhiều văn phòng vì chưa trả tiền thuê, nợ lương nhân viên, bị đối tác cắt roaming vì chưa thanh toán cước kết nối, nợ tiền thanh toán các loại phí về tần số, kho số…

Mạng di động được coi như “con gà đẻ trứng vàng”. Ảnh: Thanh Hải

Nếu không tìm được nhà đầu tư mới, S-Fone sẽ phải tuyên bố phá sản. Nhà mạng kế tiếp là Gmobile – thương hiệu thay thế Beeline, tuy đã hoạt động trở lại từ cuối tháng 10-2012 nhưng việc kinh doanh không đơn giản khi thị trường đã bão hòa, doanh thu/thuê bao hiện ở mức quá thấp. Thêm nữa, để duy trì hoạt động, Gmobile phải đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng mạng lưới với số vốn cả tỷ USD. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thật không dễ để “rót” một khoản tiền lớn như vậy.

Hồi đầu năm nay, lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông toàn cầu (Gtel) chủ quản của Gmobile công bố trên một số phương tiện truyền thông đã có thỏa thuận roaming với Tập đoàn VNPT. Như vậy có thể hiểu Gmobile được dùng sóng di động của VNPT để nâng cao chất lượng phục vụ, để thu hút thuê bao mới… song theo đánh giá của một chuyên gia trong ngành, câu chuyện tồn tại và phát triển của một mạng di động lại không nằm ở sự hợp tác này nọ mà ở vấn đề kinh doanh, thương hiệu. Do đó, trở lại vấn đề như đã đề cập ở trên về nhà mạng này, có thể thấy năm 2013 sẽ rất khó khăn cho hoạt động của Gmobile.

Với Vietnamobile, khoảng nửa năm nay, các thông tin phát ra từ nhà mạng này với giới truyền thông không nhiều và không rộng rãi. Được biết, nhà mạng vẫn thực hiện các chương trình khuyến mãi thẻ nạp giá trị lớn (ít nhất là tặng 100% giá trị thẻ nạp) cho khách hàng nhưng có thể thấy, trong bối cảnh chỉ số doanh thu/thuê bao khá thấp, việc duy trì khuyến mãi lớn để thu hút thuê bao thật không đơn giản.

Còn lại ba nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang chiếm tới 95% thị phần, đều là DN 100% vốn nhà nước. Với cơ sở hạ tầng, thuê bao hiện có, có thể thấy chưa xuất hiện mối đe dọa nào ảnh hưởng đến việc duy trì sự phát triển của ba “đại gia” này. Tất nhiên, những khó khăn, khủng hoảng từ nền kinh tế trong nước và thế giới cũng sẽ có ảnh hưởng chung tới các DN, nhưng có thể nói viễn thông vẫn sẽ ít bị ảnh hưởng nhất vì liên lạc hiện trở thành một trong số nhu cầu thiết yếu của con người.

Tại một cuộc tọa đàm về triển vọng ngành viễn thông năm 2013, một số ý kiến cho rằng, để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới, phải thực hiện cổ phần hóa (CPH) các DN này, theo hướng chỉ giữ lại một DN viễn thông 100% vốn nhà nước… Việc thực hiện CPH DN, trong đó có DN viễn thông cũng là xu hướng tất yếu và thực tế Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải CPH các mạng di động kể trên. Nhưng, với ngành viễn thông, nhất là di động được coi như “con gà đẻ trứng vàng” nếu thực hiện CPH cũng phải được chính những người trong cuộc, cơ quan quản lý nhà nước tính toán thận trọng để vừa tạo thế phát triển vừa bảo đảm nguồn vốn cho Nhà nước, quyền lợi của người lao động và càng không để bị rơi vào cảnh một nhóm hoặc cá nhân nào đó thâu tóm như đã xảy ra ở lĩnh vực ngân hàng.

Theo Hà Nội Mới, Genk
>> Xem thêm

Nhiều DN bị phạt nặng vì tin nhắn kích dục

vncongnghe - Đợt kiểm tra mới đây với hơn 400 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trên cả nước cho thấy, tình trạng vi phạm về tin nhắn rác, tin nhắn kích động dâm ô, đồi trụy vẫn còn khá nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đã bị phạt tới gần 1 tỷ đồng do tính chất sai phạm nặng.


Phát biểu tại Hội nghị Quản lý Giao ban Nhà nước của Bộ TT&TT sáng 8/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh thanh tra Bộ TT&TT cho biết mặc dù Bộ đã có nhiều biện pháp siết chặt, ngăn chặn tin nhắn rác song dịp Tết vừa qua, nhiều doanh nghiệp nội dung vẫn cố tình vi phạm. Điển hình như Tinh Vân đã bị phạt tại chỗ 150 triệu vì hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn kích động đồi trụy, phạt bổ sung, tịch thu thêm 533 triệu. Tổng mức phạt dành cho doanh nghiệp này lên tới 683 triệu đồng.

Tương tự, Thanh tra Bộ cũng vừa xử lý xong vụ vi phạm của công ty Hà Thành với các lỗi như gửi tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, khiêu dâm số lượng lớn. Doanh nghiệp này bị phạt tại chỗ 135 triệu đồng và phạt bổ sung 744 triệu đồng, nâng tổng án phạt lên 879 triệu đồng.

"Trên thực tế, tin nhắn rác vẫn rộ lên trong dịp Tết 2013 mà các nhà mạng vẫn không thể ngăn chặn được", ông Hùng cho biết. Theo kiến nghị của Thanh tra Bộ, công tác quản lý đầu số cần được chuyển từ các nhà mạng về Bộ thì "mới có thể quản lý được". Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải lưu cơ sở dữ liệu trong thời hạn một năm, thậm chí nhiều năm để tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ lưu dữ liệu theo đơn vị tháng, nên khi Thanh tra đến rà soát thì các nội dung vi phạm đã được xóa hết, gỡ hết, gây khó cho công tác xử phạt.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Quốc Khánh, đại diện Trung tâm VNCERT thì vẫn có một tín hiệu đáng khích lệ trong dịp Tết Quý Tỵ là tỷ lệ người dùng khiếu nại về tin nhắn rác đã giảm khoảng 40% so với trước đây. "Các hành động xử lý trước Tết và sát Tết của Bộ TT&TT đã có hiệu quả", ông Khánh nhận định.

Đồng tình với quan điểm của ông Hùng, Thứ trưởng Lê Nam Thắng yêu cầu cục Viễn thông sớm trình thông tư về giá cước tin nhắn, do đây là một cơ sở quan trọng để có thể kiểm soát tình trạng nhắn tin rác tràn lan hiện nay. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị Cục cần nghiên cứu về hiện trạng nhà mạng phân phối, cung cấp các đầu số nội dung 1900 cho doanh nghiệp nội dung (CSP) ra sao. "Chúng ta cần xem lại cơ chế quản lý các đầu số này như thế nào để ngăn chặn được triệt để tình trạng lừa đảo bằng tin nhắn", Thứ trưởng nêu quan điểm.

Theo ước tính sơ bộ, chưa chính thức của nhiều chuyên gia thì sau khi Bộ TT&TT siết quản lý thuê bao trả trước bằng các hình thức như quy định giá cước, hạn chế khuyến mại, số SIM mới kích hoạt trên hệ thống các nhà mạng đã giảm khoảng 10 lần. Các SIM giá rẻ, khuyến mại khủng, dùng một lần được cho là "thủ phạm" chính phát tán tin nhắn rác, lừa đảo, khiêu dâm trong suốt thời gian qua, do đó, hạn chế được số lượng SIM kiểu này hòa mạng thì cũng giúp hạn chế đáng kể vấn nạn tin nhắn rác.

