Hiển thị các bài đăng có nhãn internet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn internet. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng dẫn cách fake ip đơn giản

Hiện nay có rất nhiều website cung cấp các ứng dụng rất tốt cho những người tham gia cộng đồng internet, nhưng một vài website lại giới hạn các quốc gia tham gia, vì vậy, rất nhiều website không thể truy cập ở một nước nào đó mặc dù nó vẫn vào được ở nhiều quốc gia khác.

Ở đây chúng ta sẽ tiến hành fake ip bằng cách thay đổi proxy, một cách đơn giản hiệu quả và nhanh nhất để khắc phục ip Việt Nam không vào được một vài website, ví dụ: facebook.com, 000webhost.com…
Địa chỉ cung cấp proxy miễn phí

1. Địa chỉ cung cấp proxy miễn phí
Truy cập vào http://samair.ru/proxy/ một địa chỉ cung cấp miễn phí proxy của Nga hoặc rất nhiều địa chỉ trên mạng cung cấp proxy miễn phí. Các bạn có thể search Google để tìm hiểu thêm.


Giao diện trang http://samair.ru/proxy/ để tìm một proxy miễn phí

>> Xem thêm

Mẹo hay ít biết cho người dùng Internet

Các thành viên của diễn đàn Reddit tập hợp các mẹo sử dụng Internet hiệu quả nhất và cũng đầy bất ngờ.

Dùng Google Maps hiệu quả hơn


Trên trang Google Maps, nếu cần tìm một địa chỉ cụ thể nào đó (ví dụ “nhà hàng”), bạn chỉ cần gõ nhà hàng* (lưu ý dấu sao) vào thanh tìm kiếm, nó sẽ tìm ra tất cả những nhà hàng ở khu vực đó. Chỉ cần thêm dấu (*) vào sau từ khóa tìm kiếm để tìm mọi doanh nghiệp lân cận.


>> Xem thêm

Cách khắc phục khi mất kết nối Internet

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…

Để tiết kiệm lượng dữ liệu tải về, kiểm soát thông tin và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet thì một số hệ thống thiết lập thêm máy chủ proxy (tại trường học, quán cà phê...). Khi đó, nếu muốn kết nối đến Internet từ hệ thống trên, máy tính phải đặt proxy cố định theo yêu cầu. Một trường hợp khác là người dùng sử dụng UltraSurf để vào Facebook, rồi sau đó không vào mạng được nữa. Với lỗi này, mỗi trình duyệt sẽ có những thông báo khác nhau, chẳng hạn Google Chrome là "Unable to connect to the proxy server".



>> Xem thêm

Tốc độ của Internet Việt Nam đang giảm?

Theo báo cáo của Akamai, tốc độ trung bình của Internet Việt Nam đang giảm khoảng 21% so với năm 2011. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, do các doanh nghiệp Internet thực hiện tối ưu hóa băng thông nên đã làm ảnh hưởng đến phép đo tốc độ trung bình theo bình quân địa chỉ Internet của Akamai.

Tốc độ Internet Việt Nam: Akamai bảo giảm, Speedtest nói tăng

Báo cáo tốc độ mạng Internet quý 3/2012 của Akamai, một mạng lưới chuyên cung cấp nội dung Internet ở Mỹ, cho thấy Việt Nam có tốc độ Internet bình quân là 1,3 Mbps (đứng thứ 49/54 quốc gia được khảo sát), thấp hơn mức trung bình 2,8 Mbps của thế giới. Kết quả thống kê của Akamai dựa trên gần 4,7 triệu địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam có 5,07% kết nối mạng có tốc độ nhỏ hơn 256 Kbps; 1,17% kết nối mạng tốc độ lớn hơn 4 Mbps và chỉ có khoảng 0,03% kết nối mạng lớn hơn 10 Mbps. So với 12 nước trong khu vực Châu Á được khảo sát, Việt Nam chỉ đứng trên Ấn Độ (1,0 Mbps) và Indonesia (1,2 Mbps).

Dù báo cáo của Akamai cho thấy tốc độ Internet Việt Nam đang giảm nhưng đại diện các ISP cho rằng thực tế tốc độ đang ngày càng tăng lên. (Ảnh: Internet).

Cũng theo Akamai, báo cáo tốc độ mạng Internet quý 4/2011 cho thấy, Việt Nam có tốc độ Internet bình quân là 1,664 Mbps, còn trong báo cáo năm 2010, tốc độ mạng lại đạt mức 1,7 Mbps. Như vậy, tốc độ Internet trung bình của Việt Nam năm 2012 giảm 21% so với năm 2011 và giảm 30% so với năm 2010.

Khảo sát của Akamai không nhằm tìm ra kỷ lục về tốc độ kết nối Internet trên thế giới, mà hướng đến việc xếp hạng tốc độ kết nối trung bình - Tức mức tốc độ mà toàn dân ở một quốc gia đang được sử dụng. Tiêu chí đánh giá của Akamai dựa trên địa chỉ IP có kết nối vào mạng truyền nội dung của họ.

Còn theo trang web NetIndex (trang web thống kê dựa trên kết quả đo của Speedtest.net), tốc độ tải xuống Internet Việt Nam (từ 26/1/2013 đến 24/2/2013) đang ở mức 9,90 Mbps, đứng thứ 55 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới) và tải lên đạt 7,38 Mbps (đứng thứ 27/180 quốc gia). Kết quả này dựa trên hơn 1,2 triệu địa chỉ IP Việt Nam qua hơn 3 triệu lượt đo tốc độ. So với thời điểm tháng 5/2012, tốc độ tải xuống của Việt Nam trên Speedtest cũng tăng từ 8,04 Mbps (đứng thứ 54 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới) lên mức 9,90 Mbps.

Căn cứ theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tháng 11/2012, tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam vào khoảng 346.997 Mbps, tổng băng thông kết nối trong nước ở mức 460.374 Mbps. Hiện số lượng người dùng Internet sau khi quy đổi thuê bao ADSL và cáp quang của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đạt khoảng hơn 31,3 triệu thuê bao.

Chia bình quân, tốc độ trung bình mỗi người dùng tăng 0,002 Mbps so với cùng kỳ năm 2011. Nhưng không ít ý kiến nghi ngờ kết quả này chỉ mang tính chất tương đối vì số thuê bao thật của các ISP thì chỉ có từng ISP biết và cũng giống như câu chuyện bên lĩnh vực di động khi số lượng thuê bao và dung lượng băng thông báo cáo bị "khai vống" lên.

Kết quả của Akamai không phản ánh thực chất tốc độ Internet Việt Nam?

Đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đều cho rằng trong năm 2012, những đơn vị này đều tăng cường băng thông đi quốc tế để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể, như với VNPT, đơn vị này đang có khoảng 160 Gbps băng thông quốc tế, dự kiến tăng lên khoảng 270 Gbps (vào năm 2015), 500 Gbps (vào năm 2020). Còn trong năm 2012, FPT Telecom đã nâng cấp băng thông cam kết quốc tế tất cả các gói dịch vụ FTTH với tốc độ truy nhập Internet quốc tế tối thiểu từ 1.152 Kbps đến 3.072 Kbps hay CMC Telecom cũng đã quyết định đầu tư tăng cường băng thông quốc tế lên gấp 2 lần kể từ tháng 12/2012.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, do các nội dung cơ bản mà người sử dụng truy cập nhiều như đọc tin tức, nghe nhạc… đều do các công ty Việt Nam cung cấp nên ngày càng ít có nhu cầu truy cập đi quốc tế, nhất là đối với những thuê bao Internet mới. "Thậm chí, các dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp như Google đều đặt máy chủ tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ data center nội địa hoặc thuê một mạng lưới Internet có đặt máy chủ ở Việt Nam", vị chuyên gia này cho biết thêm.

Lý giải về kết quả Akamai đưa ra, vị chuyên gia này cho rằng, dù trong báo cáo của Akamai không đưa ra cách tính cụ thể nhưng rất có thể đơn vị này đã đo trung bình bằng cách lấy tổng tốc độ băng thông của Việt Nam đến hệ thống máy chủ của Akamai chia cho tổng các kết nối (địa chỉ IP) xuất phát từ Việt Nam. "Vì thế, càng nhiều thuê bao Internet mới thì tốc độ trung bình càng giảm đi. Như ở Việt Nam, do các thuê bao mới tăng trưởng nhanh, truy cập đi quốc tế ít mà chủ yếu truy cập các nội dung trong nước (đọc tin tức, nghe nhạc) nên băng thông trung bình mà Akamai đo ngày càng giảm đi", vị chuyên gia nói.

Còn đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dù số lượng băng thông đi quốc tế ngày càng tăng nhưng do câu chuyện tối ưu hóa chi phí nên doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng một phần lượng băng thông đó. Ví dụ như với 2 khách hàng đều sử dụng gói cước 15 Mbps, nếu bình thường các doanh nghiệp sẽ phải cung cấp tổng băng thông 30 Mbps cho 2 khách hàng này. Song kết quả thực tế cho thấy, 2 khách hàng đó chỉ sử dụng tổng băng thông khoảng 17-18 Mbps tại cùng một thời điểm do rất ít xảy ra trường hợp 2 khách hàng này cùng tiến hành tải dữ liệu (download).

Vì vậy, các ISP chỉ cần cung cấp tổng băng thông khoảng 17-18 Mbps là đã đủ để đáp ứng yêu cầu của 2 người dùng trên (hay thậm chí nhiều người dùng hơn) nhưng nếu chia trung bình như phép đo của Akamai thì tốc độ chỉ còn cao nhất khoảng 9 Mbps. "Chính vì thế, kết quả đo của Akamai chỉ mang tính tham khảo chứ không phản ánh đúng thực chất tốc độ của Internet Việt Nam", vị chuyên gia này kết luận.

Theo ICTNews
>> Xem thêm

Truyền hình trả tiền qua Internet tiếp tục “lấn” cáp

Theo kết quả thống kê mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường ABI Research, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình qua cáp theo kiểu truyền thống ngày càng bị những đối thủ trực tuyến lấn át mạnh mẽ hơn.


Cụ thể, ABI chỉ ra rằng tổng doanh thu của ngành truyền hình trả tiền trên toàn cầu đạt 238 tỷ USD hồi năm ngoái.

Mức doanh thu này cao hơn so với mức 223 tỷ USD của năm 2011, và được kỳ vọng sẽ tăng lên tới 304 tỷ USD vào năm 2018. Trong đó, thị phần của những công ty cáp bị giảm từ mức 48,5% năm 2011 xuống còn 47% trong năm 2012.

Ở chiều ngược lại, những hãng cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet (IPTV) như Verizon hay AT&T lại tăng mức thị phần từ 10% năm 2011 lên 11,5% trong năm 2012.

Cùng với đó, nhà phân tích Khin Sandi Lynn của ABI lưu ý rằng hãng viễn thông Verizon của Mỹ là nhà cung cấp IPTV lớn nhất thế giới trong năm ngoái, khi xét về yếu tố doanh thu.

Theo Vietnam+, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

10 website có lượng truy cập lớn nhất thế giới

Trang ComScore.com đã nêu tên 10 trang web lớn nhất thế giới dựa trên lượng khách truy cập (unique visitor) mỗi ngày...

1. Facebook.com - 836,7 triệu khách truy cập


Mạng xã hội lớn nhất hành tinh ban đầu chỉ mở cửa cho sinh viên trường Đại học Harvard, nhưng sau đó đã mở rộng sang các trường đại học khác, các trường trung học và giờ là bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh: Security.

>> Xem thêm

Quảng cáo video online sắp chèn ép quảng cáo truyền hình

Đã từng nắm giữ vị trí bá chủ trong ngành quảng cáo nhiều năm liền nhưng quảng cáo truyền hình hiện đang đối mặt với thách thức mà video trực tuyến mang lại.


Video trực tuyến thách thức quảng cáo truyền hình như thế nào?

Thu hút người xem

Số lượng người xem video trực tuyến đang tăng rất nhanh. Báo cáo của ComScore (một trong những công ty hàng đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả tiếp thị trực tuyến) tại Mỹ tháng 6/2012 cho thấy có hơn 180 triệu người sử dụng Internet xem video online trong vòng 1 tháng. Con số này chiếm gần 58% dân số Mỹ ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, trong 33 tỷ video được xem có đến gần 11 tỷ là video quảng cáo.

Báo cáo thống kê của ComScore về Online Video Ad tại Mỹ 6/2012

Thêm vào đó, thời gian trung bình mỗi user dành để xem video trực tuyến là khoảng 21,9 giờ tăng đến 15.9 giờ ( tăng 38%) so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi thời gian xem video trực tuyến tăng lên thì thời lượng mà họ giành cho TV giảm hẳn xuống. Điều đó có nghĩa rằng, việc truyền tải thông điệp đến khách hàng sẽ hạn chế hơn nếu sử dụng kênh quảng cáo truyền hình hơn là video trực tuyến.

>> Xem thêm

Truy cập Internet ở đâu nhanh nhất?

Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ không thuộc top 10 nơi có tốc độ truy cập Internet nhanh nhất thế giới.

10. Singapore

 Theo chuyên gia David Belson, người góp phần đưa ra báo cáo này, sở dĩ có tốc độ truy cập Internet ấn tượng, ngoài việc sở hữu băng thông tốc độ cao, Singapore còn là một trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh: BLB.

Với tốc độ trung bình đạt 30,7 MB/giây, đảo quốc sư tử xứng đáng lọt vào top 10 các quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng truy cập Internet nhanh nhất, cao gần gấp đôi mức trung bình 15,9 MB/giây của toàn thế giới.


>> Xem thêm

Toàn cảnh Internet 2012 qua các con số

2,4 tỷ người dùng Internet toàn cầu, số thuê bao smartphone đạt 1,1 tỷ là một vài con số đáng nhớ trong năm...

246 triệu là số lượng đăng ký tên miền thuộc tất cả các tên miền hàng đầu.

Trang Royal Pingdom mới đây đã tiến hành tổng kết các sự kiện diễn ra trong thế giới Internet năm 2012. Những con số ấn tượng được Royal Pingdom đã cho thấy một bức tranh khá sáng sủa về Internet năm qua.

Số lượng website

- 634 triệu là số website đang hoạt động trên toàn cầu (tính đến tháng 12/2012).

- 51 triệu là số website mới xuất hiện trong năm 2012.

- 191 triệu là số lượt người truy cập vào Google, đưa trang web này lên vị trí số 1 tại thị trường Mỹ trong tháng 11/2012.

- 87,8 triệu là số lượng blog trên trang Tumblr.

- 17,8 triệu là số lượt người truy cập Tumblr.

- 59,4 triệu là số trang blog WordPress trên toàn thế giới.

- 43% là tỷ lệ website trong 1.000 địa chỉ hàng đầu, được đặt tại các máy chủ ở Mỹ.

- 48% là tỷ lệ blog trong 100 blog hàng đầu chạy WordPress.

- 75% là tỷ lệ trang web trong số 10.000 website hàng đầu được xây dựng từ phần mềm mã nguồn mở.


>> Xem thêm

Đà Nẵng khống chế các "web đen" tại các đại lý Internet

Cơ quan chức năng tại Đà Nẵng sẽ cài phần mềm Infosoft và Cyber Station Manager/VNG cho đại lý Internet trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ Internet như: khống chế "web đen" hiệu quả trên mọi trình duyệt.


Ngày 15/1, ông Trần Ngọc Thạch, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết, được sự đồng ý của UBND TP Đà Nẵng, Sở đã phối hợp với Công ty cổ phần VNG cài đặt 2 phần mềm (được tích hợp) là Infosoft và Cyber Station Manager/VNG cho khoảng 40/800 đại lý Internet trên địa bàn nhằm giúp các chủ đại lý Internet cập nhật những quy định mới của pháp luật về quản lý sử dụng Internet; đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ Internet như: khống chế "web đen" hiệu quả trên mọi trình duyệt... Thời gian tới, sẽ tiếp tục cài đặt phần mềm cho số đại lý Internet còn lại.

Theo The Box, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng Internet

VNC - Hơn 1/3 dân số thế giới hiện đang sử dụng mạng Internet trong khi đó số người sử dụng điện thoại di động trên toàn cầu hiện đạt khoảng 6 tỷ người, tính riêng năm 2011 đã tăng thêm hơn 600 triệu người sử dụng.

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc vừa công bố bản báo cáo về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2012. Trong bản báo cáo này, ITU nhấn mạnh hiện vẫn đang còn tồn tại những sự cách biệt quá lớn về giá cước dịch vụ, phần lớn những nước nghèo trên thế giới đang phải trả giá cước dịch vụ đắt hơn. Tại châu Phi, giá cước dịch vụ Internet cao gấp 7 lần so với châu Mỹ và cao gấp 20 lần so với châu Âu vào năm 2011.

"Nhờ sự gia tăng trong các dịch vụ băng thông rộng trên toàn thế giới, số người sử dụng mạng Internet đã tăng 11% trong năm qua, nâng tổng số người sử dụng lên 2,3 tỷ người", ITU cho biết trong bản báo cáo.

Lượng người sử dụng Internet
Hơn 1/3 dân số thế giới hiện đã có Internet

Phân khúc điện thoại di động băng thông rộng cho thấy sự tăng trưởng rõ nét nhất của tất cả các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giữa năm 2010 và 2011 với gần 1,1 tỷ thuê bao vào cuối năm 2011.

Mặc dù có sự tăng trưởng đột phá trong phân khúc này nhưng ông Brahima Sanou, Giám đốc văn phòng phát triển viễn thông của ITU cho biết giá cả dịch vụ ICT lại rất cao ở nhiều nước có thu nhập thấp.

Bản báo cáo của ITU còn cho biết lợi nhuận từ lĩnh vực viễn thông đạt mức 1,46 nghìn tỷ USD trong năm 2010, tương đương với 2,4% GDP toàn thế giới.

Võ Hiền
Theo TheAge, Dân Trí
>> Xem thêm

Những hội quái đản trên... Internet

VNC - Có khá nhiều những hội nhóm được lập ra để ăn chơi thác loạn, quái đản đến bệnh hoạn kiểu như “Hội đổi vợ”, “Hội chăn rau”...

ảnh minh họa

Những diễn đàn trên mạng internet đã xuất hiện nhiều hội nhóm tích cực như cùng trao đổi về một đam mê, sở thích hay cùng hoạt động từ thiện xã hội. Nhưng cũng có khá nhiều những hội nhóm được lập ra để ăn chơi thác loạn, quái đản đến bệnh hoạn kiểu như “Hội đổi vợ”, “Hội chăn rau” (chăn gái)… Điều đáng nói là gia nhập những hội quái đản, bệnh hoạn bây giờ dường như đang trở thành mốt của các cư dân mạng?

Từ bang hội đổi vợ…

Hội đổi vợ - đổi vợ, chuyện tưởng đùa nhưng mà có thật. Tại hội này, những người cùng thú vui, sở thích sẽ đổi vợ và người yêu với mục đích duy nhất là thỏa mãn bản năng con người. Và những thành viên trong hội coi chuyện này là chuyện rất bình thường. Một thành viên trong hội cho biết: “Đổi vợ, đổi chồng là hình thức làm mới đời sống thôi. Khi cảm giác quá quen thuộc với người bạn tình, thì việc trao đổi với người khác cùng suy nghĩ và cảm giác giống mình là chuyện bình thường”. Chỉ với một mục đích làm thỏa mãn cho nhau, hội đổi vợ đổi chồng tuyển thành viên không phân biệt giai cấp, tầng lớp, giàu nghèo… Cũng không phân biệt xấu, đẹp… Các trường hợp đồng tính đương nhiên sẽ không được chào đón đến với hội này.

Khi gia nhập vào hội thì sẽ không được quan tâm đời tư của đối tượng, cũng như không ràng buộc, không ép buộc đối phương. Không gây sự đánh nhau, không tranh bạn của nhau, phải tôn trọng nhau… Và quan trọng là không được ghen. Thông thường hội đổi vợ, đổi chồng sẽ họp một lần duy nhất trong tháng và họ sẽ chơi trò “bốc thăm” theo cặp và cứ theo kết quả bốc thăm mà hành sự. Cư dân mạng trên các diễn đàn đều phản đối hội đổi vợ, đổi chồng và không chấp nhận được vì cho rằng đây là lối sống thác loạn, không phù hợp với văn hóa phương Đông…

… đến hội “phi công”

Khác với hội đổi vợ, đổi chồng, hội “phi công” lại có cách chơi và thác loạn kiểu riêng. Cụm từ “máy bay bà già” là một cách nói ám chỉ những người phụ nữ chênh lệch tuổi tác trong những cuộc tình. Trong hội “phi công”, thì thành viên cũng được chia theo cấp độ. Mới gia nhập, chắc chắn chỉ được “lái” những “máy bay” hơn ít tuổi. Trình độ và đẳng cấp sẽ được tăng dần, các “phi công” tiếp tục sẽ được thử cảm giác với những “máy bay” “cũ” hơn. Các “phi công” khi tác nghiệp phải sử dụng những “đường băng”, ở đây “đường băng” được hiểu là nơi để hành sự như nhà nghỉ, khách sạn. Còn “nhảy dù” thì được hiểu là cách… rút êm, và không để vấn vương đến chuyện tình cảm. Những buổi họp hội “phi công” thường diễn ra ở những quán café, quán ăn, các thành viên trong hội đều không xưng hô bằng tên thật, họ chỉ gọi nhau bằng những nick name để bí mật hơn về đời tư. Các thành viên trong hội cũng không quan tâm đến cuộc sống của những thành viên khác trong hội, mục tiêu của họ là đến gặp nhau, nói chuyện tâm sự về những chủ đề chính về gái, “máy bay” và… sex.

Qua tìm hiểu thì các thành viên trong hội “phi công” cũng là những người có tri thức, họ đều là những người trẻ và có kinh tế khá giả. Cũng rất nhiều thành viên tuy đã có gia đình nhưng vẫn ham của lạ tìm đến hội để sinh hoạt. Hầu hết thành viên hội “phi công” đều mang tư tưởng, quan điểm về tình dục một cách lệch lạc, họ tập hợp những danh sách “máy bay”, chia sẻ kinh nghiệm để “lái” và cho nhau những số điện thoại của các “máy bay”. Các “phi công” cũng chia “máy bay” ra thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, hình thức của “máy bay”. Một “phi công” đã có kinh nghiệm trong hội cho biết: Những người đến với hội phi công đa phần đều thích sự yêu chiều, tinh tế và có kinh nghiệm của những người phụ nữ hơn tuổi. Phải nói rằng, những thành viên trong hội “phi công” đều có thể dễ dàng trở thành “hot” trong mắt những cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp. Nhưng chinh phục những “máy bay” lại tạo cho họ sự hứng thú riêng.

Hội “chăn rau”

Một hội khác cũng có quan điểm khác người là hội chăn rau, hay còn được gọi dưới một cái tên khác là hội “nông dân”. Khác với hội “phi công” chỉ đi tìm những người phụ nữ hơn tuổi, hội chăn rau thì chỉ cần dễ dãi và… lên giường với bất kỳ cô gái nào đồng ý. “Rau” ở đây được hiểu là những cô gái trẻ, đang đi học hoặc đi làm, và đặc biệt là sạch, bởi họ không phải là những gái gọi, gái đứng đường… Những thành viên trong “Hội chăn rau” cũng thường tự đặt cho nhau tên gọi chung là những nông dân và nick name khác người. Họ cũng chia sẻ cho nhau những số điện thoại, kinh nghiệm tiếp cận… Điểm chung của những thành viên trong hội này là chỉ cần tình dục, không cần tình yêu. Một số thành viên trong những hội chăn rau cho rằng việc “bóc bánh trả tiền” không làm nên hứng thú đối với họ, họ tìm đến những cô gái trẻ để chinh phục, rồi quan hệ tình dục, sau đó… rút êm mới thực sự thú vị.

Và loạn hội

Ngoài những hội bệnh hoạn, thác loạn, nhiều hội được thành lập trên mạng internet cũng không mang nhiều ý nghĩa tích cực. Có thể đây là nơi vui chơi, giải trí của một số thành viên thừa thời gian. Bản chất của những hội này là tập hợp những nhóm người cùng sở thích, cùng thói quen…

Và từ đó kể cả những sở thích, thói quen kỳ quái cũng được lập nên thành hội. Vào các bang hội kiểu này, các thành viên chỉ việc “chém gió” nhiệt tình, làm quen, nói chuyện với những người cùng sở thích. Khi số lượng thành viên đông dần, sẽ có những buổi “offline” gặp nhau ngoài đời để… tiếp tục “chém gió”. Nhiều hội như “Hội những người đã ngu còn thích tỏ ra nguy hiểm”; “Hội những người thích làm việc trong WC”; “Hội những người thích ngắm gái đẹp”; “Hội những người đêm không ngủ toàn chơi”… Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, các hội được lập trên mạng internet đã có thể tính đến con số hàng trăm..

Nhiều bang hội “hot” có thể đạt số thành viên vài nghìn người chỉ trong vòng 1 tuần. Nhưng các hội này cũng chẳng thể trụ lại lâu với số lượng thành viên khủng như vậy. Cũng có thể ngay tuần sau, các hội “hot” chỉ còn 30 thành viên cộm cán nhất. Hội “Đi học chỉ để điểm danh” có đến gần 30 nghìn thành viên, hay hội “bóp kem đánh răng” cũng có số lượng thành viên theo dõi lên tới gần 20 nghìn người. Không những thế còn có “Hội những người thích tự tử”, dạy cách tự tử cũng thu hút khá đông cư dân mạng tham gia.

“Hội những người thích vẽ bậy vào sách giáo khoa” cũng có tới gần 21 nghìn người tham gia. Phần lớn thành viên là những người còn đang đi học và có sở thích rất quái đản là… vẽ bậy lên sách giáo khoa. Họ coi đó là một nghệ thuật, và cách để thể hiện cá tính của mình. Nhưng những cuốn sách giáo khoa mang đầy tính sư phạm bị vẽ bẩn, bôi nhọ quả thực khiến nhiều người không đồng tình. Nhưng có vẻ càng nhiều người không thích, thì số lượng thành viên của hội lại càng tăng.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Iran xây dựng mạng internet nội địa, chặn luôn cả Google

VNC - Đây được cho là hành động đáp trả lại các nước phương tây. Chính phủ Iran đã công bố kế hoạch xây dựng một mạng internet nội địa riêng của mình. Theo Reuters, Phó bộ trưởng(Government Deputy Minister) thông báo rộng rãi trên sóng TV vào chủ nhật tuần trước về sự ra mắt của hệ thống mới này.

Iran lại xây thêm tường lửa dầy hơn để chặn các nguồn thông tin từ nước ngoài.

Cả 2 dịch vụ của Google là Google Search và Gmail sẽ phải thông qua một bộ lọc thông tin của chính phủ. Đây được cho là động thái đáp trả lại của chính phủ với thế giới phương Tây, sau khi đoạn giới thiệu của bộ phim Innocence of Muslims – một bộ phim hài ngắn, nội dung chống lại đạo Hồi được đăng tải trên Youtube. Bộ phim này sau đó đã gây nên một làn sóng phẫn nỗ rộng lớn trong cộng đồng người hồi giáo trên Youtube.

Bộ phim hài của phương Tây - Innocence of Muslims được cho là đầu mối của chính sách mới này.

Chính phủ Iran nói điều này sẽ cải thiện đáng kể khả năng bảo mật trước các tin tặc và tội phạm ảo cho người dùng trong nước. Trên thực tế, Iran hiện đang là một trong những quốc giá có mức độ kiểm duyệt internet cao nhất trên thế giới. Do nhiều lý do như văn hóa và chính trị, hàng loạt các website có nội dung đả kích, giới tính, tôn giáo và các thông tin không có lợi cho chính phủ đều đã bị chặn “một cách triệt để”.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Google Earth/Maps bổ sung nhiều hình ảnh độ chi tiết cao

VNC - Google đã cập nhật các sản phẩm Earth, Maps với nhiều hình ảnh độ phân giải cao mới chụp từ vệ tinh, từ máy bay, và ảnh chụp từ góc nghiêng 45 độ.

 Ảnh: DigitalTrends

Để tăng sức cạnh tranh trong thế giới bản đồ trực tuyến, Google tiếp tục làm mới, bổ sung kho dữ liệu bản đồ của mình. Ngày 7/9/2012, Google tung ra hình ảnh vệ tinh, ảnh chụp từ trên không chi tiết hơn cho rất nhiều địa điểm trên khắp thế giới.

Trong bài đăng trên blog Lat-Long của Google, chiến lược gia về dữ liệu địa lý Eric Kolb của “gã khổng lồ web”cho biết chi tiết, người dùng sẽ có thể thưởng thức "những hình ảnh vệ tinh, ảnh chụp từ máy bay độ phân giải cao được cập nhật của chúng tôi, cũng như hình ảnh nghiêng 45 độ vừa được đưa vào Google Maps cho 30 thành phố mới".

Google Earth đã hiển thị những bức ảnh chụp từ máy bay mới cho hơn 20 địa điểm, cùng với hình ảnh vệ tinh được cập nhật cho hơn 60 khu vực khác nhau trên khắp thế giới. Trong bài đăng blog của mình, ông Kolb cho biết dữ liệu ảnh chụp từ máy bay, vệ tinh mới chưa hiển thị trên Maps, nhưng sẽ được đưa vào ứng dụng bản đồ này. Hiện tại, Maps đã hiển thị các hình ảnh nghiêng 45 độ.
Dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao được làm mới cho các nước gồm Mỹ, Brazil, Ma-rốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Bordeaux (Pháp), San Sebastian (Tây Ban Nha), Rome (Ý), Salzburg (Áo), và Olympic Park (Anh) là một vài trong những địa điểm có hình ảnh trên không độ phân giải cao mới, cùng với một loạt địa điểm trên nước Mỹ.

Hình ảnh nghiêng 45 độ mới được giới thiệu cho 23 thành phố của Mỹ, cũng như 7 địa điểm quốc tế, trong đó có Bordeaux, Marseille (Pháp) và Blanes (Tây Ban Nha).

Google đang tiếp tục cải thiện các dịch vụ dựa trên bản đồ của họ, và một số tính năng, cập nhật mới sẽ ra mắt trong thời gian tới. Nhiều công ty khác (như Apple) đang bắt đầu “dấn thân” vào lĩnh vực dữ liệu bản đồ trên nền web sau khi Google quyết định bắt đầu tính phí dịch vụ này.

Theo PCWorld, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Truy cập Internet tiếp tục chập chờn

VNC - Theo tin từ nhà mạng FPT, sự cố tuyến cáp quang biển AAG xảy ra hồi giữa tháng 8-2012 đến nay vẫn chưa được khắc phục nên tốc độ kết nối Internet của các nhà mạng Việt Nam đi quốc tế vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều.

Truy cập Internet tiếp tục chập chờn
Nhu cầu truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng lớn - Ảnh: Đức Thiện

Theo phản ảnh của nhiều người dùng, tốc độ kết nối Internet vài ngày gần đây của các nhà mạng tại Việt Nam khá chậm chạp, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ có kết nối đến máy chủ ở nước ngoài. Các nhà mạng đều cho biết đã liên tục mở các tuyến cáp dự phòng nhằm tăng thêm dung lượng phục vụ nhu cầu kết nối của khách hàng, hạn chế mức ảnh hưởng.

Trước đó, tuyến cáp quang biển AAG đã xảy ra sự cố vào rạng sáng 13-8 và được dự kiến khắc phục vào ngày 1-9, tuy nhiên theo FPT, do các vấn đề kỹ thuật nên tàu sửa chữa vẫn chưa khắc phục được.

ĐỨC THIỆN
Theo Tuổi Trẻ
>> Xem thêm

4 tháng, thuê bao Internet không tăng trưởng

vncongnghe - Số thuê bao Internet trên cả nước tính đến cuối tháng 8/2012 ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao, tăng 15,6% so với cùng thời điểm năm trước, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết.

Số thuê bao Internet trên cả nước tính đến cuối tháng 8/2012 ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao. 

Từ tháng 4 đến tháng 8/2012, tháng nào, Tổng cục Thống kê cũng ước tính chỉ đạt 4,4 triệu thuê bao, đồng nghĩa với việc lượng thuê bao internet đã không còn tăng trưởng.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại phát triển mới tám tháng năm 2012 ước tính đạt trên 7,6 triệu thuê bao, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 15,7 nghìn thuê bao cố định, bằng 39% cùng kỳ và 7,6 triệu thuê bao di động, tăng 14%.

Ngoài ra, số thuê bao điện thoại tính đến cuối tháng 8/2012 ước tính đạt 135,8 triệu thuê bao, tăng 5,2% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,1 triệu thuê bao cố định, giảm 2,6% và 120,7 triệu thuê bao di động, tăng 6,2%.

Tổng cục Thống cũng ước tính, tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông tám tháng năm nay đạt 105 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Minh Anh
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Sẽ xử phạt DN VN sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo

vncongnghe - Những doanh nghiệp (DN) sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt từ 3 -5 triệu đồng.


Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Chính phủ đang lấy ý kiến cho thấy các doanh nghiệp trong nước nếu sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.

Dự thảo Nghị định cũng áp dụng mức phạt hành chính như trên với các trường hợp khai báo thông tin không chính xác hoặc không cập nhật khi có thay đổi thông tin về tên, địa chỉ liên hệ đối với tổ chức hoặc tên, địa chỉ liên hệ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền ".vn".

“Án phạt” nặng hơn từ 10-20 triệu đồng sẽ được đưa ra với những trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan Đảng, Nhà nước trừ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hoặc không lưu trữ trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.

Nghị định còn quy định nếu những doanh nghiệp hay cá nhân nào khi chưa là nhà đăng ký tên miền “.vn” mà cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 ".vn" cho các đối tượng không phải là thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình thì cũng sẽ chịu mức phạt từ 10-20 triệu đồng. Những tên miền vi phạm này sẽ bị thu hồi.

Đối với các nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, nếu ngăn cản trái phép tổ chức, cá nhân muốn chuyển đổi Nhà đăng ký tên miền “.vn” thì sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.

Mức phạt cũng tương tự với nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không báo cáo việc cập nhật danh sách tên miền quốc tế mà mình đang quản lý với Bộ Thông tin và Truyền thông qua môi trường mạng theo đúng quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Trong khi đó, đối với nhà đăng ký tên miền ".vn", nghị định yêu cầu xử phạt từ 10-20 triệu đồng nếu đăng ký giữ chỗ hoặc đầu cơ tên miền dưới mọi hình thức khi cung cấp tên miền quốc gia “.vn” hoặc cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác về chủ thể đăng ký tên miền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định bắt đầu lấy ý kiến từ ngày 27/8 đến 26/10, và dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2013.

Theo Dân trí / Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Internet Việt Nam: Nay đường em em đi

vncongnghe - Nếu như thị trường Internet Việt Nam 10 năm trở lại đây chủ yếu chứng kiến làn sóng nội địa hóa các trào lưu của thế giới thì nay, các doanh nghiệp Internet lại âm thầm mở những lối đi riêng.

Sự ra đời của những diễn đàn và báo điện tử lớn vào đầu những năm 2000 có thể xem đã đánh dấu sự ra đời của thị trường Internet Việt Nam. 

Làm một tổng kết nhỏ, chúng ta sẽ thấy hơn 10 năm trở lại (từ 2000 đến nay) hầu hết các sản phẩm Internet tại Việt Nam được tạo ra theo trào lưu sao chép từ làn sóng quốc tế. Các sản phẩm khi vừa thành công trên thế giới thường sẽ có ít nhất 20-30 phiên bản tại Việt Nam. 

Việc sao chép này diễn ra một cách máy móc và gần như nhắm mắt làm sản phẩm trước khi kịp nghĩ cách vận hành và kiếm tiền. Kết quả chung của các sản phẩm như vậy hầu như không thể tồn tại lâu dài.

10 năm chạy theo thế giới

Những trường hợp đem chuông người về đánh xứ ta không thành công có thể kể đến Cyworld.vn (phiên bản tiếng Việt của Cyworld.co.kr, mạng xã hội được 95% dân số lứa tuổi từ 18-30 của Hàn Quốc sử dụng), Zing Chat (phiên bản của QQ Chat).

Bên cạnh đó là mạng liên kết Orkut (một trong những sản phẩm hiếm hoi được Google quảng bá rộng rãi tại Việt Nam) và Yahoo! Plus, người thừa kế gia tài bloggers khổng lồ của Yahoo! 360o.

Sự ra đời của những diễn đàn và báo điện tử lớn vào đầu những năm 2000 có thể xem đã đánh dấu sự ra đời của thị trường Internet Việt Nam. Diễn đàn và cũng là một tờ báo không chính thức nổi tiếng nhất thời điểm đấy là diễn đàn Trí Tuệ Việt Nam (tiền thân của Trái Tim Việt Nam Online - ttvnol.com) với hơn 1 triệu thành viên.

Tiếp theo đó là sự ra đời của những tờ báo thuần mạng (không có bản in) là Vnexpress.net, Vietnamnet và Dantri. Đối chiếu với thế giới, lúc đó cũng là thời điểm bùng nổ của những website tin tức như Yahoo! News hay MSN.

Sau thị trường báo và diễn đàn là các trào lưu về giải trí như nghe nhạc online và chơi game. Năm 2003 đánh dấu sự ra đời của hàng loạt trang nghe nhạc lớn như Yeuamnhac.com và Nhacso.net. Năm 2004, VinaGame (tiền thân của VNG) mang về Võ Lâm Truyền Kỳ, game online chính thức đầu tiên của Việt Nam.

Nhưng nóng nhất chính là làn sóng mạng xã hội, bắt đầu với sự bùng nổ của Yahoo! 360o (2004-2007). Sau khi Yahoo! 360o đóng cửa và Yahoo! Plus thất bại trong việc thừa hưởng nền tảng người dùng, hàng loạt mạng nội địa xuất hiện.

Lúc đó, hai mạng xã hội đình đám nhất trên thế giới là Myspace (Mỹ) và Cyworld. Khi đó, tại Việt Nam có hai nhóm mạng xã hội: thuần nội dung (blog) gồm có Yobanbe, Yume và mạng tích hợp chức năng gồm có mạng nghe nhạc YAN 2.0 và Cyworld.vn.

Song song với trào lưu mạng xã hội là trào lưu thương mại điện tử với sự ra mắt của Vatgia, Chodientu bên cạnh những trang kinh doanh trực tuyến gạo cội như 5giay, 123mua. Đi kèm với thương mại điện tử là các công ty thanh toán trực tuyến như MX, Vinapay, Mobivi, Nganluong.

Giai đoạn 2008-2011 là thời kỳ của trào lưu cộng đồng “ngách”. Có thể nhắc đến Tinhte.vn trong mảng điện thoại, máy tính xách tay, Webtretho trong mảng mẹ và bé, Otosaigon trong mảng xe hơi và đình đám nhất là IDG Venture đầu tư vào Noi.vn (mạng xã hội hẹn hò).

Mô hình thay cho sản phẩm

Sau hơn 10 năm phát triển, đã xuất hiện những công ty đủ kinh nghiệm hay những tập đoàn nước ngoài đang toan tính những bài toán dài hơi hơn trên thị trường Internet Việt Nam.

Những thất bại triệu đô như Timnhanh, Cyworld đã một lần nữa khẳng định lại một điều: bất kỳ sản phẩm nào muốn tồn tại đều phải phù hợp với tâm lý và hành vi người tiêu dùng Việt Nam. Xa hơn nữa là phải phù hợp với mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị của công ty chủ quản. Những trường hợp đầu tư ra ngoài giá trị lõi của doanh nghiệp đều ít nhiều gặp khó khăn và cũng có không ít thất bại, như trường hợp Zing Deal của VNG.

Vì vậy, cụm từ thường được nhắc đến trong thị trường Internet hiện nay là “mô hình kinh doanh” hơn là “sản phẩm”. Xét về mô hình kinh doanh thì VC Corp đang là hình mẫu với hệ sinh thái sản phẩm trải dài (hơn 55 sản phẩm đang chạy, trong đó nhiều sản phẩm đang đứng đầu thị trường ngách) và nguồn thu đa dạng (từ người dùng, quảng cáo hay các mảng khác).

Thương mại điện tử vẫn là một mảng đầy tiềm năng với sự tham gia của Rocket Internet, MJ Group (công ty sở hữu diadiem.com và Nhommua.com), VNG, VC Corp hay cả những nhà bán lẻ truyền thống là Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động và sắp tới là FPT Online và FPT Trading.

Trong khi Rocket Internet khuấy động thị trường với 2 sản phẩm là Zalora (thời trang cao cấp) và Lazada (đồ điện tử, gia dụng và mỹ phẩm) thì MJ Group lặng lẽ thử nghiệm Zap.vn (bán đồ điện tử), VNG làm lại 123mua.vn với thương hiệu mới là 123.vn còn FPT Online chuẩn bị ra mắt Sendo.vn.

Về trào lưu mua theo nhóm (groupon), các công ty trong top 5 (nhommua, cungmua, muachung, hotdeal và cucre) tập trung nhiều vào việc tối ưu hóa bộ máy vận hành. Muachung.vn (thuộc VC Corp) và Hotdeal.vn (thuộc Vinabook) đang xem xét việc chuẩn hóa bộ phận giao nhận và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, như một động thái để cắt giảm chi phí vận hành. Nhommua với đội ngũ marketing hơn 50 người đang tiến đến việc chia sẻ nguồn lực này cùng các công ty anh em: Zap.vn (bán hàng điện tử) và Hungry.vn (đặt thức ăn online).

Tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu quả quảng cáo cũng là mảng được các công ty đa sản phẩm như VC Corp hay FPT Online quan tâm. Admicro, đơn vị bán quảng cáo của VC Corp, liên tục đưa ra các định dạng quảng cáo mới dựa trên số lần hiển thị hay số lần click chuột. FPT Online cũng chuẩn bị trình làng hệ thống quảng cáo liên thông Eclick như một đối trọng với Admicro.

Nhiều dự án và sản phẩm đã và đang được thai nghén, những cơ hội mới được mở ra. Tuy nhiên, đau đầu nhất là vấn đề nhân sự. Tại một buổi hội thảo, ông Lê Hồng Minh, Giám đốc VNG và ông Vũ Hồng Quang, đại diện miền Nam của VC Corp, cũng chia sẻ quan điểm rằng họ cũng như đa số các công ty Internet khác sẽ tập trung vào mảng phục vụ người dùng cuối, chứ không tập trung vào mảng phục vụ doanh nghiệp. Lý do được đưa ra là sẽ tận dụng tốt hơn những nhân sự có chất lượng để tạo ra sản phẩm đại chúng, trong khi thiếu hụt nhân sự am hiểu về tiếp thị số.

Tóm lại, có thể dự đoán thị trường Internet Việt Nam năm 2012 và sắp tới sẽ không còn thị trường một người thắng, mà sẽ phân chia thành nhiều thị trường ngách. Thấp thoáng đã thấy những sản phẩm tiếp thu có chọn lọc như giaytot.com, biaki.com, tiki.vn. Điều đó cũng mang lại ít nhiều hy vọng về sự phát triển một sản phẩm chuyên biệt cho người Việt.

Nguyễn Việt Dũng
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Tự động đăng nhập mọi lúc - mọi nơi với RoboForm Enterprise 7.7.6

vncongnghe - Sau khi tải về các bạn cài đặt bình thường và tạo cho mình một tài khoản và đây là tài khoản duy nhất mà bạn phải nhớ nhé còn các tài khoản khác chẳng cần nhớ làm gì.....
Đây là một số hình ảnh khi tôi sử dụng: khi đã cài PM trên máy nhé.


Chỉ cần kích chuột vào tài khoản nào sẽ hiển thị toàn bộ thông tin của tài khoản đó:


Bạn sẽ đồng bộ với tài khoản đã đăng ký


Hoặc từ đây:


Nếu bạn ngồi ở một máy tính khác bạn vẫn có thể đăng nhập vào bất kỳ một tài khoản nào nếu ở đó có mạng:



Sau khi đăng nhập thành công bạn chọn vùng chứa tài khoản đã đăng ký để vào.


Bạn cần chọn vào trang của mình và làm theo hình:


Hy vọng thủ thuật nhỏ này sẽ giúp ích các bạn trong việc nhớ nhiều nhiều các loại tài khoản chỉ cần với một tài khoản duy nhất và kể từ bây giờ bạn hãy để cho RoboForm Enterprise 7.7.6làm việc thay bạn.

Hỗ trợ:


Chúc các bạn thành công.

NVD_TSQLQ2 
forum.bkav.com.vn
>> Xem thêm

“Không có chuyện thuê bao Internet không tăng trưởng”

vncongnghe - Liệu có chuyện 4 tháng liên tiếp, từ tháng 4 đến tháng 7, số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam không tăng trưởng như báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính tới thời điểm cuối tháng 4/2012, rồi tháng 5, tháng 6 và tháng 7, cả nước cũng... chỉ có 4,4 triệu thuê bao Internet! 

Con số 4,4 triệu thuê bao Internet được Tổng cục Thống kê công bố đều đặn trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4 - 7) tại báo cáo về tình hình kinh tế xã hội hàng tháng, đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên về tốc độ tăng trưởng “dậm chân tại chỗ”.

Con số “không thay đổi” này hơi bất ngờ và có thể hiểu rộng ra là mức độ tăng trưởng thuê bao Internet của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) không hề tăng trưởng trong 4 tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo nhiều nhà cung cấp lại cho rằng, doanh nghiệp vẫn phát triển thuê bao đều đặn qua các tháng và tăng trưởng dương, dù có tháng tăng ít, tháng tăng nhiều.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT Telecom nói, từ đầu năm đến nay, thuê bao Internet của FPT Telecom vẫn phát triển bình thường, trong đó, tháng 7 được coi là một trong những tháng có tốc độ tăng trưởng thuê bao tốt nhất của FPT Telecom từ đầu năm tới nay.

Ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc doanh nghiệp có thị phần Internet băng rộng nhiều nhất Việt Nam là Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), cũng cho biết, do kinh tế khó khăn, việc phát triển thuê bao của VDC cũng gặp trở ngại, nhưng số lượng vẫn tăng.

“Qua các tháng, cũng có thuê bao rời mạng và nhiều thuê bao tăng thêm, nhưng tính chung từ đầu năm đến nay, thuê bao Internet băng rộng của VDC vẫn phát triển được mười mấy phần trăm”, ông Hải nói.

Theo lãnh đạo của Công ty NetNam, nếu thực sự trong 4 tháng vừa qua, số lượng thuê bao Internet không tăng trưởng thì đây là điều rất đáng quan tâm. Lãnh đạo NetNam cho rằng, để có cái nhìn rõ hơn cần tìm hiểu xem Tổng cục Thống kê dựa vào con số nào để tính số thuê bao.

Bởi lẽ, theo thống kê từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thì số lượng thuê bao quy đổi vẫn tăng. Ngoài ra, ngay trong chính báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong ba tháng (4-6), số lượng người sử dụng Internet vẫn tăng 100.000 người mỗi tháng.

Ngay như với NetNam, phát triển thuê bao Internet mới của công ty này trong tháng 7 không có gì đột biến so với các tháng khác, tăng khoảng 8% so với tháng 6.

Trả lời khúc mắc này, Tổng cục Thống kê cho biết, số liệu thuê bao Internet trong báo cáo thường kỳ hàng tháng là số thuê bao Internet băng rộng ADSL và được cung cấp bởi VNNIC, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc 4 tháng liên tiếp, số thuê bao Internet được “giữ” ở mức 4,4 triệu là do được làm tròn số. Cụ thể các tháng 4, 5, 6, 7 với mức thuê bao tương ứng là 4,33; 4,36; 4,40 và 4,44 triệu thuê bao.

Trên website Chinhphu.vn, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc VNNIC cho rằng, báo cáo định kỳ các chỉ tiêu thống kê Internet do Tổng cục Thống kê công bố hàng tháng là số liệu ước tính cộng dồn đến hết tháng báo cáo, trên cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp và tham khảo số liệu VNNIC.

Theo đó, số liệu hàng tháng của các doanh nghiệp báo lên Bộ Thông tin và Truyền thông được tổng hợp vào giữa tháng sau, muộn hơn thời điểm mà Tổng cục Thống kê công bố. Do đó, số liệu hàng tháng được tính bằng phương pháp ước tính nội suy, có sự điều chỉnh trên cơ sở mức thực hiện của các tháng trước.

Tuy vậy, theo ông Tân, trước khi Bộ có báo cáo về số thuê bao Internet hàng tháng thì Tổng cục Thống kê đã có số liệu ước tính trước đó, vì thế Tổng cục Thống kê cũng đã có những thay đổi lại phương pháp tính toán, thống kê lại cho sát với tình hình thực tế sử dụng dịch vụ Internet. Do vậy số liệu ước tính cũng giảm xuống.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang