Tư thế cầm lái bẻ cổ tay làm giảm khả năng bóp phanh, về ga trong tình huống khẩn cấp là sai lầm phổ biến.
Chiếc xe sẽ không phù hợp cho việc tập lái nếu người điều khiển phải kiễng gót khi chống chân. Dù thích môtô phân khối lớn, nhưng tập lái với một chiếc xe nhỏ, dễ điều khiển sẽ tốt hơn. Bởi khi chưa hình thành kỹ năng, tốc độ xử lý tình huống chậm và lâu hơn với chiếc xe khó điều khiển, người mới lái dễ bị bất ngờ trước sự thay đổi trạng thái của xe.
Quá nhiều quá nhanh
Người mới lái thường thích lái ở mọi nơi, nhưng lại chưa đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ ở những nơi mật độ phương tiện cao, hoặc tốc độ di chuyển nhanh. Vì thế hãy dành nhiều thời gian luyện tập trên những đoạn đường vắng, bởi sẽ tập trung hơn vào việc luyện tập kỹ năng thay vì lo lắng về các mối nguy hiểm xung quanh. Những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng, nó giúp người mới lái có thêm niềm tin sẵn sàng đối mặt với các tình huống phức tạp hơn
Không bao quát tình huống giao thông xung quanh
Có quá nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là chỉ chăm chăm nhìn về phía trước. Liệu rằng chiếc xe phía xa có dịch dần sang phải lấn làn của bạn? Liệu cánh cửa của xe đỗ bên đường có bất ngờ mở ra? Người lái xe phía sau có nhận biết rằng bạn đang giảm tốc trước đèn đỏ?
Nhìn xung quanh và đảm bảo rằng kiểm soát tốt tình hình. Ở mức độ cao hơn phải nhận thức được mối nguy hiểm, phán đoán tình huống. Không chỉ quan sát phía trước, bạn cần để ý cả hai bên, thi thoảng cũng cần nhìn gương hậu.
Không giả định về những gì không nhìn thấy
Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghĩ rằng những người lái xe xung quanh không phận ra sự hiện diện của bạn. Dù đi đúng phần đường cũng đừng giả định rằng những xe khác không cắt ngang phía trước. Nhìn thấy lái xe cũng không thể chắc chắn, người ấy sẽ không đột nhiên đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm.
Cuối cùng, hãy luôn để một ngón tay trên cần phanh để đối phó với tình huống nguy hiểm. Phanh trước và tay ga thường bố trí bên phải. Trạng thái vít ga tăng tốc thường đưa cổ tay xuống thấp, ngón tay rời xa cần phanh. Khi kéo phanh, lòng bàn tay tỳ lên tay ga và có xu hướng về ga. Nhưng nếu ở giai đoạn giữ ga, cổ tay bẻ sâu, nó sẽ làm giảm khả năng cơ động của bàn tay, thậm chí ngón tay không thể với tới cần phanh.
Vội vã chở người khác
Khi có người ngồi sau, động học của xe sẽ khác, tay lái nặng, xe khó kiểm soát hơn. Người mới lái cũng dễ bị kích thích khi lái xe trong một nhóm, háo hức thể hiện mình thường kiến họ chạy nhanh hơn khả năng.
Trong giai đoạn đầu tập lái hãy dành nhiều thời gian tự luyện tập để có cảm nhận tốt hơn về trạng thái làm việc của 2 bánh, sự thay đổi tốc độ.
Chiếc xe sẽ không phù hợp cho việc tập lái nếu người điều khiển phải kiễng gót khi chống chân. Dù thích môtô phân khối lớn, nhưng tập lái với một chiếc xe nhỏ, dễ điều khiển sẽ tốt hơn. Bởi khi chưa hình thành kỹ năng, tốc độ xử lý tình huống chậm và lâu hơn với chiếc xe khó điều khiển, người mới lái dễ bị bất ngờ trước sự thay đổi trạng thái của xe.
Người mới lái thường thích lái ở mọi nơi, nhưng lại chưa đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ ở những nơi mật độ phương tiện cao, hoặc tốc độ di chuyển nhanh. Vì thế hãy dành nhiều thời gian luyện tập trên những đoạn đường vắng, bởi sẽ tập trung hơn vào việc luyện tập kỹ năng thay vì lo lắng về các mối nguy hiểm xung quanh. Những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng, nó giúp người mới lái có thêm niềm tin sẵn sàng đối mặt với các tình huống phức tạp hơn
Không bao quát tình huống giao thông xung quanh
Có quá nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là chỉ chăm chăm nhìn về phía trước. Liệu rằng chiếc xe phía xa có dịch dần sang phải lấn làn của bạn? Liệu cánh cửa của xe đỗ bên đường có bất ngờ mở ra? Người lái xe phía sau có nhận biết rằng bạn đang giảm tốc trước đèn đỏ?
Nhìn xung quanh và đảm bảo rằng kiểm soát tốt tình hình. Ở mức độ cao hơn phải nhận thức được mối nguy hiểm, phán đoán tình huống. Không chỉ quan sát phía trước, bạn cần để ý cả hai bên, thi thoảng cũng cần nhìn gương hậu.
Không giả định về những gì không nhìn thấy
Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghĩ rằng những người lái xe xung quanh không phận ra sự hiện diện của bạn. Dù đi đúng phần đường cũng đừng giả định rằng những xe khác không cắt ngang phía trước. Nhìn thấy lái xe cũng không thể chắc chắn, người ấy sẽ không đột nhiên đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm.
Cuối cùng, hãy luôn để một ngón tay trên cần phanh để đối phó với tình huống nguy hiểm. Phanh trước và tay ga thường bố trí bên phải. Trạng thái vít ga tăng tốc thường đưa cổ tay xuống thấp, ngón tay rời xa cần phanh. Khi kéo phanh, lòng bàn tay tỳ lên tay ga và có xu hướng về ga. Nhưng nếu ở giai đoạn giữ ga, cổ tay bẻ sâu, nó sẽ làm giảm khả năng cơ động của bàn tay, thậm chí ngón tay không thể với tới cần phanh.
Vội vã chở người khác
Khi có người ngồi sau, động học của xe sẽ khác, tay lái nặng, xe khó kiểm soát hơn. Người mới lái cũng dễ bị kích thích khi lái xe trong một nhóm, háo hức thể hiện mình thường kiến họ chạy nhanh hơn khả năng.
Trong giai đoạn đầu tập lái hãy dành nhiều thời gian tự luyện tập để có cảm nhận tốt hơn về trạng thái làm việc của 2 bánh, sự thay đổi tốc độ.
Bảo Sơn
Theo vnexpress.net
In bài này