Trang 24/7 Wall St. vừa công bố 8 sản phẩm thất bại thảm nhất năm 2012, trong đó có tới 5 thiết bị công nghệ...
Bên cạnh những sản phẩm thành công, làng công nghệ thế giới năm 2012 cũng chứng kiến vô số ca thảm bại. Một số sản phẩm còn liên tục lọt vào các top thiết bị đáng chán nhất của nhiều trang tin tức.
Chẳng hạn như dịch vụ bản đồ của Apple, máy chơi game cầm tay Vita của Sony đã vài lần xuất hiện trong top 10 cú sảy chân của làng công nghệ thế giới do Business Insider bình chọn hay 10 thất bại ồn ào nhất của thế giới công nghệ năm 2012 của trang ZDNet.
Có vô số nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của một sản phẩm công nghệ như doanh số bán thấp kém, không được các tạp chí tiêu dùng đánh giá cao, bị chê tới tấp về tính năng, ứng dụng hoặc thậm chí là ra đời không đúng thời điểm, bị nhiều đối thủ mạnh hơn chèn ép.
Tuy nhiên, bất kể vì nguyên nhân gì, thì sự thất bại của một sản phẩm công nghệ rõ ràng sẽ mang lại tai tiếng không nhỏ cho hãng nghiên cứu chế tạo ra nó. Và trong thế giới công nghệ biến đổi hàng ngày như hiện nay, việc bị người dùng quay lưng là rất đáng lo ngại.
Trang 24/7 Wall St. đã công bố 8 sản phẩm thất bại thảm hại nhất năm 2012, trong đó có hai sản phẩm điện ảnh của hãng sản xuất Disney, một sản phẩm xe hơi của hãng Chrysler và có tới 5 thiết bị công nghệ. Dưới đây là 5 ca thất bại về công nghệ đáng nhớ tới nhất.
1. Dịch vụ bản đồ của Apple
Khi Apple nâng cấp nền tảng điều hành của họ lên iOS phiên bản 6, công ty đã quyết định "sa thải" bản đồ của Google và thay thế bằng sản phẩm do chính Apple phát triển. Ngay sau đó bị chê tới tấp vì quá nhiều lỗi. Không chỉ cung cấp sai vị trí các địa điểm trên bản đồ, hình ảnh do công cụ này cung cấp còn méo mó, dị hợm.
Trước sự tức giận của người dùng, CEO Tim Cook của Apple đã phải viết thư xin lỗi. Một số nhân sự cao cấp của Apple liên quan tới dịch vụ này đã phải ra đi và Apple lại về với bản đồ Google. Các trang ZDNet và Business Insider cũng xếp dịch vụ này của Apple vào top các sản phẩm, ứng dụng công nghệ thất bại trong năm 2012.
2. Máy tính bảng P của Sony
Đầu năm nay, Sony đã ra mắt chiếc máy tính bảng P trong một nỗ lực đưa ra những chiếc tablet với giá cạnh tranh hơn. Máy tính bảng P có thiết kế rất độc đáo, cho phép gấp lại và đút vừa vặn vào túi. Tuy nhiên, thiết bị không được nhiều người tiêu dùng để mắt tới cũng bởi chính thiết kế này.
Để có thể gập lại, màn hình bị chia làm hai, khiến cho việc chơi game và đọc sách, tin tức, tài liệu trở nên khó khăn. P còn bị chê về hệ điều hành và độ nhạy của màn hình cảm ứng. Sony đã mạnh tay giảm giá sản phẩm từ 549 USD xuống còn 199 USD chỉ trong vài tháng.
3. Nokia Lumia 900
Lumia 900 được Nokia giới thiệu hồi tháng 1. Mặc dù sản phẩm này được đánh giá cao và thậm chí mới đây còn lọt vào top 10 quán quân smartphone năm 2012 của Cnet, nhưng doanh số bán của nó thực sự rất ảm đạm, chưa bao giờ cất cánh như mong đợi. Từ mức giá ban đầu 100 USD kèm hợp đồng 2 năm, nhà mạng AT&T của Mỹ đã giảm xuống còn 50 USD để cứu vãn doanh số, nhưng cũng không hiệu quả.
Ngoài bị người tiêu dùng chê là giải pháp màn hình không bằng các đối thủ, nền tảng ít ứng dụng, Lumia 900 còn đối mặt với quá nhiều đối thủ nặng ký từ các hãng công nghệ hàng đầu khác. Giống như dịch vụ bản đồ của Apple, Lumia 900 cũng là "ứng viên" hàng đầu của các giải thất bại công nghệ trong năm của Business Insider và ZDNet.
4. Sự ê chề mang tên ultrabook
Khi Intel tung ra dòng siêu máy tính, nó được xem là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của dòng MacBook đến từ Apple. Nhưng rõ ràng ultrabook đã không được như kỳ vọng. Đầu năm nay, hãng nghiên cứu IHS dự báo tới cuối 2012 sẽ có 22 triệu máy ultrabook được bán và thêm 61 triệu máy nữa trong năm 2013.
Tuy nhiên, hồi tháng 10, IHS đã chỉnh lại dự báo, theo đó năm 2012 doanh số bán ultrabook chỉ còn 10 triệu máy và năm 2013 là 44 triệu máy. Vấn đề chính đối với dòng sản phẩm này là nó có giá quá cao, ngoài ra còn có trào lưu sử dụng smartphone và máy tính bảng.
5. PlayStation Vita của Sony
Được ra mắt ở Nhật Bản vào tháng 12/2011 và phổ biến trên toàn cầu vào tháng 2/2012, doanh số ban đầu của mẫu máy này rất đáng khen ngợi. Tính tới cuối tháng 2, công ty tuyên bố đã bán được 1,2 triệu máy, cùng với hơn 2 triệu phần mềm cho thiết bị này. Nhưng sau đó, việc kinh doanh Vita nhanh chóng lao dốc.
Kể từ ngày ra mắt tới ngày 30/6, chỉ có 2,2 triệu máy được bán ra, thấp hơn nhiều so với con số 3,6 triệu máy 3DS của Nintendo chỉ trong tháng đầu tiên sản phẩm này được tung ra. Nguyên nhân chính khiến Vita bị chê là vì giá quá đắt. Vita cũng "vinh hạnh" lọt vào top 10 thất bại ồn ào nhất làng công nghệ năm 2012 của ZDNet.
Sự thất bại của một sản phẩm công nghệ rõ ràng sẽ mang lại tai tiếng không nhỏ cho hãng nghiên cứu chế tạo ra nó.
Bên cạnh những sản phẩm thành công, làng công nghệ thế giới năm 2012 cũng chứng kiến vô số ca thảm bại. Một số sản phẩm còn liên tục lọt vào các top thiết bị đáng chán nhất của nhiều trang tin tức.
Chẳng hạn như dịch vụ bản đồ của Apple, máy chơi game cầm tay Vita của Sony đã vài lần xuất hiện trong top 10 cú sảy chân của làng công nghệ thế giới do Business Insider bình chọn hay 10 thất bại ồn ào nhất của thế giới công nghệ năm 2012 của trang ZDNet.
Có vô số nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của một sản phẩm công nghệ như doanh số bán thấp kém, không được các tạp chí tiêu dùng đánh giá cao, bị chê tới tấp về tính năng, ứng dụng hoặc thậm chí là ra đời không đúng thời điểm, bị nhiều đối thủ mạnh hơn chèn ép.
Tuy nhiên, bất kể vì nguyên nhân gì, thì sự thất bại của một sản phẩm công nghệ rõ ràng sẽ mang lại tai tiếng không nhỏ cho hãng nghiên cứu chế tạo ra nó. Và trong thế giới công nghệ biến đổi hàng ngày như hiện nay, việc bị người dùng quay lưng là rất đáng lo ngại.
Trang 24/7 Wall St. đã công bố 8 sản phẩm thất bại thảm hại nhất năm 2012, trong đó có hai sản phẩm điện ảnh của hãng sản xuất Disney, một sản phẩm xe hơi của hãng Chrysler và có tới 5 thiết bị công nghệ. Dưới đây là 5 ca thất bại về công nghệ đáng nhớ tới nhất.
1. Dịch vụ bản đồ của Apple
Khi Apple nâng cấp nền tảng điều hành của họ lên iOS phiên bản 6, công ty đã quyết định "sa thải" bản đồ của Google và thay thế bằng sản phẩm do chính Apple phát triển. Ngay sau đó bị chê tới tấp vì quá nhiều lỗi. Không chỉ cung cấp sai vị trí các địa điểm trên bản đồ, hình ảnh do công cụ này cung cấp còn méo mó, dị hợm.
Tranh biếm họa về lỗi ngớ ngẩn trên dịch vụ bản đồ của Apple.
Trước sự tức giận của người dùng, CEO Tim Cook của Apple đã phải viết thư xin lỗi. Một số nhân sự cao cấp của Apple liên quan tới dịch vụ này đã phải ra đi và Apple lại về với bản đồ Google. Các trang ZDNet và Business Insider cũng xếp dịch vụ này của Apple vào top các sản phẩm, ứng dụng công nghệ thất bại trong năm 2012.
2. Máy tính bảng P của Sony
Đầu năm nay, Sony đã ra mắt chiếc máy tính bảng P trong một nỗ lực đưa ra những chiếc tablet với giá cạnh tranh hơn. Máy tính bảng P có thiết kế rất độc đáo, cho phép gấp lại và đút vừa vặn vào túi. Tuy nhiên, thiết bị không được nhiều người tiêu dùng để mắt tới cũng bởi chính thiết kế này.
Người tiêu dùng phải chấp nhận đọc tin tức với thanh nhựa ngang chắn giữa thế này.
Để có thể gập lại, màn hình bị chia làm hai, khiến cho việc chơi game và đọc sách, tin tức, tài liệu trở nên khó khăn. P còn bị chê về hệ điều hành và độ nhạy của màn hình cảm ứng. Sony đã mạnh tay giảm giá sản phẩm từ 549 USD xuống còn 199 USD chỉ trong vài tháng.
3. Nokia Lumia 900
Lumia 900 được Nokia giới thiệu hồi tháng 1. Mặc dù sản phẩm này được đánh giá cao và thậm chí mới đây còn lọt vào top 10 quán quân smartphone năm 2012 của Cnet, nhưng doanh số bán của nó thực sự rất ảm đạm, chưa bao giờ cất cánh như mong đợi. Từ mức giá ban đầu 100 USD kèm hợp đồng 2 năm, nhà mạng AT&T của Mỹ đã giảm xuống còn 50 USD để cứu vãn doanh số, nhưng cũng không hiệu quả.
Nokia Lumia 900 cũng bị lọt vào nhiều bảng xếp hạng kém cỏi.
Ngoài bị người tiêu dùng chê là giải pháp màn hình không bằng các đối thủ, nền tảng ít ứng dụng, Lumia 900 còn đối mặt với quá nhiều đối thủ nặng ký từ các hãng công nghệ hàng đầu khác. Giống như dịch vụ bản đồ của Apple, Lumia 900 cũng là "ứng viên" hàng đầu của các giải thất bại công nghệ trong năm của Business Insider và ZDNet.
4. Sự ê chề mang tên ultrabook
Khi Intel tung ra dòng siêu máy tính, nó được xem là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của dòng MacBook đến từ Apple. Nhưng rõ ràng ultrabook đã không được như kỳ vọng. Đầu năm nay, hãng nghiên cứu IHS dự báo tới cuối 2012 sẽ có 22 triệu máy ultrabook được bán và thêm 61 triệu máy nữa trong năm 2013.
Máy tính mỏng nhẹ ultrabook cuối cùng cũng chưa phải là đối thủ nặng ký của MacBook.
Tuy nhiên, hồi tháng 10, IHS đã chỉnh lại dự báo, theo đó năm 2012 doanh số bán ultrabook chỉ còn 10 triệu máy và năm 2013 là 44 triệu máy. Vấn đề chính đối với dòng sản phẩm này là nó có giá quá cao, ngoài ra còn có trào lưu sử dụng smartphone và máy tính bảng.
5. PlayStation Vita của Sony
Được ra mắt ở Nhật Bản vào tháng 12/2011 và phổ biến trên toàn cầu vào tháng 2/2012, doanh số ban đầu của mẫu máy này rất đáng khen ngợi. Tính tới cuối tháng 2, công ty tuyên bố đã bán được 1,2 triệu máy, cùng với hơn 2 triệu phần mềm cho thiết bị này. Nhưng sau đó, việc kinh doanh Vita nhanh chóng lao dốc.
Giá bán Vita bị chê là quá "chat".
Kể từ ngày ra mắt tới ngày 30/6, chỉ có 2,2 triệu máy được bán ra, thấp hơn nhiều so với con số 3,6 triệu máy 3DS của Nintendo chỉ trong tháng đầu tiên sản phẩm này được tung ra. Nguyên nhân chính khiến Vita bị chê là vì giá quá đắt. Vita cũng "vinh hạnh" lọt vào top 10 thất bại ồn ào nhất làng công nghệ năm 2012 của ZDNet.
Vinh Nguyễn
Theo vneconomy.vn
In bài này