Hiển thị các bài đăng có nhãn VinaPhone. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VinaPhone. Hiển thị tất cả bài đăng

Tái cơ cấu VinaPhone sẽ nằm trong cơ cấu tổng thể thị trường viễn thông

vncongnghe - Tái cơ cấu VinaPhone thuộc lộ trình tổng thể tái cơ cấu của VNPT. Và việc tái cơ cấu VNPT sẽ phải nằm trong cơ cấu chung của thị trường viễn thông Việt Nam theo hướng thúc đẩy cạnh tranh phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu tại buổi làm việc với VinaPhone

Sáng ngày 5/4/2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Bộ T&TT Lê Nam Thắng cùng đại diện các đơn vị chức năng của Bộ đã tới thăm và làm việc với VinaPhone.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thua lỗ phá sản nhưng các doanh nghiệp viễn thông vẫn có được kết quả phát triển tốt, trong đó có vai trò đóng góp của VinaPhone. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng thẳng thắn nhận định rằng tuy VinaPhone vẫn duy trì tốc độ phát triển song chưa xứng với tiềm năng. Với thực tế hiện nay, VinaPhone phải giúp Tập đoàn VNPT chia sẻ lợi nhuận cho các viễn thông tỉnh, thành trong điều kiện những đơn vị này đang gặp khó khăn.

>> Xem thêm

Vẫn nóng bỏng câu chuyện tái cơ cấu VinaPhone - MobiFone

Câu chuyện tái cơ cấu hai mạng di động của VNPT là MobiFone và VinaPhone liên tục trở thành tâm điểm của giới truyền thông trong năm 2012.

MobiFone và VinaPhone sẽ sáp nhập? Câu trả lời còn ở phía trước.

Cho đến thời điểm này, câu chuyện tái cơ cấu hai mạng di động của VNPT cũng đã đến hồi kết. Hiện có khá nhiều kịch bản cho cả hai mạng di động này, nhưng chủ yếu được xây dựng qua con đường đồn đoán.

Nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại thị trường viễn thông sẽ quay lại độc quyền nếu sáp nhập VinaPhone và MobiFone. Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) khẳng định, chính sách quản lý thị trường viễn thông là duy trì áp lực cạnh tranh trên thị trường. Ông Hải còn cho biết, theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phải đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Vì vậy, đối với mỗi thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế phải có ít nhất 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thị phần tương đồng để đảm bảo cạnh tranh. Việc tạo ra thị trường cạnh tranh đối với dịch vụ di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế sẽ thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên phù hợp.

Hiện thị trường di động đã cạnh tranh rất mạnh và cần thiết phải quản lý tốt để phát triển bền vững. Theo Cục Viễn thông, việc quản lý thị trường viễn thông sẽ dựa chủ yếu vào 2 luật là Luật Cạnh tranh và Luật Viễn thông. Đối với hành vi phi cạnh tranh, có hai loại là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi hạn chế cạnh tranh thì Luật Cạnh tranh chia thành các nhóm sau: Thứ nhất là tham gia các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; thứ hai là lợi dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thị trường; thứ ba là hành vi mua bán, sáp nhập các công ty tập trung kinh tế. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gồm các hoạt động như đưa ra các chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, quảng cáo khuyến mãi nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Cục Viễn thông cho biết, trên thị trường di động, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường, thứ hai là tập trung kinh tế, thứ ba là khuyến mãi sai quy định nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Riêng về hình thức tập trung kinh tế gồm sáp nhập các nhà cung cấp dịch vụ, hợp nhất các nhà cung cấp dịch vụ, mua bán các nhà cung cấp dịch vụ và liên doanh các nhà cung cấp dịch vụ. 4 hình thức này chịu sự quản lý chủ yếu bởi Luật Cạnh tranh. Trong đó có quy định, sau khi tập trung kinh tế mà doanh nghiệp có thị phần dưới 30% thì không phải thực hiện các hình thức như thông báo hay không phải xin phép. Nhưng doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế có thị phần từ 30 đến 50% thì sẽ phải thực hiện chính sách quản lý bằng cách thông báo cho cơ quan quản lý là Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế và cơ quan này sẽ có văn bản trả lời chậm nhất sau 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế có thị phần trên 50% thì đây là hành vi bị cấm trong Luật Cạnh tranh.

Tuy nhiên, sẽ không vi phạm Luật Cạnh tranh nếu sau khi tập trung kinh tế doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những bên tham gia tập trung kinh tế đang rơi vào tình trạng phá sản. Một trường hợp loại trừ nữa là sau khi tập trung kinh tế mà doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ sẽ không xếp vào trường hợp vi phạm Luật Cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp phải báo cáo, nộp hồ sơ để cơ quan quản lý cho hưởng quyền miễn trừ. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ lên Bộ Công Thương và Bộ này sẽ nghiên cứu trả lời trong vòng 60 – 180 ngày, tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc. Trong quá trình này, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT để xem xét. Quyết định cuối cùng cho phép doanh nghiệp tập trung kinh tế hay không chỉ được đưa ra khi có văn bản chính thức đồng ý của Bộ TT&TT.

Như vậy, quyết định cuối cùng về việc tái cơ cấu này còn đặt trên bàn Bộ TT&TT và Chính phủ. Cho dù quyết định này có được thông qua như thế nào, thì nhiều ý kiến tin rằng việc tái cơ cấu có thể sẽ chưa thể hoàn thành vào năm 2013.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Viettel, VinaPhone bắt đầu bán nanoSIM cho iPhone 5

VNC - Hai nhà mạng Viettel và VinaPhone cho biết sẽ bắt đầu cung cấp nanoSIM dành cho điện thoại iPhone 5 từ ngày mai, 16/10, với chi phí bằng với các loại SIM thông thường.

nanoSIM (trên, trái) nhỏ hơn 40% so với microSIM, và 60% so với SIM thông thường.

Đại diện Viettel cho biết, nanoSIM là loại SIM siêu nhỏ, nhỏ hơn 40% so với microSIM đang sử dụng trên điện thoại iPhone 4S, và 60% so với SIM thông thường. Đây là chuẩn SIM mới vừa được Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) thông qua vào tháng 6 vừa qua.

Theo Viettel, những khách hàng sử dụng iPhone 5 có thể đến 30 cửa hàng trực tiếp thuộc 5 tỉnh thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh và Đồng Nai để làm thủ tục đổi SIM, chi phí đổi SIM là 15.000 đồng. Với những khách hàng mới thì có thể đăng ký đấu nối các gói cước trả trước, trả sau của Viettel để sử dụng.

Thông tin từ VinaPhone cho hay hãng cũng sẽ bán ra thị trường nanoSIM từ ngày mai, 16/10 với giá 25.000 đồng. Khách hàng hiện tại của mạng này có thể đổi từ SIM thông thường và microSIM cùng với giá 25.000 đồng.

Hiện tại, về thời điểm bán iPhone 5, VinaPhone và Viettel, hai nhà mạng phân phối chính thức iPhone tại Việt Nam, chưa cung cấp thông tin chi tiết. Đại diện của hai nhà mạng đều khẳng định đang đàm phán với Apple và sẽ sớm đưa sản phẩm này về bán tại Việt Nam.

Trước đó, tại thời điểm iPhone 5 ra mắt, VinaPhone và Viettel khẳng định sẽ chính thức bán dòng điện thoại này từ tháng 11 tới.

iPhone 5 là dòng điện thoại thế hệ thứ 6 của Apple vừa được ra mắt vào giữa tháng 9 vừa qua. Chiếc điện thoại gây ấn tượng với thiết kế mỏng, nhẹ và màn hình rộng 4 inch. iPhone 5 cũng được trang bị nhiều tính năng và cấu hình mạnh mẽ hơn so với thế hệ iPhone 4S.

iPhone 5 sau khi được Apple bán tại 9 nước trên thế giới thì nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại xách tay cũng đã nhập mẫu điện thoại này về bán với giá rất cao, từ 26 triệu đồng. Một số cửa hàng cũng nhanh tay nhập về một loại kìm cắt nanoSIM từ SIM thông thường vì thế, việc sử dụng iPhone 5 vẫn diễn ra thông thường, khác với dự đoán trước đây khi Apple công bố sử dụng chuẩn nanoSIM cho dòng điện thoại mới.

Khôi Linh
Theo Dân Trí
>> Xem thêm

VinaPhone cung cấp dịch vụ điện thoại trên máy bay

vncongnghe - Mạng di động VinaPhone cho biết, hãng chính thức cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại trên một số tuyến bay quốc tế.

Theo VinaPhone, để gọi điện, nhắn tin trên máy bay, 
người dùng không cần phải đăng ký riêng cho dịch vụ mà chỉ cần 
mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế trước khi ra nước ngoài như bình thường. 

Để gọi điện, nhắn tin trên máy bay, người dùng không cần phải đăng ký mà chỉ cần mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế trước khi ra nước ngoài như bình thường.

Trên các chuyến bay có dịch vụ chuyển vùng quốc tế, người dùng sẽ được phi hành đoàn thông báo để có thể mở điện thoại và sử dụng dịch vụ bình thường. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn hàng không, khách hàng vẫn phải tắt điện thoại trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh.

Trước mắt, mạng VinaPhone mới chỉ cung cấp dịch vụ này cho thuê bao trả sau. Giá cước khách hàng phải trả khi sử dụng điện thoại trên máy bay là 0,82 USD/SMS (nhận tin nhắn miễn phí), gọi đi tất cả các hướng (bao gồm Việt Nam) là 4,3 USD/phút, cước nhận cuộc gọi là 99.000 đồng/phút (chưa bao gồm phụ thu).

Hiện dịch vụ này đã được triển khai trên chuyến bay quốc tế của các hãng Emirates, Malaysia Airlines, Hong Kong Airlines, Singapore Airlines, Air New Zealand, British Airways, Etihad Airways (UAE), Libyan Arab Airlines, EgyptAir, Oman Air, Qatar Airways, Royal Jordanian Airlines, Saudi Arabian Airlines, TAM (Brazil).

VinaPhone cho biết đang đàm phán để mở rộng dịch vụ trên nhiều tuyến bay, hãng hàng hàng không khác nữa. Bên cạnh đó, hãng cũng nỗ lực để có thể cung cấp dịch vụ truy cập Internet trên các chuyến bay. Như vậy, VinaPhone là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam cho phép thuê bao gọi điện thoại, nhắn tin trên máy bay.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang