Với những người nổi tiếng hay yếu nhân, mạng xã hội là công cụ giao tiếp với người dân hiệu quả.
Đối với nhiều người, Twitter chẳng khác gì một nơi con người đốt thời gian vào những câu status vô bổ như “sáng nay tôi ăn bánh mỳ”, “trưa nay tôi ăn cơm” hay thậm chí “khuya rồi, chúc mọi người ngủ ngon”.
Tuy nhiên, đối với những người mang trọng trách lớn của một quốc gia hay một dân tộc, họ lại có cái nhìn khác về mạng xã hội lớn thứ hai thế giới này.
Theo một khảo sát mới đây của Hiệp hội chính sách công nghệ số (DPC), có khoảng 75% nguyên thủ các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng Twitter. Khảo sát trên được DPC thực hiện trên 164 quốc gia, trong đó, có 123 người trả lời rằng họ sử dụng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản chung của cơ quan chính phủ. So với năm 2011, số người sử dụng Twitter đã tăng lên đáng kể (từ 69 lên 123).
Liên quan tới những “người theo đuôi” (follower), nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tổng thống Mỹ Barrack Obama là nguyên thủ quốc gia có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter với 25 triệu follower trên khắp thế giới. Đứng thứ 2 là ông Hugo Chavez của Venezuela vói 3.5 triệu người.
Có thể nói, đối với những người dùng phổ thông như chúng ta, Facebook, Twitter hay các mạng xã hội nói chung chỉ là một kênh giải trí, giao lưu, kết bạn làm quen thông thường và nó cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tuy nhiên, với những người nổi tiếng như các nguyên thủ quốc gia, đây có thể coi là kênh thông tin hữu hiệu nhất của họ đến với người dân trên khắp cả nước. Do đó, để làm đẹp mình trong mắt người dân, họ phải cân nhắc kĩ lưỡng từng câu từng lời từng chữ trước khi tweet hay post lên mạng vì nó sẽ giúp PR bản thân họ lên hoặc dìm họ xuống như một con dao hai lưỡi.
Đối với nhiều người, Twitter chẳng khác gì một nơi con người đốt thời gian vào những câu status vô bổ như “sáng nay tôi ăn bánh mỳ”, “trưa nay tôi ăn cơm” hay thậm chí “khuya rồi, chúc mọi người ngủ ngon”.
Tuy nhiên, đối với những người mang trọng trách lớn của một quốc gia hay một dân tộc, họ lại có cái nhìn khác về mạng xã hội lớn thứ hai thế giới này.
Theo một khảo sát mới đây của Hiệp hội chính sách công nghệ số (DPC), có khoảng 75% nguyên thủ các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng Twitter. Khảo sát trên được DPC thực hiện trên 164 quốc gia, trong đó, có 123 người trả lời rằng họ sử dụng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản chung của cơ quan chính phủ. So với năm 2011, số người sử dụng Twitter đã tăng lên đáng kể (từ 69 lên 123).
Bảng thống kê xu hướng sử dụng Twitter của các nguyên thủ quốc gia theo năm
Liên quan tới những “người theo đuôi” (follower), nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tổng thống Mỹ Barrack Obama là nguyên thủ quốc gia có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter với 25 triệu follower trên khắp thế giới. Đứng thứ 2 là ông Hugo Chavez của Venezuela vói 3.5 triệu người.
Có thể nói, đối với những người dùng phổ thông như chúng ta, Facebook, Twitter hay các mạng xã hội nói chung chỉ là một kênh giải trí, giao lưu, kết bạn làm quen thông thường và nó cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tuy nhiên, với những người nổi tiếng như các nguyên thủ quốc gia, đây có thể coi là kênh thông tin hữu hiệu nhất của họ đến với người dân trên khắp cả nước. Do đó, để làm đẹp mình trong mắt người dân, họ phải cân nhắc kĩ lưỡng từng câu từng lời từng chữ trước khi tweet hay post lên mạng vì nó sẽ giúp PR bản thân họ lên hoặc dìm họ xuống như một con dao hai lưỡi.
Theo Genk, Quản Trị Mạng
In bài này