Sau sự ra mắt rất thành công tại triển lãm CES cách đây hơn nửa năm, cuối cùng thì hai mẫu máy ảnh PnS ( Point and Shot) rất được trông đợi của Fujifilm là X20 và X100S cũng được “trên tay” tại CP+. Trong sự kiện đang diễn ra tại Nhật Bản, người dùng và giới hâm mộ đã có cơ hội dùng thử hai mẫu máy đang rất hot này. So với những người tiền nhiệm đi trước là X10 và X100, Fujifilm đã nâng cấp tính năng tự động lấy nét (autofocus), tăng độ phân giải của cảm biến lên 16 Megapixel trên X100S, và 12 Megapixel với mẫu X20.
Về cơ bản, X100S kế thừa gần như mọi đặc điểm của X100, ngoài ra còn được tăng cường đáng kể sức mạnh của cảm biến hình ảnh, tuy nhiên nhờ có khả năng lấy nét theo pha giống như của máy DSLR nên bạn sẽ cảm nhật rõ sự khác biệt. Fujifilm khẳng định rằng, những thay đổi lần này tuy không lớn, nhưng đủ để người dùng cảm thấy hài lòng tuyệt đối với trải nghiệm chụp hình hoàn hảo của X100S. Phiên bản này được quảng cáo là có khả năng chụp siêu nhanh, thậm chí cả thời gian khời động máy cũng được cải thiện đáng kể.
Tính năng lấy nét bằng tay (Manual Focus) cũng được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Giao diện người dùng được thiết kế lại hoàn toàn, bao gồm phần khung cỡ chuẩn và kính phóng đại. Kính ngắm điện tử (EV) cũng được tăng độ phân giải từ 1,4 triệu điểm ảnh lên thành 2,35 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên, hệ thống các nút bấm, vòng xoay, và những nút điều khiển khác vẫn giữ nguyên như trên X100. Điều này là khá hợp lý khi mà phiên bản trước được đánh giá là đã tương đối hoàn thiện trong thiết kế, hơn nữa việc giữ nguyên thiết kế cũng làm người dùng cũ không bị bỡ ngỡ khi nâng cấp.
X20 thì khác, phiên bản mới lần này là một sự nâng cấp toàn diện so với X10. Đầu tiên phải kể đến cảm biến hình ảnh mới: X-Trans CMOS với kích thước 2/3 inch, độ phân giải 12 Megapixel. Cảm biến mới sẽ giúp hệ thấu kính đa tiêu cự 28-112mm với độ mở tối đa f/2,8 hoạt động trơn tru và tốc độ hơn. Ngoài ra thì nút cò zoom vẫn sở hữu thiết kế gọn gàng tinh xảo, nhưng đầy chắc chắn trong từng cú gạt như trên X100 cũng khiến người dùng rất hài lòng.
Cảm biến X-Trans sử dụng hệ kính lọc màu giống như của X100S (cũng tương đương với bản cao cấp nhất X-Pro1), ngoài ra còn sử dụng công nghệ backside-illuminated (cấu trúc cảm biến với các mạch và dây dẫn được chuyển xuống phía dưới bề mặt cảm sáng) tăng cường khả năng chụp thiếu sáng lên rõ rệt so với X10. Cuối cùng, mức giá 600 USD (khoảng hơn 12 triệu đồng) cho X20, và 1300 USD (khoảng 26 triệu đồng) cho X100S cũng khá hợp lý với những gì mà chúng mang lại.
Tính năng lấy nét bằng tay (Manual Focus) cũng được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Giao diện người dùng được thiết kế lại hoàn toàn, bao gồm phần khung cỡ chuẩn và kính phóng đại. Kính ngắm điện tử (EV) cũng được tăng độ phân giải từ 1,4 triệu điểm ảnh lên thành 2,35 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên, hệ thống các nút bấm, vòng xoay, và những nút điều khiển khác vẫn giữ nguyên như trên X100. Điều này là khá hợp lý khi mà phiên bản trước được đánh giá là đã tương đối hoàn thiện trong thiết kế, hơn nữa việc giữ nguyên thiết kế cũng làm người dùng cũ không bị bỡ ngỡ khi nâng cấp.
X20 thì khác, phiên bản mới lần này là một sự nâng cấp toàn diện so với X10. Đầu tiên phải kể đến cảm biến hình ảnh mới: X-Trans CMOS với kích thước 2/3 inch, độ phân giải 12 Megapixel. Cảm biến mới sẽ giúp hệ thấu kính đa tiêu cự 28-112mm với độ mở tối đa f/2,8 hoạt động trơn tru và tốc độ hơn. Ngoài ra thì nút cò zoom vẫn sở hữu thiết kế gọn gàng tinh xảo, nhưng đầy chắc chắn trong từng cú gạt như trên X100 cũng khiến người dùng rất hài lòng.
Cảm biến X-Trans sử dụng hệ kính lọc màu giống như của X100S (cũng tương đương với bản cao cấp nhất X-Pro1), ngoài ra còn sử dụng công nghệ backside-illuminated (cấu trúc cảm biến với các mạch và dây dẫn được chuyển xuống phía dưới bề mặt cảm sáng) tăng cường khả năng chụp thiếu sáng lên rõ rệt so với X10. Cuối cùng, mức giá 600 USD (khoảng hơn 12 triệu đồng) cho X20, và 1300 USD (khoảng 26 triệu đồng) cho X100S cũng khá hợp lý với những gì mà chúng mang lại.
Tham khảo Slashgear.
Theo Genk
In bài này