Hiển thị các bài đăng có nhãn card màn hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn card màn hình. Hiển thị tất cả bài đăng

Đánh giá card đồ họa Zotac GeForce GTX 660 AMP! Edition

XEM ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ GIÁ

VNC - Nhỏ gọn, thiết kế dựa trên nhân đồ họa GK104 và lược bỏ một số thành phần linh kiện, nhưng hiệu năng Zotac GeForce GTX 660 AMP! Edition không hề kém cạnh so với dòng card đồ họa GTX 670 nhờ GPU và RAM được ép xung sẵn khá cao.
THIẾT KẾ

Zotac GeForce GTX 660 AMP

Thiết kế của Zotac GeForce GTX 660 Ti AMP! Edition dựa trên GPU GeForce GTX 660 Ti, “tân binh” dòng GeForce 600 vừa được NVIDIA chính thức giới thiệu đến người dùng vào trung tuần tháng Tám vừa qua.

Zotac GeForce GTX 660 AMP
GTX 660 Ti cũng sử dụng nhân đồ họa GK104 nhưng số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và memory controller ít hơn so với GTX 670 và 680.

Tương tự hai mẫu GPU cao cấp là GeForce GTX 680 và 670, GTX 660 Ti cũng sử dụng nhân đồ họa GK104 nhưng được lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn. GTX 660 Ti cũng có tổng cộng 1344 nhân CUDA được bố trí thành 4 cụm xử lý đồ họa (Graphics Processing Cluster - GPC) cùng chia sẻ bộ nhớ đệm cấp 2 (L2 cache); trong đó GPC thứ tư chỉ có 1 SMX như GTX 670 và ít hơn 192 nhân CUDA so với GTX 680.

Bên cạnh đó, số đơn vị ROP, bộ nhớ đệm thứ cấp (L2 cache) và số memory controller của GeForce GTX 660 Ti cũng ít hơn so với GTX 670 và 680. Điều này thể hiện rõ qua những thông số kỹ thuật của GeForce GTX 660 Ti. Cụ thể, GTX 660 Ti chỉ có 24 đơn vị ROP, cache L2 dung lượng 384 KB và độ rộng băng thông bộ nhớ 192 bit. Tham khảo chi tiết trong bảng so sánh bên dưới.

>> Xem thêm
Tiếp tục cố gắng chiếm lĩnh thị trường mini PC, hãng Zotac vừa giới thiệu đến người tiêu dùng hai chiếc card đồ họa dựa trên nền tảng GeForce GT 520 và sử dụng chuẩn kết PCI cùng PCI x1.
 

Bộ đôi này hứa hẹn sẽ rất phù hợp với những người đang muốn xây dựng một chiếc máy tính cực kỳ nhỏ gọn. Được trang bị 48 lõi CUDA, xung nhịp GPU/shader tương ứng là 810/1620 MHz, giao tiếp bộ nhớ 64-bit, 512MB DDR3 VRAM @ 1333 MHz và tích hợp kết nối D-Sub, DVI cũng như HDMI. Model PCI đi kèm với hệ thống làm mát thụ động, còn phiên bản PCIex1 lại được trang bị hệ thống tản nhiệt chủ động bằng quạt.

Hiện mức giá cụ thể cho các sản phẩm chưa được Zotac công bố.

 
 
 
 
 
hdvietnam.com          
>> Xem thêm

Tại sao khi dùng VGA rời lại không bằng khi sử dụng onboard

>Trả lời: Nguyên nhân đa phần nằm ở sự tương thích giữa CPU - Main - VGA. Ngoài ra đó còn nằm ở bản thân chiếc VGA đó.
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng cứ là VGA rời thì đều VIP hơn, ngon hơn VGA onboard. Nhưng đừng lầm tưởng! Các dòng Onboard mới, tích hợp trên các dòng Core i SB mới mà Intel cho ra đời được coi là nỗ lực vượt bậc của Intel trên loại VGA onboard này. Sức mạnh của nó tuy ko phải là mạnh nhưng cũng đủ sức cạnh tranh với các dòng VGA rời huyền thoại như 9400GT.


Trở lại nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng trên, chúng ta hãy xem xét:
Các bạn đang dùng VGA gì? Chip CPU gì? và cả Power gì nữa?
>>Khi lắp VGA mới vào máy, ngoài chuyện cài Driver ra, các bạn phải xem Power của mình có chịu được sức mạnh của VGA đó hay không? Ví dụ như dùng Power noname, điện áp không ổn định, đã vậy còn lắp thêm các dòng VGA tiêu tốn điện tới 150W hoặc hơn ở các dòng mới thì việc dùng Power noname hoàn toàn không ổn. Nó có thể gây ra hiện tượng co giật của máy hoặc tắc bụp, sụt nguồn, chập cháy hệ thống lúc nào mà không hay!
>>Tiếp tới, dùng 
VGA VIP như HD6850, GTX460, HD6990... mà lại đi cùng với 1 em CPU lởm khởm Pentium 4, Celeron, thậm chí là Dual Core, Core Dual, Core i thấp cấp, không tương xứng với hiệu năng của VGA. Điều này quả thật làm hệ thống của bạn bất ổn. Khi VGA xử lý quá nhanh, dồn cục tín hiệu về phía con CPU yếu đuối sẽ gây lên hiện trạng nghẽn cổ chai cho toàn hệ thống, làm giảm hiệu năng xử lý.
Lưu ý: Lời khuyên cho anh em. Khi xin tư vấn mua VGA, vui lòng cung cấp toàn bộ thông tin hệ thống, từ Main, CPU tới Power và số tiền bạn có. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho mọi người tư vấn cho các bạn 1 chiếc VGA phù hợp nhất.
>>Ngoài ra, cũng cần phải xét tới các VGA bạn mua là gì? Như đã nói ở trên, các bạn thường hay xem thường 
VGA onboard mà nhắm tới các dòng VGA rời giá rẻ, tầm trung để lấy chữ "rời" và tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn VGA onboard các bạn đang dùng. Nhưng sự thật thì không phải thế, VGA có phân làm nhiều loại, và khi các bạn mua VGA mà không biết thông số của nó thì sẽ đem lại điều thất vọng khôn lường. VGA có nhiều điều cần chú ý, từ phân cấp Chip GPU, cho tới Badwith, GDDR và dung lượng VGA. Điều này đã được sắp xếp thứ tự cần xem xét trước khi mua. Các bạn thường nhầm lẫn rằng VRAM càng to thì VGA càng khỏe, nhưng thật ra có chiếc VGA dung lượng chỉ 512MB nhưng chất lượng chip VGA tốt thì nó còn khỏe hơn chiếc VGA 3-4GB mà chip cùi.
Đôi khi các bạn mua phải 1 chiếc VGA VRAM to, nhưng Chip GPU thì cùi cộng với cái badwith 64bits thì gần như khó có thể chơi các game hiện tại. Còn xem Video thì Onboard cũng có thể thực hiện rồi!
Lưu ý: Mua VGA thì nên chú ý: Chip GPU > Badwith (nên lấy loại 128bits++) > GDDR > Điện năng tiêu thụ (Để xem Power có chịu được hay không) > Cuối cùng mới tới VRAM, dung lượng Card.

Lưu ý phải cài driver trước khi xem xét mọi vấn đề trên VGA.






Nguồn vn-zoom.com


>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang