vncongnghe - Sau khi hoàn thành với sự tham gia của một trong những loại vật liệu chế tạo xe hơi đắt và cứng nhất, thân xe LFA được đưa đi sơn và vào xưởng lắp ráp. Hai màu sơn đơn giản nhất, đen tuyền và trắng, lại khó xử lý nhất.
> Phần 1 / Phần 2
Từ nơi có căn phòng siêu sạch, khách thăm quan lên xe bus và ở đó, họ được kể câu chuyện về cái tên của siêu xe. Những suy đoán nảy sinh trong đầu vị khách, rằng đó có thể chỉ là ngụy tác, kiểu "Lexus Future Advance". Nhưng khi Tanahashi kể lại, họ biết rằng mình đang được nghe câu chuyện thật sự.
"Cũng giống mọi chiếc xe khác, LFA bắt đầu bằng một dự án nội bộ, với mật mã 680. Ở triển lãm ôtô Detroit năm 2005, chúng tôi đã giới thiệu một mẫu concept. Chúng tôi cần một cái tên. Ở Lexus, xe ý tưởng để mang đi triển lãm buộc phải theo một chế độ đặt tên nghiêm ngặt. LF là 'Lexus Future'. Tôi vắt óc tìm một sự kết hợp với 2 chữ đã có. Và đó là A".
Vậy là chiếc concept có tên LF-A. Và 4 năm sau, Tanahashi giúp cái tên được rút ngắn hơn thế. "Năm 2009, chúng tôi công bố chiếc xe tại triển lãm Tokyo, và cần một cái tên thật sự. Tôi có rất ít thời gian. Tôi nghĩ, tại sao không đơn giản loại bỏ dấu gạch nối đi. Và LFA ra đời".
Rất nhiều quyết định trong ngành công nghiệp ôtô cũng đi theo cách đó. Sự tượng trưng với ý nghĩa sâu xa thường là sự bổ sung, xuất hiện từ một yêu cầu dường như không thể thỏa mãn nổi.
Khách tham quan được đưa tới xưởng lắp ráp của LFA. Sơn và lắp ráp là nơi mà quá khứ và tương lai của Toyota giao thoa. Đây từng là xưởng ép trước khi LFA chuyển tới. Các thanh dầm và xà của căn phòng rộng 10.000 m2 khiến người ta liên tưởng tới cầu Brooklyn hơn là một khu vực sản xuất cấu trúc xe.
Một cần trục lớn, giờ thì nó đã "nghỉ hưu", có thể chạy suốt chiều dài căn phòng. Trong quá trình chế tạo bản thử nghiệm của LFA, những con chim còn bay ra bay vào nơi này và để lại dấu ấn của chúng trên xe và cả trên người những công nhân làm việc ở đây.
Một phần tư căn phòng có tường bao, là nơi sơn và lắp ráp LFA. Phần lớn thân xe, chính xác là 65%, làm bằng sợi carbon gia cường, hoặc CFRP, phần còn lại là nhôm.
Vị khách thăm quan nhìn chăm chú một vật kim loại sáng, và được bảo rằng đó là ống pô. "Nó được làm từ titan", Tanahashi giải thích.
Máy bay trinh sát SR-71 Blackbirf (có giá đề xuất 33 triệu USD) được làm phần lớn từ titan. Còn LFA sử dụng vật liệu này cho ống pô. Titan có tỷ lệ độ bền/trọng lượng tốt hơn bất cứ kim loại nào. Titan cũng chắc như thép, nhưng trọng lượng chỉ khoảng phân nửa. Phần nặng nhất của titan là chính là giá cả: chi phí của titan gấp khoảng 20 lần so với thép. Và cái giá của chiếc ống pô titan này có thể bằng một chiếc Toyota Corolla.
Khi thân xe lăn vào xưởng lắp ráp, nó được gắn vào một chiếc giá để các bộ phận khác lần lượt được gắn lên thân xe. Những bộ phận nhẹ hơn, như bộ dây, được móc vào mỏ cặp xiết và đưa lên bề mặt của thân xe CFRP.
Khi những vị khách nói thân xe của LFA liền khối, Tanahashi và Tamura đều không đồng ý và giải thích. Trong LFA, cấu trúc xe là một ngăn trung tâm cứng với những sườn khung phụ gắn phía trước và sau. Rồi những tấm panel thân xe có thể tháo rời lại được gắn tiếp vào.
Những tấm panel giống như một lớp da, để bảo vệ các cơ quan bên trong và tạo vẻ đẹp bên ngoài, nhưng không phải để chịu tải trọng của LFA. Tanahashi tuyên bố với niềm tin sâu sắc và rất dứt khoát rằng "chắc chắn đó không phải là liền khối".
Khi được hỏi vậy nó là gì, Tanahashi miêu tả giống như một "thân xe kokkaku", thứ có thể dịch thành cấu trúc thân xe rời, biệt lập với bộ khung cứng. Sau một hồi tranh luận, chủ và khách đi đến kết luận rằng khái niệm "space frame" có vẻ gần với thực tế nhất, nhưng vẫn chưa đủ gần đối với một Tanahashi nghiêm khắc, người nghĩ đó là một thuật ngữ lạc hậu, "phù hợp với Maserati Tipo 61".
Quá trình sơn nằm trong một căn phòng sạch khác. Các tấm thân xe đầu tiên được đánh giấy ráp ướt và quét lớp phủ keo. Tiếp theo là lớp phủ giữa với một trong 4 màu, tùy thuộc vào màu sắc cuối cùng. Sau đó là lớp ngoài cùng với màu sắc như yêu cầu và cuối cùng là một lớp làm sạch. Các lớp phủ được làm khô ở nhiệt độ 90 độ C trong 20 phút. Mỗi lớp đều được kiểm tra dưới những ánh sáng đặc biệt.
LFA có thể có 30 màu sơn. Kỳ lạ là màu sắc đơn giản nhất, đen tuyền và trắng, lại là những màu khó thực hiện nhất. Đen tuyền không thể đánh bóng và rất khó xử lý. Các chuyên gia về sơn đều hân hoan rằng màu sơn được đề cập nhiều lại không được đặt hàng nhiều. Chỉ 12 trong số 500 chiếc LFA được đặt hàng là màu đen.
Màu sơn phổ biến nhất là trắng tinh. Lớp sơn cơ sở của nó được phủ bằng một lớp sẽ tỏa ra màu xanh và trắng dưới ánh sáng huỳnh quang, và phía ngoài cùng là một lớp phủ tráng men. Trắng ngọc trai là màu sắc được đặt hàng nhiều thứ 2, theo sau là đen và đỏ.
Quá trình lắp ráp LFA mất 4 ngày, nửa sau của sự biến hình kéo dài 8 ngày của siêu xe, từ lúc được tết theo công nghệ tiên tiến cho đến khi trở thành sao băng tỏa sáng. Trong 4 ngày này, chiếc xe "bò" trong một dây chuyền lắp ráp rất chậm rãi, nhưng cũng rất thận trọng. Đó là công việc thủ công, nhưng là việc thủ công của một dàn nhạc giao hưởng. Mỗi lần kẹp, mỗi vòng quay của một chiếc cờ-lê đều được tính toán và có chủ đích. Dàn nhạc có bản nhạc riêng: những danh sách ở mỗi điểm đều được liệt kê những điều cần làm. Nếu có thể cảm nhận được nhịp độ, thì sẽ nghe được giai điệu khác biệt ở đây.
Dàn nhạc của LFA cũng có người chỉ huy. Tên của ông là Shigeru Yamanaka. Trước khi là quản lý của LFA Works, ông từng là huấn luyện viên của đội bóng chày của Toyota. Yamanaka gây ngạc nhiên với khách thăm quan với sự trung thực mới mẻ.
Hỏi ông cách tuyển chọn thành viên đội mình, Yamanaka đáp lại: "Tôi lấy họ từ bộ phận nhân lực. Tôi dựa vào đam mê, và tìm kiếm người muốn tạo ra điều đặc biệt. Tay nghề thì tôi có thể đào tạo. Nhưng sự say mê là vốn tự có".
Ở khu vực này, chỉ có 2 dạng biểu cảm trên khuôn mặt: mỉm cười hoặc tập trung cao độ. LFA có 65% là CFRP, 35% là hợp kim nhôm, và 100% từ sự cống hiến.
(Phần 4: Sự thăng bằng của sức mạnh - động cơ V10 và LFA)
> Phần 1 / Phần 2
Từ nơi có căn phòng siêu sạch, khách thăm quan lên xe bus và ở đó, họ được kể câu chuyện về cái tên của siêu xe. Những suy đoán nảy sinh trong đầu vị khách, rằng đó có thể chỉ là ngụy tác, kiểu "Lexus Future Advance". Nhưng khi Tanahashi kể lại, họ biết rằng mình đang được nghe câu chuyện thật sự.
Thân xe bằng sợi carbon của Lexus LFA. Ảnh: Thetruthaboutcars.
"Cũng giống mọi chiếc xe khác, LFA bắt đầu bằng một dự án nội bộ, với mật mã 680. Ở triển lãm ôtô Detroit năm 2005, chúng tôi đã giới thiệu một mẫu concept. Chúng tôi cần một cái tên. Ở Lexus, xe ý tưởng để mang đi triển lãm buộc phải theo một chế độ đặt tên nghiêm ngặt. LF là 'Lexus Future'. Tôi vắt óc tìm một sự kết hợp với 2 chữ đã có. Và đó là A".
Vậy là chiếc concept có tên LF-A. Và 4 năm sau, Tanahashi giúp cái tên được rút ngắn hơn thế. "Năm 2009, chúng tôi công bố chiếc xe tại triển lãm Tokyo, và cần một cái tên thật sự. Tôi có rất ít thời gian. Tôi nghĩ, tại sao không đơn giản loại bỏ dấu gạch nối đi. Và LFA ra đời".
Rất nhiều quyết định trong ngành công nghiệp ôtô cũng đi theo cách đó. Sự tượng trưng với ý nghĩa sâu xa thường là sự bổ sung, xuất hiện từ một yêu cầu dường như không thể thỏa mãn nổi.
Khách tham quan được đưa tới xưởng lắp ráp của LFA. Sơn và lắp ráp là nơi mà quá khứ và tương lai của Toyota giao thoa. Đây từng là xưởng ép trước khi LFA chuyển tới. Các thanh dầm và xà của căn phòng rộng 10.000 m2 khiến người ta liên tưởng tới cầu Brooklyn hơn là một khu vực sản xuất cấu trúc xe.
Một cần trục lớn, giờ thì nó đã "nghỉ hưu", có thể chạy suốt chiều dài căn phòng. Trong quá trình chế tạo bản thử nghiệm của LFA, những con chim còn bay ra bay vào nơi này và để lại dấu ấn của chúng trên xe và cả trên người những công nhân làm việc ở đây.
Một phần tư căn phòng có tường bao, là nơi sơn và lắp ráp LFA. Phần lớn thân xe, chính xác là 65%, làm bằng sợi carbon gia cường, hoặc CFRP, phần còn lại là nhôm.
Vị khách thăm quan nhìn chăm chú một vật kim loại sáng, và được bảo rằng đó là ống pô. "Nó được làm từ titan", Tanahashi giải thích.
LFA có ống pô làm bằng titan. Ảnh: Thetruthaboutcars.
Máy bay trinh sát SR-71 Blackbirf (có giá đề xuất 33 triệu USD) được làm phần lớn từ titan. Còn LFA sử dụng vật liệu này cho ống pô. Titan có tỷ lệ độ bền/trọng lượng tốt hơn bất cứ kim loại nào. Titan cũng chắc như thép, nhưng trọng lượng chỉ khoảng phân nửa. Phần nặng nhất của titan là chính là giá cả: chi phí của titan gấp khoảng 20 lần so với thép. Và cái giá của chiếc ống pô titan này có thể bằng một chiếc Toyota Corolla.
Khi thân xe lăn vào xưởng lắp ráp, nó được gắn vào một chiếc giá để các bộ phận khác lần lượt được gắn lên thân xe. Những bộ phận nhẹ hơn, như bộ dây, được móc vào mỏ cặp xiết và đưa lên bề mặt của thân xe CFRP.
Khi những vị khách nói thân xe của LFA liền khối, Tanahashi và Tamura đều không đồng ý và giải thích. Trong LFA, cấu trúc xe là một ngăn trung tâm cứng với những sườn khung phụ gắn phía trước và sau. Rồi những tấm panel thân xe có thể tháo rời lại được gắn tiếp vào.
Những tấm panel giống như một lớp da, để bảo vệ các cơ quan bên trong và tạo vẻ đẹp bên ngoài, nhưng không phải để chịu tải trọng của LFA. Tanahashi tuyên bố với niềm tin sâu sắc và rất dứt khoát rằng "chắc chắn đó không phải là liền khối".
Khi được hỏi vậy nó là gì, Tanahashi miêu tả giống như một "thân xe kokkaku", thứ có thể dịch thành cấu trúc thân xe rời, biệt lập với bộ khung cứng. Sau một hồi tranh luận, chủ và khách đi đến kết luận rằng khái niệm "space frame" có vẻ gần với thực tế nhất, nhưng vẫn chưa đủ gần đối với một Tanahashi nghiêm khắc, người nghĩ đó là một thuật ngữ lạc hậu, "phù hợp với Maserati Tipo 61".
Quá trình sơn nằm trong một căn phòng sạch khác. Các tấm thân xe đầu tiên được đánh giấy ráp ướt và quét lớp phủ keo. Tiếp theo là lớp phủ giữa với một trong 4 màu, tùy thuộc vào màu sắc cuối cùng. Sau đó là lớp ngoài cùng với màu sắc như yêu cầu và cuối cùng là một lớp làm sạch. Các lớp phủ được làm khô ở nhiệt độ 90 độ C trong 20 phút. Mỗi lớp đều được kiểm tra dưới những ánh sáng đặc biệt.
LFA có thể có 30 màu sơn. Kỳ lạ là màu sắc đơn giản nhất, đen tuyền và trắng, lại là những màu khó thực hiện nhất. Đen tuyền không thể đánh bóng và rất khó xử lý. Các chuyên gia về sơn đều hân hoan rằng màu sơn được đề cập nhiều lại không được đặt hàng nhiều. Chỉ 12 trong số 500 chiếc LFA được đặt hàng là màu đen.
Trắng và đen là 2 màu sơn đơn giản nhưng khó xử lý nhất. Ảnh: Thetruthaboutcars.
Màu sơn phổ biến nhất là trắng tinh. Lớp sơn cơ sở của nó được phủ bằng một lớp sẽ tỏa ra màu xanh và trắng dưới ánh sáng huỳnh quang, và phía ngoài cùng là một lớp phủ tráng men. Trắng ngọc trai là màu sắc được đặt hàng nhiều thứ 2, theo sau là đen và đỏ.
Quá trình lắp ráp LFA mất 4 ngày, nửa sau của sự biến hình kéo dài 8 ngày của siêu xe, từ lúc được tết theo công nghệ tiên tiến cho đến khi trở thành sao băng tỏa sáng. Trong 4 ngày này, chiếc xe "bò" trong một dây chuyền lắp ráp rất chậm rãi, nhưng cũng rất thận trọng. Đó là công việc thủ công, nhưng là việc thủ công của một dàn nhạc giao hưởng. Mỗi lần kẹp, mỗi vòng quay của một chiếc cờ-lê đều được tính toán và có chủ đích. Dàn nhạc có bản nhạc riêng: những danh sách ở mỗi điểm đều được liệt kê những điều cần làm. Nếu có thể cảm nhận được nhịp độ, thì sẽ nghe được giai điệu khác biệt ở đây.
Dàn nhạc của LFA cũng có người chỉ huy. Tên của ông là Shigeru Yamanaka. Trước khi là quản lý của LFA Works, ông từng là huấn luyện viên của đội bóng chày của Toyota. Yamanaka gây ngạc nhiên với khách thăm quan với sự trung thực mới mẻ.
Hỏi ông cách tuyển chọn thành viên đội mình, Yamanaka đáp lại: "Tôi lấy họ từ bộ phận nhân lực. Tôi dựa vào đam mê, và tìm kiếm người muốn tạo ra điều đặc biệt. Tay nghề thì tôi có thể đào tạo. Nhưng sự say mê là vốn tự có".
Ở khu vực này, chỉ có 2 dạng biểu cảm trên khuôn mặt: mỉm cười hoặc tập trung cao độ. LFA có 65% là CFRP, 35% là hợp kim nhôm, và 100% từ sự cống hiến.
(Phần 4: Sự thăng bằng của sức mạnh - động cơ V10 và LFA)
In bài này