Chuyện như đùa, nhưng một nhóm hacker trong tổ chức Anonymous đã chính thức đệ đơn thỉnh nguyện lên website của Nhà Trắng yêu cầu chính quyền của Tổng thống Obama công nhận sự hợp pháp của hình thức tấn công kiểu từ chối dịch vụ (DDoS) trên mạng Internet.
Nhóm người này lập luận rằng, hành động tấn công DDoS trong mọi trường hợp đều không bị xem như một hình thức đột nhập bất hợp pháp mà đơn giản là nó cũng giống như việc nhấn nút Refresh liên tục trên một trang web. Theo họ, hành động này cũng giống như những cuộc biểu tình chiếm 1 khu vực nào đó. Điểm khác nhau chỉ là về mặt không gian nên có thể xem nó như là một cuộc "biểu tình trực tuyến" của người dân. Thay vì thực hiện một cuộc biểu tình để chiếm giữ 1 khu vực, một tòa nhà nào đó thì với máy tính đang có họ thực hiện chiếm giữ một trang web để làm chậm (hoặc từ chối dịch vụ) của trang web cụ thể đó trong một thời gian ngắn.
Không những thế, kèm theo đơn tỉnh nguyện, nhóm này còn yêu cầu chính quyền thả ngay những người đã bị bỏ tù vì các tội liên quan đến DDoS đồng thời làm trong sạch các tội danh này trong hồ sơ của họ.
Theo tạp chí Cnet, nhóm hacker Anonymous đã nhận trách nhiệm cho nhiều cuộc tấn công DDoS trong những năm qua, phần lớn trong đó có ngụ ý chính trị. Ví dụ, trong một nỗ lực để bảo vệ WikiLeaks năm 2010, nhóm này thực hiện một loạt các cuộc tấn công DDoS vào các công ty, cơ quan chính phủ và các tổ chức ngăn cản việc phát hành các thông tin mật của WikiLeaks.
Năm nay, Anonymous cũng đã dẫn đầu chiến dịch DDoS tấn công các trang web chính phủ Syria hay tiến hành một"chiến tranh ảo" để phản đối chính phủ Israel tấn công vào dải Gaza,...
Đến cuối ngày 11.1 (giờ VN), đơn thỉnh nguyện này thu thập chưa tới 1.800 chữ ký. Trong khi đó, để hội đủ tiêu chuẩn được chính quyền Tổng thống Obama xem xét, trong vòng 30 ngày - tức đến hết ngày 6.2.2013 - đơn thỉnh nguyện này phải quy tụ được 25.000 chữ ký.
Đơn thỉnh nguyện được đăng tải trên trang web tiếp nhận kiến nghị của nhân dân
We the People - trên website của Nhà Trắng đề ngày 7.1.2013.
Nhóm người này lập luận rằng, hành động tấn công DDoS trong mọi trường hợp đều không bị xem như một hình thức đột nhập bất hợp pháp mà đơn giản là nó cũng giống như việc nhấn nút Refresh liên tục trên một trang web. Theo họ, hành động này cũng giống như những cuộc biểu tình chiếm 1 khu vực nào đó. Điểm khác nhau chỉ là về mặt không gian nên có thể xem nó như là một cuộc "biểu tình trực tuyến" của người dân. Thay vì thực hiện một cuộc biểu tình để chiếm giữ 1 khu vực, một tòa nhà nào đó thì với máy tính đang có họ thực hiện chiếm giữ một trang web để làm chậm (hoặc từ chối dịch vụ) của trang web cụ thể đó trong một thời gian ngắn.
Không những thế, kèm theo đơn tỉnh nguyện, nhóm này còn yêu cầu chính quyền thả ngay những người đã bị bỏ tù vì các tội liên quan đến DDoS đồng thời làm trong sạch các tội danh này trong hồ sơ của họ.
Theo tạp chí Cnet, nhóm hacker Anonymous đã nhận trách nhiệm cho nhiều cuộc tấn công DDoS trong những năm qua, phần lớn trong đó có ngụ ý chính trị. Ví dụ, trong một nỗ lực để bảo vệ WikiLeaks năm 2010, nhóm này thực hiện một loạt các cuộc tấn công DDoS vào các công ty, cơ quan chính phủ và các tổ chức ngăn cản việc phát hành các thông tin mật của WikiLeaks.
Năm nay, Anonymous cũng đã dẫn đầu chiến dịch DDoS tấn công các trang web chính phủ Syria hay tiến hành một"chiến tranh ảo" để phản đối chính phủ Israel tấn công vào dải Gaza,...
Đến cuối ngày 11.1 (giờ VN), đơn thỉnh nguyện này thu thập chưa tới 1.800 chữ ký. Trong khi đó, để hội đủ tiêu chuẩn được chính quyền Tổng thống Obama xem xét, trong vòng 30 ngày - tức đến hết ngày 6.2.2013 - đơn thỉnh nguyện này phải quy tụ được 25.000 chữ ký.
Theo Genk, Quản Trị Mạng
In bài này