vncongnghe - Hồi tháng 11 năm ngoái, công ty công nghệ y học Second Sight Medical Products, Inc. có trụ sở chính tại Sylmar, California đã giới thiệu sản phẩm võng mạc nhân tạo Argus II hỗ trợ khả năng nhìn cho người khiếm thị và mới đây, Argus II đã chính thức được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn để sử dụng chữa trị cho một số tình trạng mù nhất định.
Đối với hầu hết chúng ta, các tế bào nhạy sáng nằm sau võng mạc sẽ chuyển đổi các tia sáng thành những xung điện di chuyển dọc theo thần kinh thị giác đến não để xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng viêm võng mạc sắc tố di truyền (Retinitis Pigmentosa - RP) thì những tế bào nhạy sáng bị tổn thương gây giảm sút thị lực vào ban đêm. Đến nay, bệnh mù do viêm võng mạc sắc tố vẫn chưa có liệu pháp chữa trị hoàn toàn và theo ước tính tại Mỹ có khoảng 100.000 người mắc loại bệnh này.
Argus II được FDA phê chuẩn sử dụng trong một số trường hợp cụ thể: người đeo phải trên 25 tuổi, mắc hội chứng RP, 2 mắt không thể cảm thụ ánh sáng nhưng lớp võng mạc bên trong vẫn còn hoạt động và có khả năng nhìn thấy hình dạng của vật thể.
Mặc dù võng mạc nhân tạo của Second Sight không thể phục hồi hoàn toàn thị lực cho bệnh nhân nhưng nó cho phép phát hiện sáng và tối, từ đó có thể giúp họ nhận biết chuyển động hoặc vị trí của các vật thể.
"Thiết bị cấy ghép hỗ trợ nói trên mang lại một lựa chọn cho các bệnh nhân bị mất thị lực do RP, đối với họ xưa nay chưa từng có liệu pháp chữa trị nào được FDA phê chuẩn," Jerrey Shuren - bác sĩ y khoa, giám đốc trung tâm các thiết bị và y học phóng xạ thuộc FDA nói trong bản tin công bố chính thức giấy phép phát hành của Argus II. "Thiết bị có thể giúp những người trưởng thành mắc RP không còn khả năng lĩnh hội hình dạng và chuyển động của vật thể có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách linh hoạt hơn."
Argus II bao gồm một chiếc kính đeo mắt tích hợp camera, một bộ xử lý hình ảnh đeo bên hông và một loạt các điện cực được cấy ghép lên võng mạc. Hình ảnh ghi nhận từ camera trên kính sẽ được chuyển đổi thành các xung điện và truyền tải không dây đến các điện cực cấy gép để mô phỏng hoạt động tạo ảnh của võng mạc.
FDA cho biết họ đã xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàn trên 30 bệnh nhân mắc RP. Họ được cho đeo Argus II và được giám sát trong vòng ít nhất 2 năm sau khi được cấp ghép điện cực. Sau thủ tục phẫu thuật cấy ghép, 19 trong số 30 bệnh nhân cho biết họ không gặp phải phản ứng phụ từ ca phẫu thuật hay thiết bị trong khi 11 người báo cáo rằng họ mắc phải 23 triệu chứng phụ bao gồm viêm, thiếu gắn kết võng mạc, và vết thương hở dọc theo vết mổ.
Võng mạc nhân tạo Argus II được FDA xếp vào danh mục "thiết bị dùng cho mục đích nhân đạo" - có nghĩa thiết bị đủ an toàn và mang lại lợi ích chữa trị cho các chứng bệnh hoặc tổn thương.
Hầu hết các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàn đều cho rằng họ đã có thể thực hiện các hoạt động cơ bản tốt hơn với Argus II từ việc nhận biết phương hướng của một chuyển động, phân biệt lề đường, đi bộ trên vỉa hè mà không bước xuống lòng đường cho đến việc nhận biết được những chiếc vớ màu đen, xám và trắng.
Dự án Argus II của Second Sight đã được tài trợ bởi 3 tổ chức chính phủ gồm Cục năng lượng, Viện mắt quốc gia thuộc viện y học quốc gia và Quỹ phát triển khoa học quốc gia với tổng số vốn đầu tư hơn 100 triệu USD cùng những hỗ trợ nghiên cứu ban đầu.
Argus II được FDA phê chuẩn sử dụng trong một số trường hợp cụ thể: người đeo phải trên 25 tuổi, mắc hội chứng RP, 2 mắt không thể cảm thụ ánh sáng nhưng lớp võng mạc bên trong vẫn còn hoạt động và có khả năng nhìn thấy hình dạng của vật thể.
Mặc dù võng mạc nhân tạo của Second Sight không thể phục hồi hoàn toàn thị lực cho bệnh nhân nhưng nó cho phép phát hiện sáng và tối, từ đó có thể giúp họ nhận biết chuyển động hoặc vị trí của các vật thể.
"Thiết bị cấy ghép hỗ trợ nói trên mang lại một lựa chọn cho các bệnh nhân bị mất thị lực do RP, đối với họ xưa nay chưa từng có liệu pháp chữa trị nào được FDA phê chuẩn," Jerrey Shuren - bác sĩ y khoa, giám đốc trung tâm các thiết bị và y học phóng xạ thuộc FDA nói trong bản tin công bố chính thức giấy phép phát hành của Argus II. "Thiết bị có thể giúp những người trưởng thành mắc RP không còn khả năng lĩnh hội hình dạng và chuyển động của vật thể có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách linh hoạt hơn."
Argus II bao gồm một chiếc kính đeo mắt tích hợp camera, một bộ xử lý hình ảnh đeo bên hông và một loạt các điện cực được cấy ghép lên võng mạc. Hình ảnh ghi nhận từ camera trên kính sẽ được chuyển đổi thành các xung điện và truyền tải không dây đến các điện cực cấy gép để mô phỏng hoạt động tạo ảnh của võng mạc.
FDA cho biết họ đã xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàn trên 30 bệnh nhân mắc RP. Họ được cho đeo Argus II và được giám sát trong vòng ít nhất 2 năm sau khi được cấp ghép điện cực. Sau thủ tục phẫu thuật cấy ghép, 19 trong số 30 bệnh nhân cho biết họ không gặp phải phản ứng phụ từ ca phẫu thuật hay thiết bị trong khi 11 người báo cáo rằng họ mắc phải 23 triệu chứng phụ bao gồm viêm, thiếu gắn kết võng mạc, và vết thương hở dọc theo vết mổ.
Võng mạc nhân tạo Argus II được FDA xếp vào danh mục "thiết bị dùng cho mục đích nhân đạo" - có nghĩa thiết bị đủ an toàn và mang lại lợi ích chữa trị cho các chứng bệnh hoặc tổn thương.
Hầu hết các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàn đều cho rằng họ đã có thể thực hiện các hoạt động cơ bản tốt hơn với Argus II từ việc nhận biết phương hướng của một chuyển động, phân biệt lề đường, đi bộ trên vỉa hè mà không bước xuống lòng đường cho đến việc nhận biết được những chiếc vớ màu đen, xám và trắng.
Dự án Argus II của Second Sight đã được tài trợ bởi 3 tổ chức chính phủ gồm Cục năng lượng, Viện mắt quốc gia thuộc viện y học quốc gia và Quỹ phát triển khoa học quốc gia với tổng số vốn đầu tư hơn 100 triệu USD cùng những hỗ trợ nghiên cứu ban đầu.
Theo: CNET, Tinh tế
In bài này