Việc các DN phát tán tin rác gặp khó và phải chuyển sang nhiều hình thức lừa đảo, lách luật khác như nháy máy câu cước đã cho thấy, nếu tiếp tục kiểm soát chặt SIM mới và thuê bao trả trước thì vấn đề tin nhắn rác sẽ có thể kiểm soát một cách hiệu quả.

Trọng Cầm
Theo Vietnamnet
>> Xem thêm

Tin rác, tin lừa tiếp tục gây rối trên di động

vncongnghe - Không chỉ những đầu số trong "danh sách đen" mà những đầu số "sạch" cũng bắt đầu tham gia hoạt động này.

Khó xử lý?

Theo quan sát của Thanh Niên Online, trong thời gian qua, người dùng dịch vụ viễn thông di động vẫn liên tục bị “khủng bố” bởi tin nhắn rác.

 Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo vẫn liên tục làm phiền và gây rắc rối cho người sử dụng điện thoại di động - Ảnh : Ngọc Thắng

Hàng loạt tin nhắn kiểu “Anh goi vao so 19004586 de noi chuyen va tam su voi em nhe" hoặc "Goi 19006730 de nghe tu van 36 tu the phong the, DOC _ LA _ MOI NHAT (Cam tre em)" liên tục làm phiền người sử dụng.

Nhiều thuê bao cho biết đã phản ánh tới trung tâm chăm sóc khách hàng của Mobifone thì nhận được hướng dẫn cách soạn tin với cú pháp rườm rà, phức tạp. Các nhân viên chăm sóc khách hàng của mạng này cũng thừa nhận chuyện tin nhắn rác là khó xử lý và mong được thông cảm (!).

Theo đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (VNCERT), một trong những cách thức để giải quyết tình trạng tin nhắn rác là hạn chế tối đa tình trạng sim rác. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù đã có các quy định liên quan đến đăng ký thông tin cá nhân, chế tài... nhưng sim rác vẫn được bán công khai

Đi tìm nguyên nhân

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, cho biết gần đây đã xuất hiện một số hình thức lừa đảo mới và một số động tác “lách luật” từ phía các doanh nghiệp.

Cụ thể đó là việc một loạt các đầu số chưa từng liên quan đến việc phát tán tin nhắn rác trước đây nhưng thời gian qua bắt đầu tham gia vào hoạt động này. Ông Khánh cho biết hiện tại các cơ quan chức năng đang theo dõi chặt chẽ và sẽ xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, việc quản lý thiếu chặt chẽ của các nhà mạng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sim rác, tin nhắn rác vẫn gây nhức nhối dư luận

Một nguyên nhân khác khiến tin nhắn rác ngày càng bùng nổ là do việc phát tán tin rác hiện vô cùng dễ thực hiện với các phần mềm, thiết bị hỗ trợ phát tán được rao bán công khai trên mạng với giá bèo.

Chỉ với khoảng 500.000 đồng, bất cứ một người sử dụng không chuyên nào cũng có thể có được phần mềm hỗ trợ phát tán tin nhắn.

Chỉ cần thêm một USB 3G hoặc điện thoại di động kết nối qua máy vi tính, phần mềm này có khả năng hỗ trợ gửi đi khoảng trên dưới 1.000 tin nhắn/giờ.

Cao cấp hơn là hệ thống nhắn tin sử dụng GSM modem có giá khoảng 2 - 3 triệu đồng có khả năng tự động hơn 1.000 - 10.000 tin nhắn/giờ (tùy theo loại modem).

Bên cạnh đó còn phải kể đến hàng loạt các công ty chuyên làm dịch vụ phát tán tin nhắn rác dưới lớp áo khoác dịch vụ “marketing qua điện thoại di động”. Các “doanh nghiệp” này còn sẵn sàng chuyển nhượng hệ thống danh bạ các khách hàng mục tiêu được phân loại theo địa điểm, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập... với giá 100đ/thuê bao.

Chỉ cần bỏ ra khoảng 5 triệu đồng, một khách hàng đã có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khoảng 10.000 thuê bao ĐTDĐ, một mức giá quá rẻ nếu so với các hình thức quảng bá khác.

Người dùng nên tự bảo vệ mình thế nào?
Theo tư vấn của các chuyên gia, để tránh bị mất tiền oan, khi nhận được các tin nhắn rác theo kiểu như đã nêu trên, người dùng không nên làm theo hướng dẫn của các tin nhắn rác và cần xóa ngay các tin nhắn này.

Nếu không có nhu cầu thì không nên nhắn tin đến bất kỳ đầu số có 3 hoặc 4 chữ số nào dạng xxxx hoặc 1900xxxx vì nhiều khả năng sẽ bị trừ ngay trong tài khoản 15.000đồng/tin nhắn.

Chỉ nên nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ khi biết chắc giá cước, mã lệnh chính xác của dịch vụ và đầu số này cung cấp nội dung gì và bản thân mình có nhu cầu hay không.

Khi nhận được tin nhắn rác, người dùng cũng nên chuyển tiếp (forward) các tin nhắn này đến đầu số miễn phí 456 của VNCERT để cơ quan này tiếp nhận xử lý.


Theo Thanh Niên
>> Xem thêm

Cuộc chiến các ứng dụng nhắn tin miễn phí tại VN

vncongnghe - Zalo, Line, Kakao Talk, Wala, Wechat đang chạy đua quyết liệt tới mục tiêu 2 triệu người dùng, để đạt được khả năng phát tán tự nhiên như Facebook tại Việt Nam.

Các ứng dụng nhắn tin đang chạy đua đạt cột mốc 2 triệu người dùng.

Trong số các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên điện thoại di động, Wechat chính thức có mặt sớm nhất trên thị trường Việt Nam (tháng 4/2012). Tencent – công ty Trung Quốc sở hữu Wechat thuê nhiều sao ca nhạc của Việt Nam quảng bá rầm rộ cho ứng dụng này và số lượng người dùng đã gần đạt con số 1 triệu vào cuối năm 2012.

Tới tháng 8/2012, Zalo - sản phẩm của một công ty Việt Nam mới ra mắt phiên bản thử nghiệm và có một khoảng cách khá xa với Wechat. Đầu năm 2013, sau khi ra phiên bản mới kèm theo những chương trình quảng bá lớn, Zalo có bước đột phá với lượng người dùng vọt lên gần 500.000 người và đứng số 1 trên bảng xếp hạng App Store dành cho các ứng dụng mạng xã hội tại Việt Nam.

Đến ngày 30/1/2013, thị trường ứng dụng nhắn tin miễn phí tại Việt Nam có một sự thay đổi lớn. Wechat bị phát hiện có tích hợp bản đồ “Đường lưỡi bò” trong sản phẩm và ứng dụng này bị tẩy chay hàng loạt tại Việt Nam, lượng người dùng Wechat tụt dốc không phanh.

Bản đồ tăng trưởng của các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên gian hàng App Store.

Cùng thời điểm với cú “đột quỵ” của Wechat, 2 ứng dụng nhắn tin miễn phí của Hàn Quốc là Line và Kakao Talk đồng loạt đổ bộ vào Việt Nam với các chương trình quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, một ứng dụng nhắn tin miễn phí của Việt Nam khác là Wala cũng góp mặt trên thị trường.

Diễn biến thị trường có sự thay đổi chóng mặt khi cuối năm 2012, Kakao Talk tăng trưởng liên tục từ vị trí thứ 7 lên thứ 2; Line từ số 10 lên số 3, còn Zalo giữ vị tri số 1. Cho đến giữa tháng 2/2013, bảng xếp hạng các ứng dụng tin nhắn miễn phí trên di động đã có sự thay đổi nhỏ, vị trí số 1 vẫn thuộc về Zalo với gần 1 triệu người dùng, nhưng thứ 2 là Line và Kakao Talk đã xuống thứ 9 trên bảng xếp hạng App Store.

Cuộc đua 2 triệu

Ngay trước Tết, 3 ứng dụng lớn nhất trên thị trường ứng dụng tin nhắn miễn phí tại Việt Nam đều tung ra các chương trình khuyến mại và quảng bá cực lớn. Sau khi Wechat bị loại khỏi cuộc chơi, tất cả các đối thủ đều tăng hết tốc lực vì cơ hội vẫn còn lớn dành cho mọi người.

Kakao Talk và Line cùng tung ra chương trình chúc Tết với bộ sticker dành riêng cho thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Kakao Talk còn được hưởng lợi từ làn sóng Hàn Quốc đang thịnh hành tại Việt Nam. Trong khi đó, Zalo lại tung ra các chương trình chúc Tết trúng iPhone 5, kèm theo các hình ảnh, lời chúc mang đậm bản sắc Việt Nam với danh hài Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Đan Trường…

Trong số này, chỉ có Wala khá yên ắng với ứng dụng này do một nhóm cá nhân phát triển và chưa có nhà đầu tư đủ tiềm lực để tăng tốc trong cuộc chiến marketing cũng như tính năng sản phẩm.

Trong khi các đối thủ như Line, Kakao Talk có thế mạnh là sản phẩm của công ty nước ngoài lớn, với tiềm lực tài chính hùng mạnh thì Zalo có lợi thế của sản phẩm thuần Việt, phù hợp với thị trường Việt Nam. So với các đối thủ, Zalo có ưu thế hơn hẳn khi hoạt động tốt trên mạng 2G và 2,5G cùng những dòng điện thoại chạy Symbian và Nokia, còn Line và Kakao Talk chỉ hoạt động tốt trên smartphone với 3G và Wifi. Bên cạnh đó, tốc độ nhắn tin của Zalo nhanh hơn hẳn vì đặt máy chủ tại Việt Nam và thiết kế đặc thù cho các hạ tầng mạng di động trong nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia về ứng dụng trên mạng xã hội, nếu đối thủ nào đạt được lượng người dùng 2 triệu trở lên thì sẽ trở thành người chiến thắng, bởi đó là mức có khả năng tự phát tán như Facebook với ứng dụng nhắn tin miễn phí. Cũng chính vì thế, khi Zalo đạt gần 1 triệu người dùng vào giữa tháng 2/2013, Line và Kakao Talk tiến hành những chiến dịch quảng bá “điên cuồng” để chạy đua thu hút người dùng. Ai sẽ trở thành người chiến thắng?

Nguyên Anh
Theo Dân Trí
>> Xem thêm

Bộ TT&TT: “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

“Ngành thông tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời và đầy đủ”...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.

Cùng với việc quản lý hiệu quả các lĩnh vực trong ngành đảm bảo thúc đẩy phát triển bền vững, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung trong năm 2013 là tái cơ cấu các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Ngành thông tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời và đầy đủ; tích cực phát triển nội dung lành mạnh trên mọi phương tiện thông tin và truyền thông theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”…

>> Xem thêm

Mạng di động “thông suốt” trong đêm Giao thừa

Đại diện Viettel và MobiFone đều khẳng định, đỉnh điểm lưu lượng của đêm Giao thừa mới chỉ chiếm khoảng từ 50-80% tải của hệ thống và không xảy ra tình trạng nghẽn mạng nào, ngay cả tại các điểm tập trung đông người.

Đại diện MobiFone và Viettel khẳng định không xảy ra tình trạng nghẽn mạng nào, ngay cả tại các điểm tập trung đông người. Ảnh: Internet.

Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Tào Đức Thắng, Giám đốc Công ty Mạng lưới Viettel cho biết, cao điểm nhất của mạng Viettel trong đêm Giao thừa là lúc 0 giờ 15 phút ngày 10/2 (tức sáng mùng 1 Tết) khi có một tổng đài chiếm đến 80% khả năng xử lý của hệ thống, còn lại trung bình chỉ chiếm khoảng 60%. Khu vực có lưu lượng cao nhất là Thanh Hóa và Nghệ An. “So với năm ngoái, lưu lượng thoại, SMS tăng không đáng kể và nằm trong sự chuẩn bị của Viettel”, ông Thắng cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Giám đốc Công ty MobiFone, đỉnh điểm của tổng đài MobiFone đêm Giao thừa được bắt đầu từ 11 giờ 30 phút, đạt khoảng 50% lưu lượng mạng và kéo dài trong khoảng 15 phút. “Khu vực có lưu lượng cao nhất của MobiFone là các quận trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Để có thể hoạt động “suôn xẻ” trong đêm Giao thừa, trước đó, các nhà mạng đều đã hoàn thành các phương án nâng cấp trang thiết bị cũng như nhân sự, tối ưu hóa mạng lưới, có kế hoạch xử lý sự cố hay bố trí các xe phát sóng lưu động tại các khu vực tập trung đông người. Như với Viettel, nhà mạng này đã chống nghẽn trên mạng 2G chủ yếu dựa trên điều chỉnh tối ưu trạm phát sóng và phương án ứng cứu cơ động tại các địa điểm dự kiến tập trung đông người. Vì vậy, Viettel tập trung tăng cường tài nguyên mạng lưới cho mạng 3G phục vụ nhu cầu chia sẻ hình ảnh, video trong dịp Tết Nguyên Đán và để phân tải cho mạng 2G. Mạng 3G của Viettel đã được tăng cường thêm 8.000 cell, lắp bổ sung 100 trạm phát sóng 3G tại những nơi trọng yếu, khoảng 70 lượt xe phát sóng cơ động sẵn sàng tăng cường tại những điểm có báo động.

Còn MobiFone cũng đã hoàn thành dự án mở rộng trạm 2G và 3G với 4.000 trạm được bổ sung và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm mở rộng, tăng cường mạng lưới, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi tập trung đông dân cư. Cụ thể, nhà mạng này đã thực hiện san tải lưu lượng vô tuyến 2G với việc chuyển 640 cặp thu phát sóng từ các trạm phát sóng có lưu lượng thấp sang các trạm phát sóng tại các khu vực dự kiến lưu lượng tăng cao trong dịp Tết.

Theo Thế Phương
ICT News, Dân Trí
>> Xem thêm

Tết Quý Tỵ không còn lo nghẽn mạng?

Với việc nâng cấp mạng lưới như hiện nay và sử dụng năng lực mạng 3G để phân tải cho 2G, các mạng di động khẳng định sẽ không còn sự cố nghẽn mạng như vào dịp Tết những năm trước đây.

Dùng 3G san tải cho 2G

Khoảng 3 năm trước câu chuyện nghẽn mạng vào dịp lễ Tết đối với các mạng di động được xem là chuyện “thường ngày ở huyện”. Lúc bấy giờ tại Bờ Hồ, Hà Nội vào thời điểm Giao thừa thì việc nghẽn mạng được xem là chuyện bất khả kháng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là mạng lưới của các mạng di động lúc bấy giờ chưa đầu tư đủ mạnh để có thể phục vụ cho lượng thuê bao tăng đột biến vào cùng một thời điểm. Truyền thông lên tiếng, khách hàng kêu ca, nhà mạng chịu trận dường như là kịch bản quen thuộc vào dịp Tết Nguyên Đán.

Tuy nhiên, trong 2 năm lại đây, câu chuyện nghẽn mạng di động vào dịp lễ Tết đã dần lùi vào dĩ vãng.

Tết Nguyên Đán 2010, lần đầu tiên các mạng di động tuyên bố không bị nghẽn mạng. Phát biểu tại thời điểm đó, đại diện MobiFone biết một nhân tố cũng giúp mạng này thông suốt cho mạng lưới là việc đã chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Hàng chục nghìn trạm BTS 3G trên toàn quốc, đặc biệt tại các khu vực đô thị đông dân là một nhân tố giảm tải cho mạng 2G, tăng khả năng chống nghẽn giúp cho khách hàng thực hiện cuộc gọi và nhắn tin thông suốt.

Các trạm 3G được nâng cấp công nghệ để hỗ trợ truy cập tốc độ cao 21,6 Mbps, đảm bảo cho các thuê bao thực hiện việc truyền dữ liệu với tốc độ cao nhất.

MobiFone bổ sung 4.000 trạm BTS đón Tết

MobiFone cho biết, Tết 2013 này, MobiFone đã sẵn sàng cho việc tăng đột biến nhu cầu sử dụng các dịch vụ 3G. Cụ thể MobiFone đã hoàn thành dự án mở rộng trạm 2G và 3G với 4.000 trạm được bổ sung.

Đồng thời, MobiFone cũng đầu tư phát triển hệ thống tổng đài mới, mở rộng dung lượng tổng đài nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của các thuê bao mạng MobiFone, kể cả trong các thời điểm nhu cầu sử dụng tăng đột biến.

Bên cạnh đó, MobiFone đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm mở rộng, tăng cường mạng lưới, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi tập trung đông dân cư.

Cụ thể, nhà mạng này đã thực hiện việc san tải lưu lượng vô tuyến 2G với việc chuyển 640 cặp thu phát sóng từ các trạm phát sóng có lưu lượng thấp sang các trạm phát sóng tại các khu vực dự kiến lưu lượng tăng cao trong dịp Tết. MobiFone đã mở rộng lưu lượng, nâng cấp thiết bị nhằm mở rộng dung lượng cho gần 1.000 trạm 3G. Nhà mạng này cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh cấu hình đảm bảo dung lượng EDGE đáp ứng dịch vụ dữ liệu cho khách hàng tại các vùng có sóng 3G chưa tốt.

Đặc biệt, tại các vùng trọng điểm, các trạm 3G được nâng cấp công nghệ để hỗ trợ truy cập tốc độ cao 21,6 Mbps, đảm bảo cho các thuê bao thực hiện việc truyền dữ liệu như chia sẻ các file âm thanh, hình ảnh, video clip với tốc độ cao nhất.

Được biết, hiện nay đã mở rộng dung lượng truyền dẫn với các mạng khác trong nước và nước ngoài, đảm bảo việc liên lạc của các thuê bao MobiFone được thông suốt.

Ngoài các biện pháp nâng cấp và mở rộng mạng lưới, MobiFone cũng bố trí tăng cường xe thu, phát sóng lưu động tại các khu vực trung tâm thành phố dịp Giao thừa và tại các lễ hội, khu du lịch lớn trên toàn quốc. Hiện hệ thống mạng lưới của MobiFone đã được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho hơn 43 triệu khách hàng của MobiFone trong dịp Tết.

Chúng tôi đã chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật và con người tốt nhất để phục vụ Tết Quý Tỵ này. Chúng tôi muốn đem đến cho các thuê bao của mình một năm mới trọn vẹn với dịch vụ tốt nhất, đồng thời khẳng định vị thế MobiFone là mạng di động có chất lượng tốt nhất hiện nay” đại diện MobiFone nói.

Anh Vũ
Theo Vietnamnet
>> Xem thêm

Nhà mạng không được khuyến mãi dịp Tết

Theo Chỉ thị mới nhất của Bộ TT&TT về việc đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền phục vụ Tết Quý Tỵ 2013, các doanh nghiệp thông tin di động được yêu cầu "không thực hiện khuyến mãi" nếu như không có biện pháp chắc chắn để đảm bảo chất lượng dịch vụ trước và trong Tết.


Chỉ thị vừa được gửi cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở TT&TT các địa phương, các DN thông tin & truyền thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, Internet tổ chức rà soát, kiểm tra đo thử, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị, đường truyền; điều chỉnh, sắp xếp hợp lý mạng lưới, bố trí đủ kênh, đủ luồng bảo đảm cho mạng lưới hoạt động tốt.

Doanh nghiệp cần xây dựng các phương án tối ưu dự phòng phân tải, ứng cứu tình huống, sự cố bất thường gây tắc nghẽn các mạng dịch vụ viễn thông, di động cũng như cố định; Có biện pháp hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ để phân tải lưu lượng, đặc biệt đối với thời điểm giao thừa. Mục tiêu là phải "đảm bảo cho mạng lưới bưu chính, viễn thông hoạt động thông suốt 24 giờ trong ngày".

Nhà mạng và các ISP cũng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng lưới viễn thông và Internet để gửi, phát tán thư điện tử, điện thoại, điện tín có nội dung trái pháp luật và phát tán virus phá hoại các trang thông tin điện tử của tin tặc.

Đối với các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát, Chỉ thị yêu cầu phải niêm yết Thông báo thời gian mở, đóng cửa giao dịch trong dịp đón Tết tại các điểm giao dịch; chuyển phát nhanh chóng, kịp thời báo chí, bưu phẩm, bưu kiện, điện tín, điện hoa, thư công phát sinh trong dịp Tết; đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng lưới bưu chính, chuyển phát để vận chuyển, phát tán hàng cấm, hàng lậu và các ấn phẩm có nội dung vi phạm pháp luật.

Cuối cùng, các Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đề xuất, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet trên địa bàn đảm bảo tốt thông tin liên lạc trong dịp Tết.

Y Lam
Theo Vietnamnet
>> Xem thêm

Bí quyết lật tẩy thẻ cào viễn thông giả mạo

vncongnghe - Thời gian gần đây trên thị trường viễn thông đã xuất hiện kiểu lừa đảo mới - Thẻ nạp tiền giả gây bức xúc và thiệt hại cho khách hàng. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ.

Theo phản ánh của một số khách hàng, sau khi nạp các loại thẻ cào mang mệnh giá 100.000, 200.000 đồng…được thông báo giá trị thẻ nạp vào tài khoản chỉ là 20.000, 10.000 đồng, thấp hơn nhiều so với mệnh giá thực ghi trên thẻ.


Đối tượng lừa đảo thường lựa chọn các địa bàn xa dân cư, điểm bán lẻ, cửa hàng điện thoại, hộ kinh doanh sim thẻ nhỏ lẻ và lợi dụng sự thiếu hiểu biết, quan sát, kinh nghiệm của người bán hàng nhằm mục đích lừa đảo.

Chúng lựa chọn địa điểm thuận lợi sau đó thực hiện giao dịch mua một số thẻ (cùng mệnh giá hoặc các mệnh giá khác nhau), thanh toán đầy đủ tiền cho người bán hàng; sau đó quay lại tìm cách đổi thẻ có mệnh giá khác hoặc trả lại thẻ với lý do như: Thẻ bị lỗi, hết thời gian khuyến mãi và hứa lần sau sẽ quay lại mua nhiều thẻ hơn vào các dịp khuyến mãi.

Những chiếc thẻ bị trả lại hoặc bị tráo đổi sau đó được người bán hàng tiếp tục bán cho người tiêu dùng trực tiếp; chỉ sau khi khách hàng mua thẻ quay lại thắc mắc việc số tiền của thẻ nạp thực tế thấp hơn nhiều so với số tiền đã bỏ ra mua thẻ lúc đó người bán hàng mới phát hiện ra hành vi lừa đảo của kẻ gian.

Chiêu thức lừa đảo cũng rất tinh vi. Chúng mua thẻ mệnh giá thấp (10.000, 20.000 đồng…), lấy mã số kích hoạt trênlớp tráng bạc của chiếc thẻ đó rồi in đè lên thẻ có mệnh giá cao đã từng được kích hoạt và đã qua sử dụng (100.000, 200.000 đồng …), sau đó dùng công nghệ để phủ lớp nhũ lên những chiếc thẻ cào đã qua sử dụng, lợi dụng sự bất cẩn của đại lý bán thẻ để đánh tráo lấy thẻ thật.

Với những thẻ cào bị làm giả, sau khi cào lớp tráng bạc, người dùng sẽ có mã số kích hoạt (giá trị 20.000 đồng), còn dãy số phía dưới là dãy số đã được kích hoạt, không có giá trị nạp tiền. Chúng cũng bóc tách lớp mặt giấy ghi mệnh giá của thẻ có mệnh giá cao ra rồi dán lên thẻ có mệnh giá thấp hơn nhằm hưởng phần chênh lệch.

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để lừa đảo qua tin nhắn, điện thoại, chat trực tuyến với hình thức mạo danh bạn bè, người thân nhờ giúp nạp thẻ, nhà cung cấp dịch vụ nội dung, gọi điện thoại cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển tiền vào tài khoản đã được chỉ định.
Làm thế nào để phân biệt được thẻ cào giả?

Để tránh mua phải thẻ cào giả, người nạp thẻ cần lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây:

Thứ nhất, bao giờ thẻ cào thật được in màu đẹp, rõ nét, ghi rõ mạng viễn thông, mệnh giá, cách nạp tiền và kiểm tra tài khoản, số seri thẻ và lớp tráng bạc che mã seri nạp tiền. Thẻ cào giả khi dùng tay sờ vào lớp nhũ bạc sẽ thấy nổi gờ lên vì được dán thủ công.

Một chiếc thẻ thật được in 2 mặt, thẻ giả do bóc dán nên sẽ bị bong, hở giữa mặt sau và mặt trước. Theo quy định, con số hiển thị trên phần tráng bạc nhìn thấy được phải trùng với giá trị thẻ cào được in ở mặt sau của thẻ.

Khi mua thẻ, người tiêu dùng cần phân biệt thẻ giả bằng mắt thường bởi hình thức làm thẻ giả khá đơn giản, mặt trước thẻ vẫn là mệnh giá 100.000 đồng trong khi phần tráng bạc lại hiển thị mệnh giá 20.000 đồng, nếu nhìn kỹ sẽ nhận ra.

Thứ hai, khi mua thẻ nạp, khách hàng nên cào thẻ, kích hoạt tài khoản ngay tại điểm bán hàng để kiểm tra tính chính xác số tiền trong tài khoản sau khi nạp thẻ đảm bảo sự trùng khớp giá trị thẻ nạp theo đúng mệnh giá.

Ngoài ra, khách hàng có thể nạp thẻ cho điện thoại động qua hình thức thanh toán điện tử (Mload, Eload) để đảm bảo tính chính xác, không bị mua phải thẻ giả, tiết kiệm thời gian đi lại...

Theo VnMedia, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

VNPT sẽ “khai tử” dịch vụ điện thoại thẻ từ 25/3

VNPT vừa cho biết sẽ chính thức ngừng cung cấp dịch vụ điện thoại thẻ Việt Nam trên toàn quốc từ ngày 25/3/2013...

Tính đến hết tháng 12/2012, VNPT đã tháo dỡ 9.949 trạm điện thoại thẻ. Số trạm trên mạng hỏng không hoạt động đang chờ tháo dỡ, thu hồi là 1.096 trạm và số trạm còn đang hoạt động là 1.029 trạm.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa cho biết sẽ chính thức ngừng cung cấp dịch vụ điện thoại thẻ Việt Nam (CardPhone) trên toàn quốc từ ngày 25/3/2013.

Được triển khai từ năm 1997, CardPhone là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ thẻ điện tử với các trạm CardPhone chuyên dụng đặt tại các điểm công cộng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trong giai đoạn từ 1997-2002, CardPhone được đánh giá là dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng tại nhiều điểm công cộng như các tuyến phố trung tâm, nhà ga, bến xe, bệnh viện, trường học… Tổng số máy được VNPT lắp đặt trên toàn mạng là 12.071 máy.

Tuy nhiên, VNPT cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động, vài năm gần đây, điện thoại thẻ đã không còn được khách hàng sử dụng phổ biến như trước.

Theo VNPT, từ năm 2002 đến nay, doanh thu dịch vụ CardPhone đã ngày càng suy giảm.

“Do nhu cầu của thị trường và thói quen của người sử dụng dịch vụ đã thay đổi trước sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ thay thế, nên dịch vụ CardPhone rất khó có thể duy trì và phát triển. Vì thế VNPT đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc”, VNPT cho hay.

Tính đến hết tháng 12/2012, VNPT đã tháo dỡ 9.949 trạm. Số trạm trên mạng hỏng không hoạt động đang chờ tháo dỡ, thu hồi là 1.096 trạm và số trạm còn đang hoạt động là 1.029 trạm.

VNPT cho biết sẽ thông báo các đại lý, khách hàng còn tồn thẻ CardPhone đến các điểm giao dịch của VNPT tỉnh/thành phố để thực hiện bồi hoàn giá trị thẻ chưa sử dụng hết. Việc hoàn trả số tiền còn lại trong thẻ CardPhone được thực hiện bằng tiền hoặc thẻ cào di động Vinaphone, theo yêu cầu của khách hàng.

M.Chung
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Bất chấp Nghị định 77, SMS rác “bùng phát” trở lại

Sau khi Nghị định 77 về chống thư rác có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, vấn nạn SMS rác đã giảm mạnh. Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, vừa cho biết gần đây, nạn SMS rác đang có dấu hiệu "bùng phát" trở lại.

Sau thời gian im ắng vì Nghị định 77 về chống SMS rác có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 SMS rác lại đang có dâi hiệu "bùng phát" mạnh trở lại trong thời gian gần đây.

Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 1/2013 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 1/2, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) còn cho biết, hiện VNCERT đã có công văn nhắc nhở các đơn vị liên quan (thậm chí có nơi nhắc nhở đến 2-3 lần), đặc biệt là các nhà mạng quản lý đầu số nhắn tin như VinaPhone hay FPT chưa quản lý chặt đầu số để các doanh nghiệp cung cấp nội dung (CSP) phát tán tin nhắn rác. “VNCERT đã lên kế hoạch để trình văn bản ứng cứu khẩn cấp nhằm hạn chế SMS rác trong dịp Tết Quý Tỵ 2013”, ông Khánh nói.

Trước đó, theo phản ánh của nhiều thuê bao di động thì trước thời điểm Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác có hiệu lực từ 1/1/2013 thì cả nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung “dội bom” SMS rác tới khách hàng. Nhiều khách hàng phản ánh những ngày cuối năm 2012 họ thường xuyên nhận được tới hàng chục SMS rác mỗi ngày.

Tuy nhiên, sau ngày 1/1/2013 thì lượng SMS rác đột ngột giảm mạnh. Mặc dù vậy, thời gian gần đây (thời điểm cuối năm Âm lịch), lượng SMS rác lại đang có dấu hiệu tăng mạnh với những tin nhắn giới thiệu sim số đẹp, cài nhạc chờ, bán nệm...

Đại diện Bkav cho biết, theo thống kê của hệ thống máy chủ thống kê số lượng tin nhắn rác thông qua hệ thống Smart Filter tích hợp sẵn trong phần mềm bảo mật Bkav Mobile Security, số lượng tin nhắn rác vẫn đang tiếp tục gia tăng và không hề có dấu hiệu suy giảm kể cả khi Nghị định 77 chính thức có hiệu lực.

Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác nếu có thể chỉ giúp làm giảm số lượng tin nhắn rác trong một ngày nhưng khó có thể hạn chế đáng kể SMS rác vì muốn giải quyết triệt để vấn nạn SMS rác thì việc quản lý thuê bao trả trước đang được xem là gốc rễ của vấn đề. Tuy nhiên, việc quản lý thuê bao trả trước vẫn là vấn đề khó khăn ở thời điểm này.

Theo Dân trí, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Lượng SIM kích hoạt mới giảm 10 lần

Các mạng di động cho biết việc áp dụng chính sách thu phí hòa mạng thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới chưa hòa mạng đã khiến các SIM kích hoạt mới hiện giảm khoảng 10 lần so với những tháng trước đó.

Lượng SIM di động kích hoạt mới đã giảm mạnh trong tháng 1/2013

Thị trường vẫn tràn lan SIM đã kích hoạt

Nếu như những năm trước thời điểm tháng trước Tết Nguyên Đán, số lượng thuê bao hòa mạng mới tăng đột biến, thì năm nay tình hình lại bất ngờ đảo ngược. Các mạng di động cho biết là hiện nay số lượng thuê bao kích hoạt mới quá thấp do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do chính sách siết chặt khuyến mãi và thu phí hòa mạng thuê bao trả trước của Bộ TT&TT.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Viettel Telecom cho biết, từ khi áp dụng chính sách thu phí hòa mạng với thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới chưa hòa mạng thì thuê bao kích hoạt mới đã giảm khoảng 10 lần. Nếu như những tháng trước đây bình quân mỗi tháng Viettel phát triển tới vài triệu thuê bao thì hiện nay chỉ phát triển được vài trăm nghìn thuê bao. "Ngoài việc thị trường đã gần tới ngưỡng bão hòa nên nhu cầu cũng chững lại và cùng với các chính sách thắt chặt quản lý thì một nguyên nhân tác động không nhỏ đó là thị trường vẫn còn số lượng lớn các thuê bao đã kích hoạt trước để "né" chính sách thu phí hòa mạng với thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới chưa hòa mạng. Chúng tôi ước tính cũng phải vài tháng nữa thì thị trường mới hết những loại SIM này".

Đồng tình với ý kiến của Viettel, phía MobiFone cho biết hiện nay số lượng thuê bao kích hoạt mới của nhà mạng này cũng giảm rất mạnh với mức giảm khoảng 10 lần so với trước đó. MobiFone cũng cho biết ngoài việc thuê bao sụt giảm do chính sách siết chặt quản lý thị trường để tránh tình trạng dùng SIM thay thẻ cào thì cũng có nguyên nhân thị trường vẫn còn tồn số lượng SIM đã kích hoạt sẵn.

Phía VinaPhone cũng khẳng định là lượng thuê bao kích hoạt mới đã giảm mạnh từ sau ngày 1/1/2013.

Theo khảo sát của Báo Bưu điện Việt Nam, nhiều đại lý SIM thẻ ở Hà Nội vẫn bán các SIM đã được kích hoạt sẵn trước đó. Một chủ SIM thẻ ở đường Tây Sơn cho biết là họ đã nhập số lượng SIM thẻ đã kích hoạt để phục vụ Tết Nguyên Đán này và khách hàng vẫn chưa quan tâm đến những chính sách thu phí hòa mạng với thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới.

Sự giảm mạnh SIM kích hoạt mới đã được dự báo

Theo con số thống kê của các mạng di động khoảng 5 năm trước đây, nhà mạng cứ tung ra thị trường 4 SIM thì có 1 SIM ở lại mạng. Thế nhưng, vấn nạn dùng SIM thay thẻ cào hiện nay đã khiến các nhà mạng phải tung ra một số lượng SIM "khủng" hơn rất nhiều lần để giữ được 1 thuê bao ở lại mạng. Các mạng di động đã đưa ra con số thống kê giật mình là vòng đời của một SIM được dùng thay thẻ cào trung bình chỉ là 12 ngày. Thậm chí đã có thống kê nhiều khách hàng sử dụng cùng lúc đến hàng chục SIM khuyến mãi.

Như vậy, chính sách thu phí hòa mạng với thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới là biện pháp kinh tế chủ yếu để tác động lành mạnh hóa thị trường này. Trước đó, các mạng di động đều đồng tình rằng đã đến lúc cần phát triển thuê bao di động thực chất hơn bởi số lượng người dùng mới vào mạng không còn nhiều. Vì vậy, cần phải thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng bằng rất nhiều biện pháp kinh tế và hành chính.

Trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam trước thời điểm áp dụng chính sách thu phí hòa mạng thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM mới, lãnh đạo một mạng di động cho biết, khi thu phí hòa mạng thuê bao trả trước và không khuyến mãi vào SIM mới thì chỉ những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thực sự mới mua SIM chứ không như thói quen "dùng SIM thay thẻ cào" như trước đây. Như vậy, chắc chắn việc phát triển thuê bao mới của các mạng sẽ chậm lại, nhưng có ưu điểm là bền vững.

Từ ngày 1/1/2013, các mạng di động đã điều chỉnh mức cước hòa mạng thuê bao trả sau và áp dụng mức cước hòa mạng cho thuê bao trả trước. Cụ thể, đối với thuê bao trả sau sẽ có mức phí hòa mạng là 35.000 đồng/thuê bao/lần hòa mạng và thuê bao trả trước là 25.000 đồng/thuê bao/lần hòa mạng. Bên cạnh đó, kể từ 1/1/2013, các mạng di động sẽ phát hành ra thị trường bộ SIM thuê bao trả trước mới (bao gồm 1 SIM đã gắn một số thuê bao xác định, không nạp sẵn tiền hoặc lưu lượng miễn phí trong tài khoản). Mức giá này đã bao gồm giá cước hòa mạng và giá SIM.

Các mạng di động cho biết, đối với các bộ SIM thuê bao phát hành ra thị trường trước 1/1/2013 và kích hoạt sau thời điểm 1/1/2013, giá cước hòa mạng sẽ được khấu trừ vào tài khoản chính của thuê bao vào thời điểm kích hoạt. Nếu tài khoản chính nạp sẵn trong bộ SIM thuê bao không đủ để thanh toán cước hòa mạng, khách hàng thực hiện nạp thêm thẻ với số tiền lớn hơn số tiền còn thiếu của cước hòa mạng để sử dụng dịch vụ.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

VinaPhone, MobiFone khẳng định không chặn tin nhắn miễn phí

Trước những thông tin cho rằng nhà mạng đang "làm khó" các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet như Line và Kakao Talk, đại diện VinaPhone và MobiFone khẳng định không làm việc này và sẵn sàng hợp tác để khắc phục nếu thực sự đã xảy ra sự cố.

Nhắn tin miễn phí “chập chờn” trên mạng 3G

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn như Heaveniphone... đã có một số topic than phiền về hiện tượng sử dụng mạng 3G của VinaPhone hoặc MobiFone không thể gửi tin nhắn qua các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Line và Kakao Talk và chỉ có thể dùng khi sử dụng các ứng dụng VPN (mạng riêng ảo) trong khi những ai dùng mạng của Viettel thì vẫn đang gửi tin được bình thường.

Anh Minh, hiện đang làm việc cho một công ty về truyền thông cho biết, khoảng một tuần nay, anh không thể nào gửi tin nhắn qua mạng 3G của MobiFone cho những người bạn của mình. Do nghĩ là mạng 3G chập chờn nên anh đã đợi đến lúc về đến công ty và sử dụng mạng WiFi để tiếp tục gửi tin nhắn cho bạn bè. “Nhiều người bạn của mình dùng mạng của VinaPhone và MobiFone cũng kêu ca về vấn đề này”, ông Minh cho biết thêm.

Vài ngày gần đây, các tin nhắn gửi từ ứng dụng Line qua mạng 3G MobiFone thường xuyên trong tình trạng "không thể gửi đi".

Độc giả Ngô Thị Nhã Uyên của ICTnews cũng đã bày tỏ sự bức xúc khi khẳng định, 5 ngày nay, Line thường xuyên không nhắn tin và không điện thoại được mặc dù sóng 3G rất mạnh.

Tối ngày 25/1, phóng viên ICTnews đã thử gửi tin nhắn trên các ứng dụng nhắn tin miễn phí thông dụng nhất hiện nay như WhatsApp, Zalo, Viber, WeChat, Line, Kakao Talk trên mạng WiFi và mạng 3G của VinaPhone, MobiFone, Viettel. Kết quả cho thấy, vào lúc 18 giờ, khi gửi tin nhắn qua các ứng dụng Line và Kakao Talk đều không thể gửi đi được và thông báo lỗi trên mạng VinaPhone và MobiFone, trong khi đó các ứng dụng khác như WeChat, Viber, WhatsApp đều nhắn tin bình thường trên cả 3 mạng. Tuy nhiên, đến thời điểm gần 23 giờ, các tin nhắn trên cả 5 ứng dụng đều gửi bình thường và không xảy ra bất kì sự cố nào.

Gần đây, người dùng tại Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn những phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng WiFi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm WhatsApp, Viber, Line... hay các phần mềm "made in Vietnam" như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT)... Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí với nhau thông qua kết nối Internet.

Nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như BlackBerry với công cụ BlackBerry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau (iPhone, iPad, thậm chí cả MacBook) hay gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn.

Trong năm 2012 và đầu năm 2013, các ứng dụng như WeChat, Line và Kakao Talk đã bắt đầu “xâm chiếm” thị trường người dùng Việt và quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tháng 4/2012, WeChat - ứng dụng chat, nhắn tin miễn phí qua Internet của Tencent chính thức "đổ bộ" vào Việt Nam và đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 2-3 tháng khi đạt gần 1 triệu người dùng sử dụng với 2 phiên bản trên hệ điều hành iOS và Android. Mới đây, ngày 24/1/2013, phần mềm nhắn tin miễn phí số 1 Hàn Quốc hiện nay là Kakao Talk cũng đã chính thức được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.

Nhà mạng khẳng định không chặn Line và Kakao Talk

Đại diện MobiFone và VinaPhone đều khẳng định, 2 nhà mạng này không hề tiến hành chặn các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet, trong đó có 2 ứng dụng Line và Kakao Talk. Nguyên nhân những ứng dụng này không truy cập được có thể là do lỗi phần mềm hoặc cấu hình máy. Nếu thực sự xảy ra sự cố, VinaPhone và MobiFone đều sẵn sàng hợp tác với Line và Kakao Talk để khắc phục. “Chúng tôi vẫn đang đợi chỉ thị từ Bộ TT&TT về việc có quản lý các ứng dụng nhắn tin qua Internet hay không”, đại diện MobiFone nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, theo một chuyên gia trong lĩnh vực di động, hiện một số nhà mạng đang có dự án phát triển các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet tương tự như Line, WhatsApp, Kakao Tall… Do đó, không loại trừ khả năng, các nhà mạng này đã tiến hành thử nghiệm việc gây khó chịu cho người dùng bằng cách “lúc chặn lúc mở” các ứng dụng nhắn tin khác, trong đó có Kakao Talk và Line (những ứng dụng đang quảng cáo mạnh ở Việt Nam) để “dẹp đường” cho ứng dụng mà nhà mạng tự phát triển. “Còn đối với WeChat, do sớm gia nhập thị trường nên có thể đã có sự thỏa thuận “ngầm” với các nhà mạng khi họ còn chưa ý thức sự "nguy hiểm" của các phần mềm nhắn tin miễn phí qua mạng”, vị chuyên gia này phỏng đoán.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, WhatsApp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ OTT lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng viễn thông bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. "Những cuộc gọi, nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình", ông Hùng nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp.

Theo Thế Phương
ICTNews, Dân Trí
>> Xem thêm

Thị trường viễn thông di động 2013: Luật chơi độc quyền?

Năm 2013 là năm chứng kiến sự can thiệp rất sâu và cũng rất quyết liệt của Nhà nước vào lĩnh vực viễn thông di động với việc Thông tư số 14/2012/TT-BTTTT bắt đầu có hiệu lực (Thông tư 14). Có thể thấy gì từ thông tư này?

Nhằm bảo đảm rằng các DN không lạm dụng vị trí của mình nhằm bóc lột khách hàng, cần thiết phải thực thi mạnh mẽ pháp luật cạnh tranh

Thị trường viễn thông di động VN giai đoạn vừa qua đã trải qua những bước thay đổi ngoạn mục với nhiều cung bậc thăng trầm. Nếu như trong thời kì đỉnh cao, thị trường viễn thông di động “ồn ào”, nhộn nhịp với 7 nhà cung cấp dịch vụ với các nền tảng công nghệ và chính sách khách hàng đa dạng thì đến giai đoạn này, viễn thông di động VN chỉ còn lại ba nhà cung ứng?!

Lý thuyết - màu xám

Thông tư 14 ít nhất được các chuyên gia và người tiêu dùng nhìn nhận ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, sim khuyến mãi - thôi nhé! Cùng với việc quy định phí hòa mạng và việc không có sẵn tiền trong tài khoản, Thông tư 14 đã chính thức xóa sổ thói quen sử dụng sim khuyến mãi (đâu đó còn gọi là sim rác) trong thời gian qua.

Động thái này được coi là hành động khá quyết liệt trong việc nói không với sim khuyến mãi. Nhìn từ góc độ kinh tế luật, quy định này mang lại hai lợi ích cơ bản sau: Tránh sự lãng phí tài nguyên số, với quan niệm cho rằng đầu số điện thoại cũng là một tài nguyên cần phải được sử dụng hiệu quả. Quản lí tốt các thuê bao di động với việc phải đăng kí thông tin thuê bao khi kích hoạt sim mới.

Thứ hai, định hướng cho việc phát triển viễn thông di động. Cùng với Nghị định 25, Thông tư 14 đã chính thức loại bỏ chiến lược cạnh tranh giá rẻ trong lĩnh vực viễn thông di động. Điều này mở ra hi vọng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này sẽ sớm xuất hiện tại VN.

Ít ra, về mặt lý thuyết là như vậy. Nhưng nhìn kĩ lại tương quan cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động, dường như câu chuyện có hơi khác một chút. Cái sự “khác biệt đôi chút ấy” được nhìn nhận từ các xuất phát điểm của... thị trường và cuộc sống.

Cuộc sống - khác biệt “đôi chút”

Một là: ba nhà cung ứng lớn nhất VN (Vinaphone, Mobiphone, Viettel) nắm giữ thị phần quá lớn (khoảng 90%). Việc cạnh tranh giữa các nhà cung ứng dịch vụ này tựa như hàng hóa của cùng một chủ nhưng được bày bán ở nhiều sạp trong chợ, để người đi chợ có nhiều lựa chọn. Trên thực tế, chọn chỗ nào cũng vậy thôi.

Trong giai đoạn trước các nhà mạng này phải cạnh tranh khốc liệt với những liên doanh lớn như Sfone hay Beeline. Chính trong giai đoạn đầu này, các nhà mạng VNPT và Viettel là những nhà mạng tiên phong trong việc khuyến mãi giảm giá. Nhưng khi những đối thủ đã bị loại, trùng hợp sao, Nghị định 25 và Thông tư 14 lại ra đời, siết chặt chuyện sim khuyến mãi và giá cước. Bản chất của câu chuyện loại bỏ sim khuyến mại hay giới hạn tổng giá trị khuyến mãi, nói một cách đơn giản là cước viễn thông không được quá thấp!

Hai là, thị phần cũng như năng lực cung ứng của hai hãng Vietnam Mobile và Gmobile không đủ để hai hãng này có thể cạnh tranh trực tiếp với VNPT và Viettel. Đặt trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, việc xuất hiện một nhà mạng mới tại VN hầu như là không thể. Rào cản này xuất phát từ chi phí đầu tư ban đầu quá cao cùng với dấu hiệu bão hòa của viễn thông di động VN.

Thứ ba, Không cần phải chờ đến Thông tư 14, việc quản lí thông tin thuê bao đã được đặt ra từ rất lâu. Thiết nghĩ mục đích thật sự của thông tư này không hẳn chỉ nhằm quản lí thông tin thuê bao.

Tài nguyên số vẫn là một câu chuyện dài. Sự lãng phí tài nguyên số có nhiều cách khắc phục. Bản chất của việc sử dụng sim khuyến mãi là sử dụng hết tiền thì bỏ mà không nạp thêm tiền vào tài khoản. Như vậy, việc rà soát các thuê bao không sử dụng mà thu hồi số là một việc làm rất đơn giản xét về mặt kĩ thuật. Đồng thời, xét dưới góc độ toán học, số điện thoại suy cho cùng chỉ là một tập hợp các dãy số 10 hoặc 11 số. Việc sắp xếp các dãy số để phục cho nhu cầu của 80 triệu người liệu có quá khó khăn tới mức không làm được? Câu trả lời dường như là không!

Xét các điều ở trên, dường như năm 2013 và cả một vài năm tiếp theo, dường như viễn thông VN vẫn chỉ là cuộc chơi theo luật chơi của VNPT và Viettel, vì trên thị trường hầu như không có bất kì một DN nào có thể làm lung lay và đe dọa vị trí thống lĩnh của các hãng này. Viễn cảnh về việc tăng giá hoặc định giá theo hướng không có lợi cho người dùng không phải là không có cơ sở.

Tạo lập một chiến lược mới nhằm mục đích đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường viễn thông, nếu nhìn từ góc độ của các văn bản pháp quy như Nghị định 25 và Thông tư 14 như các phân tích trên thì mục đích sẽ rất khó đạt được. Chúng ta vẫn loay hoay với cơ chế “kế hoạch hóa” khi mà cơ quan chủ quản vẫn là nhân tố chính trong việc phê duyệt các mục tiêu đầu tư về công nghệ hoặc mức giá cước của VNPT và Viettel.

Marx từng nói trong tác phẩm kinh điển của mình rằng: cạnh tranh là con đường dẫn đến độc quyền. Nhưng độc quyền thì lại giết chết cạnh tranh. Đó là qui luật. Muốn các DN VNPT và Viettel phải luôn đổi mới theo hướng phục vụ tốt hơn cho người dùng (cả về công nghệ, chất lượng và giá cả) thì các hãng này phải có sức ép. Thiết nghĩ sức ép này phải đến từ cạnh tranh chứ không phải từ mệnh lệnh của Nhà nước.

Trong bối cảnh hiện tại, nhằm bảo đảm rằng các DN không lạm dụng vị trí của mình nhằm bóc lột khách hàng, cần thiết phải thực thi mạnh mẽ pháp luật cạnh tranh. Nhưng vẫn có một điều đầy khó khăn đó là các DN này vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước, cha mẹ mà đánh con, sao tránh khỏi chuyện đau lòng!

Theo Dân Trí
>> Xem thêm

Ba “ông lớn” viễn thông bị phạt hơn 100 triệu đồng

Theo kết quả thanh tra do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an thực hiện, cả 3 ông lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone đều vi phạm các quy định về đăng ký thuê bao di động trả trước.

Ảnh minh họa

Cục Viễn thông cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thuê bao di động trả trước tại văn bản số 169/CPCP-KTN ngày 10/01/2011, số 351/VPCP-KTN ngày 09/4/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức đối soát số liệu thông tin thuê bao di động trả trước sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) do Công an thành phố Hồ Chí Minh cấp để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước.

Căn cứ quy định hiện hành và kết quả đối soát số liệu thông tin thuê bao di động trả trước do Công an thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, Cục Viễn thông đã yêu cầu các doanh nghiệp thông tin di động Vinaphone, Mobiphone và Viettel triển khai thực hiện tiếp nhận số liệu thông tin thuê bao, xử lý kết quả đối soát số liệu thông tin thuê bao và báo cáo, kiểm tra kết quả tổ chức triển khai thực hiện.

Cục Viễn thông đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra đột xuất việc triển khai thực hiện Thông tư 04/2012/TT-BTTTT và kết quả xử lý đối soát số liệu thông tin thuê bao. Qua quá trình thanh tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm của các doanh nghiệp thông tin di động.

Theo đó, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng quy định tại Điều 7 Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày 13/4/2012 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.

Các “đại gia” viễn thông đã chấp nhận giấy tờ không đúng quy định khi tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao, không thực hiện đúng quy định việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao quy định tại Điều 7 Thông tư số 04.

Ngoài ra, các nhà mạng đã ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước với các đại lý chưa đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu về điểm đăng ký thông tin thuê bao.

Đặc biệt đã có doanh nghiệp không thực hiện yêu cầu từ chối việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao không đăng ký lại thông tin thuê bao khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu bằng văn bản, vi phạm quy định tại Điều 26 Luật Viễn thông.

Do đó, Cục Viễn thông đã quyết định xử phạt MobiFone số tiền 23,5 triệu đồng; VinaPhone 25 triệu đồng; và Viettel 70 triệu đồng.

Cục Viễn thông đã yêu cầu doanh nghiệp thông tin di động chấm dứt ngay việc chấp nhận giấy tờ không đúng quy định khi đăng ký thông tin thuê bao; Hướng dẫn doanh nghiệp thông tin di động cập nhật cơ sở dữ liệu về thông tin thuê bao theo đúng CMND của chủ thuê bao.

Các nhà mạng cũng phải hướng dẫn doanh nghiệp thông tin di động và các chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước thực hiện đúng các yêu cầu về điều kiện pháp lý; điều kiện tối thiểu về địa điểm và nhân viên giao dịch; điều kiện tối thiểu về trang thiết bị được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày 13/4/2012 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.

Ngoài ra, nhà mạng phải hướng dẫn các chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao được ủy quyền thực hiện đầy đủ các quy định về niêm yết quy trình đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện việc tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao theo đúng quy định ...

Theo Xã Luận
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang