Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin khoa học công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin khoa học công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

95% máy ATM vẫn đang dùng Windows XP

95% lượng máy ATM này sẽ ra sao nếu hãng Microsoftchấm dứt mọi hoạt động hỗ trợ Windows XP kể từ tháng 7/2015 như thông báo mới đây.

Sau một thời gian tạm lắng xuống cho những cái tên như Windows 8, Windows 8.1 trổi dậy thì mới đây Windows XP đã được nhắc tới nhiều hơn cả. Xét trong các dòng đời Windows từ trước đến nay, Windows XP là một trong những nền tảng thành công nhất của hãng Microsoft. Mặc dù đã tung raWindows Vista, Windows 7, Windows 8 rồi tới Windows 8.1, nhưng tất cả vẫn chưa thể "đè bẹp" sự tồn tại của Windows XP.

Microsoft chưa thể từ bỏ Windows XP.

Chỉ mới cách đây vài hôm, Microsoft tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp các bản vá cho Windows XP tới tận tháng 7/2015 vì đây là nền tảng còn quá nhiều người sử dụng, cũng như nó có nhiều lỗ hổng nguy hiểm mà hãng này không thể ngó lơ.

>> Xem thêm

Cấy ghép thành công tim nhân tạo ở người

Các nhà khoa học Pháp hôm 18/12 thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên vào cơ thể người.

Trái tim nhân tạo có thể giúp bệnh nhân sống thêm được 5 năm. Ảnh minh họa: Shutter Stock


Theo Telegraph, ca cấy ghép thành công tim nhân tạo ở người đầu tiên trên thế giới được thực hiện cho một bệnh nhân 75 tuổi, ở bệnh viện Georges Pompidou, Paris.

Trái tim nhân tạo hoạt động bằng pin Lithium-ion, nặng khoảng 900 gram, gần gấp ba lần so với một trái tim khỏe mạnh bình thường. Nó có khả năng bắt chước hoạt động co bóp của cơ tim và chứa các cảm biến thích ứng với quá trình tuần hoàn máu theo chuyển động của bệnh nhân.

>> Xem thêm

Sao Thủy co rút nhanh hơn dự tính

Hành tinh nhỏ và gần mặt trời nhất đang thu nhỏ kích thước nhanh hơn so với tính toán trước đây của giới chuyên gia.

Ảnh: NASA

Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu khác nhau, bề ngang của sao Thủy đã giảm đến 11 km kể từ thời điểm hệ mặt trời được khai sinh cách đây 4,5 tỉ năm.

>> Xem thêm

Siêu phẩm máy bay tự chế của thợ cơ khí Việt Nam

Sau 3 tháng miệt mài chế tạo, một thợ sửa chữa xe máy ở Hà Nội đã “chế” thành công máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Khi đem thử nghiệm, máy bay đã bay lên khỏi mặt đất được 50 cm.

Chủ nhân của chiếc máy bay trực thăng là anh Nguyễn Văn Thắng (44 tuổi) ở tổ 7, phố Gia Quất, quận Long Biên, TP Hà Nội.

“Chế máy bay chỉ để thỏa mãn đam mê”

Mỗi buổi sáng mùa đông, anh Thắng lại dậy từ 6h sáng tất bật với công việc “độ” xe của mình. Căn nhà anh Thắng ở bên một con ngõ nhỏ, khoảng sân trước rộng chừng 20m chính là xưởng cơ khí anh Thắng làm việc hằng ngày.

Thấy chúng tôi nói đến tìm hiểu về chiếc máy bay, anh Thắng chỉ ngay vào khung xe đang làm dở dang nói: “Tôi đang độ dở dang con xe “Ca am” (tên gọi của xe do anh Thắng đặt”, trông nó đơn giản thế này thôi, nhưng vài hôm nữa sau khi tôi hoàn thiện chiếc xe ra đường chạy ầm ầm, pô gằn nghe hay lắm”.

Anh Nguyễn Văn Thắng bên chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ

Anh Thắng kể, năm 2013, trong một lần đọc báo thấy một người ở trong Sài Gòn chế được máy bay anh cũng tự nghĩ trong đầu “Họ làm được mình cũng có thể làm được. Tại sao mình không thử làm một chiếc”. Thế là ý tưởng hình thành, ngay sau đó anh Thắng đã phác họa chiếc máy bay trực thăng ra giấy và liệt kê những vật dụng cần mua.

>> Xem thêm

Việt Nam vô địch Robotics quốc tế 2013 hạng sơ cấp

Đội học sinh G10 đến từ Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hồ Chí Minh đã trở thành nhà vô địch mới của cuộc thi Robotics quốc caaps2013 (hạng sơ cấp) tổ chức ngày 23/11/2013 tại Manila, Philippines.

Đội G10 trưởng tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hồ Chí Minh, đoạt giải vô địch cuộc thi Robotics quốc tế 2013 hạng sơ cấp

Tham dự cuộc thi năm nay có 70 đoàn đến từ 5 quốc gia là Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và nước chủ nhà Philippines. Đoàn Việt Nam có 24 đội tham gia bao gồm 9 đội của Hà Nội, 7 đội ở Đà Nẵng và 8 đội của TP Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm

Tất cả những điều cần biết về màn hình dẻo

Điều mà LG và Samsung thực sự muốn nói khi đưa ra ctuyên bố về "màn hình dẻo" là gì? Màn hình dẻo khác biệt như thế nào so với smartphone có thể bẻ cong được?

Samsung, LG và cả nhiều công ty khác đã liên tục "khoe khoang" về màn hình dẻo trong nhiều năm liền, nhưng với sự ra mắt của Galaxy Round, màn hình dẻo đã chính thức bước chân vào thị trường người dùng cuối.

Galaxy Round với thân uốn cong rõ rệt

Sự ra mắt của Galaxy Round làm bùng lên câu hỏi: Thế nào là màn hình dẻo, và "màn hình dẻo" thực sự có ý nghĩa là gì? Màn hình có thể bẻ cong sẽ đem lại lợi ích gì cho thế giới công nghệ?


>> Xem thêm

Panasonic giới thiệu máy ảnh mirrorless siêu nhỏ gọn GM1

Lumix DMC-GM1 sở hữu phần cứng tương đương GX7 với cảm biến cỡ lớn MFT độ phân giải 16 megapixel nhưng kiểu dáng cầm gọn bằng một tay.

Lumix DMC-GM1.

>> Xem thêm

Vòng đeo tay thể thao Nike+ Fuelband ra mắt

Hôm qua hãng thể thao danh tiếng Nike đã công bố Nike + Fuelband SE, thiết bị vòng đeo tay theo dõi vận động thể thao mới nhất trong dòng sản phẩm của mình với nhiều cải tiến mới.


Thiết bị có màu đen nhưng gồm các tính năng tùy chọn về màu sắc như màu đỏ thẫm, hồng sen hoặc vàng trên các bộ phận chính của dây đeo. Công ty cho biết sản phẩm sẽ được bắt đầu bán từ ngày 6/11 ở Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Nhật Bản với giá là 149 đô la Mỹ (khoảng 3,1 triệu đồng).

>> Xem thêm

Sao Chổi "tấn công" Trái đất cách đây 28 triệu năm

Một nhóm các nhà khoa học vừa tuyên bố rằng họ đã tìm thấy những bằng chứng đầu tiên từ trước đến nay về một vụ "tấn công" của sao Chổi xuống Trái đất. Sau khi thực hiện hàng loạt các phân tích, các nhà nghiên cứu xác định rằng, một viên thạch anh màu đen đầy bí ẩn được tìm thấy từ năm 1996 trên sa mạc Ai Cập là một phần của nhân sao Chổi.

>> Xem thêm

Thủy điện Sơn La nhận ba giải năng lượng châu Á

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Alstom - đơn vị cung cấp thiết bị cơ điện của công trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La - đã được trao tặng ba giải thưởng tại lễ trao Giải thưởng Năng lượng châu Á 2013 do Tạp chí Năng lượng châu Á, một tổ chức có uy tín trong lĩnh vực năng lượng thế giới tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.

Nhà máy thủy điện Sơn La. (Ảnh: Điêu Chính Tới/TTXVN)

>> Xem thêm

Phát hiện kim loại tự liền vết nứt, mãi mãi không hỏng

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu MIT đã “vô tình” phát hiện ra cơ chế tự liền những vết nứt của kim loại khi quan sát các tinh thể của thanh hợp kim niken bị kéo dãn.

Ban đầu nhóm nghiên cứu quan sát trực giác hiện tượng một vết nứt của hợp kim niken tự liền lại khi nhóm này kéo dãn thanh hợp kim ra. Điều này làm nhóm vô cùng ngạc nhiên và không biết nguyên nhân tại sao.

Ngay sau đó nhóm phải thực hiện thí nghiệm để kiểm tra. “Chúng tôi phải quay trở lại và kiểm tra ngay chính thanh kim loại này. Quả thật, hiện tượng tự liền không có gì sai”, Giáo sư chuyên ngành khoa học kỹ thuật Michael Demkowicz, người cùng nghiên cứu với Guoqiang Xu nói.

Với phát hiện này tương lai sẽ có nhiều vật liệu kim loại tự liền

>> Xem thêm

Tiểu hành tinh đường kính 230km đang tiến gần Trái Đất

Tiểu hành tinh khổng lồ 324 Bamberg hôm nay sẽ bay ngang qua Trái Đất. Thiên thể này đã được nhà thiên văn học Áo Johann Palizoy phát hiện vào năm 1892 và đặt tên để vinh danh thị trấn Bamberg của Đức.


Đường kính của thiên thể này là 230 kilômét. Nó sẽ đến gần gần hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 120 triệu kilômét. Trước đó, chưa từng có tiểu hành tinh khổng lồ nào cỡ này tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách tương tự.

>> Xem thêm

Đột nhập thế giới bí mật của băng đảng hacker TQ

Một băng đảng hacker Trung Quốc đã sử dụng phần mềm độc hại để tấn công vào hệ thống của công ty bảo mật RSA Security trong năm 2011 và thâm nhập vào hơn 100 công ty và tổ chức, và băng đảng này còn rất háo hức khi ăn cắp dữ liệu từ một hội nghị các nhà phát triển viễn thông lớn nhằm tìm cách thức mới để giám sát các tập đoàn.

Theo hai nhà nghiên cứu kỳ cựu của Dell SecureWorks, những người đã trình bày phát hiện của họ tại Hội nghị bảo mật Black Hat gần đây cho biết: Các phần mềm Trojan truy cập từ xa - hoặc RAT (phần mềm độc hại) - được biết đến với cái tên "Comfoo" chính là công cụ được sử dụng phần lớn trong các cuộc tấn công này.

Không những thế, phát hiện của họ còn cho thấy cách mà một nhóm hacker chuyên nghiệp có thể di chuyển khắp nơi và thâm nhập vào các mạng ăn cắp thông tin rồi tẩu thoát không một dấu vết.

"Chúng tôi chưa từng nhìn thấy nó được sử dụng với một phạm vi rộng như vậy trước đây", ông Joe Stewart - Giám đốc nghiên cứu malware (phần mềm chứa mã độc) tại SecureWorks - cho biết khi giải thích lý do tại sao ông và bạn học Đại Học là Don Jackson lại tiết lộ chiến dịch bí mật của họ.

Digital Stakeout - Vào hang cọp để bắt cọp

Trong hơn 18 tháng, Stewart và Jackson, giám đốc đơn vị phụ trách các mối đe dọa truy cập mạng của SecureWorks (CTU), đã bí mật theo dõi một số hoạt động của Comfoo, họ tin rằng đây là việc làm của một nhóm tin tặc mà họ đặt tên là Beijing Group. Băng đảng này là một trong hai tổ chức tin tặc hàng đầu của Trung Quốc.

Để bắt đầu, Stewart đã sử dụng một mẫu phần mềm độc hại đã được sử dụng trong các cuộc tấn công RSA Security hồi năm 2011, do tin tặc Trung Quốc lây nhiễm, sau đó sử dụng thuật toán đảo ngược các đoạn mã hóa các phần mềm độc hại được các tin tặc sử dụng để đánh dấu các chỉ dẫn nhận và gửi từ các máy chủ ra lệnh và kiểm soát (C&C) của băng đảng này

Cuối cùng, Stewart đã có thể để theo dõi các tin tặc này khi chúng đăng nhập vào các máy chủ C&C. Như cách mà bọn tin tặc đã làm, Stewart "bắt cóc" địa chỉ máy chủ MAC của nạn nhân- định danh duy nhất cho phần cứng của mạng IP (giao thức Internet), và cuối cùng là một thẻ tag thường được tin tặc sử dụng để dán nhãn cho mỗi chiến dịch đánh cắp dữ liệu.

SecureWorks đã không thể tìm thấy những dữ liệu bị những kẻ tấn công ăn cắp, nhưng sự giám sát thụ động của họ đã gặt hái được khá nhiều thành quả quan trọng.

"Chúng tôi đã thực hiện giải mã các vụ tương tự như thế này trước đây", Stewart nói, "nhưng với các công cụ tùy chỉnh, bạn hiếm khi có thể tìm hiểu sâu hoặc biết được mức độ chi tiết của các cuộc tấn công và nạn nhân".

Thông báo cho nạn nhân

SecureWorks cho biết nhờ giải pháp stakeout (vào hang cọp để bắt cọp) ở trên, với tính chất "vô hình" của nó giúp đảm bảo rằng các tin tặc trong băng đảng Trung Quốc không biết họ đã bị theo dõi, và phát hiện ra hơn 100 nạn nhân, hơn 64 chiến dịch khác nhau và hơn 200 biến thể của Comfoo.


Công ty an ninh có trụ sở tại Atlanta này đã thông báo trực tiếp cho một số nạn nhân, và một số khác thông qua các đội phản ứng khẩn cấp về các vấn đề an ninh máy tính của chính phủ (CERT).


>> Xem thêm

7 kịch bản kinh hoàng về tội phạm ảo năm 2025

Vô hiệu hóa lưới điện, "bắt cóc" danh tính kỹ thuật số, xâm chiếm quốc gia khác trên “đám mây”… đó chỉ là một vài trong những đòn tấn công cực kỳ đáng sợ mà bọn tội phạm ảo có thể thực hiện trong tương lai.


Các nhà phân tích và chuyên gia bảo mật đã cảnh báo về những kiểu tấn công thực sự đáng sợ mà bọn tội phạm ảo có thể gây ra vào thời điểm năm 2025.

1. Bắt cóc danh tính kỹ thuật số

Trong cuốn sách “The New Digital Age” (tạm dịch: Tân kỷ nguyên kỹ thuật số), Eric Schmidt và Jared Cohen đã giải thích nạn bắt cóc danh tính kỹ thuật số có thể diễn ra như thế nào. Thay vì bắt cóc một thành viên trong gia đình, bọn tội phạm sẽ nắm giữ hệ thống thanh toán của bạn – có thể là một loại tiền tệ được mã hóa. Bạn sẽ phải giao nộp cho chúng một số tài sản hữu hình để lấy lại quyền truy cập hệ thống thanh toán đó.


>> Xem thêm

Casio ra mắt máy ảnh siêu zoom Exilim EX-ZR800

Những nâng cấp nổi bật trên EX-ZR800 phải kể đến như hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục, hỗ trợ chụp ảnh RAW và kỹ xảo quay Timelapse.

ảnh minh họa

Thuộc dòng máy ảnh siêu zoom của Casio, EX-ZR800 là bản nâng cấp so với người tiền nhiệm ZR700 được ra mắt đầu năm nay. Model mới không có nhiều khác biệt về ngoại hình nhưng được hãng nâng cấp phần cứng ưu việt như cụm ống kính zoom quang 18x với tiêu cự 25 – 400mm. Đặc biệt Canon áp dụng hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục giúp cải thiện khả năng chống rung.

>> Xem thêm

Phần mềm độc hại trên smartphone tăng 30% sau 7 tháng

Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu FortiGuard Threat Landscape, hãng bảo mật Fortinet thì trong nửa đầu năm 2013 (từ 01/01 đến 31/7), số lượng phần mềm độc hại (malware) trên các thiết bị di động đã tăng 30%.

Theo kết quả của nghiên cứu này thì mỗi ngày có hơn 1.300 mẫu phần mềm độc hại được FortiGuard Labs phát hiện. FortiGuard Labs hiện đang theo dõi hơn 300 nhóm phần mềm malware và hơn 250.000 chủng malware đơn lẻ đang tấn công các smartphone chạy Android.


Trong khi đó theo trang Softpedia thì hệ điều hành Android của Google là mục tiêu của phần lớn các phần mềm độc hại hiện nay. Các công ty cho phép nhân viên sử dụng thiết bị di động trong công việc sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt hại nhất từ các phần mềm độc hại này.

>> Xem thêm

Tin đồn: Samsung sẽ ra mắt smartwatch vào ngày 4/9

Vừa có tin Samsung sẽ ra mắt mẫu Galaxy Note III vào ngày 4/9 và điều đáng chú là chiếc đồng hồ thông minh (smartwatch) của hãng cũng sẽ xuất hiện cùng thời điểm đó.


Thông tin rò rỉ trên xuất phát từ trang AsisEconomic của Hàn Quốc. Theo trang tin này, Samsung sẽ ra Galaxy Note III vào ngày 4/9 với cấu hình không khác so với các thông tin rò rỉ từ trước đến nay gồm màn hình 5.7 inch, RAM 3GB và vi xử lý Exynos 5.

Tuy nhiên, thông tin đáng chú ý nhất là việc Samsung sẽ trình làng mẫu đồng hồ thông minh của hãng trong ngày 4/9, thời điểm trước thềm diễn ra triển lãm IFA ở Đức (từ ngày 6/9). Hiện chưa có thông tin rò rỉ chi tiết về đồng hồ thông minh của Samsung. Nếu thực sự Samsung sẽ ra đồng hồ thông minh vào tháng tới, có thể trong vài ngày tới thông tin về đồng hồ này sẽ tiếp tục rò rỉ.

Hoàng Lan
Theo vnreview.vn
>> Xem thêm

10 lý do hàng đầu phải khiếp sợ hacker

Tin tặc có thể lợi dụng lỗ hổng từ ứng dụng Snapchat, máy quay phim, tivi thông minh hay thậm chí xe hơi để tấn công vào mọi ngóc ngách cuộc sống của bạn.

Hàng ngàn tin tặc sẽ hướng tới Las Vegas trong tuần này để tham dự hội nghị Black Hat và Def Con, nơi mọi người cảnh báo về các lỗ hổng bảo mật mới nhất liên quan tới Wi-Fi hay thẻ ATM.

Dưới đây là 10 lỗ hổng khủng khiếp nhất dự kiến sẽ được giới thiệu tại hai sự kiện lần này:

1. Tin tặc có thể tìm thấy ảnh Snapchat cũ


Các ứng dụng như Snapchat, Facebook Poke và Wickr ngày càng phổ biến khi mọi người nhận ra tầm quan trọng của các tin nhắn tự hủy sau khi gửi. Tuy nhiên, những thứ này không biến mất vĩnh viễn. Bằng cách đào bới bộ nhớ trong máy, quản trị dữ liệu và sử dụng chương trình ping để kiểm tra thiết bị có nối mạng không, hai nhà điều tra đã tìm ra được cách lấy dữ liệu từ tin nhắn đã gửi trước, trong và sau khi chuyển.


>> Xem thêm

Kính thực tế ảo GlassUp giá rẻ thay thế Google Glass

GlassUp có khả năng kết nối với smartphone để hiển thị email, các status Facebook, tin tức, cùng các dữ liệu khác.

Cách đây gần 2 năm trước khi Google ra mắt chiếc kính đang gây sốt "Google Glass", Francesco Giartosio cùng với Gianluigi Tregnaghi và Andrea Tellatin đã bắt đầu phát triển 1 sản phẩm kính đeo thực tế ảo. Tregnaghi chính là người đã phát triển các màn hình dùng trên mũ bảo hiểm dành cho giới phi công; còn Andrea Tellatin là người phát triển chiếc đồng hồ thông minh I'm Watch. Sản phẩm mà nhóm này phát triển có tên gọi cuối cùng là chiếc kính GlassUp, một chiếc kính có khả năng kết nối với smartphone (thông qua Bluetooth điện áp thấp) để hiển thị email, các status Facebook, tin tức, cùng các dữ liệu khác, giúp bạn có thể theo dõi nhiều thông tin trên một thấu kính đặc biệt hiển thị dữ liệu như thể chúng đang ở trong không trung trước mắt người dùng.


GlassUp khác với Google Glass ở nhiều khía cạnh. Ít nhất thì cho tới hiện tại, nó là một thiết bị chỉ có khả năng "nhận thông tin" từ smartphone và hiển thị thông tin đó. Nó không có khả năng nhận diện giọng nói, không có camera để chụp ảnh và quay video như Google Glass. GlassUp được trang bị một màn hình đơn sắc với nền màu xanh lá cây hoặc màu hổ phách trong suốt. Màn hình xuất hiện gần trung tâm tầm nhìn của mắt người, không như Google Glass sẽ hiển thị hình ảnh ở phía trên tầm mắt.

>> Xem thêm

Tin tặc Việt Nam tham gia tấn công các trường ĐH Mỹ

Các trường ĐH nghiên cứu của Mỹ đang phải thắt chặt an ninh, hạn chế trao đổi thông tin mở do tình trạng tấn công mạng gia tăng kinh hoàng, được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, Nga, Việt Nam.

Quan chức của hàng loạt trường ĐH tại Mỹ thừa nhận tin tặc đã thành công trong việc phá hoại hệ thống bảo mật của các trường. Tuy nhiên, họ từ chối tiết lộ thiệt hại cụ thể ngoài những hành vi liên quan tới trộm cắp dữ liệu cá nhân như số an sinh xã hội.

Trưởng Khoa Bill Mellon của Trường ĐH Wisconsin

Trưởng Khoa Nghiên cứu chính sách Bill Mellon của Trường ĐH Wisconsin cho hay: “Chúng tôi nhận được từ 90.000 - 100.000 lượt xâm nhập hệ thống mỗi ngày từ Trung Quốc. Ngoài ra, rất nhiều đợt tấn công khác đến từ Nga, gần đây còn xuất phát từ Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn là tin tặc Trung Quốc”.
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 VNCongnghe
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang