Ẩn sâu bên trong trụ sở rộng mênh mông của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), một đơn vị siêu bí mật đã triển khai lực lượng tin tặc và gián điệp ưu tú âm thầm xuyên thủng mạng lưới dữ liệu của các đối thủ của Mỹ suốt 15 năm qua, kể cả Trung Quốc.
Đơn vị siêu bí mật trực thuộc NSA này có tên gọi là Nha chiến dịch truy cập tùy chọn (TAO) và là tổ chức chuyên thu thập thông tin tình báo được cho là lớn nhất của chính phủ Mỹ, theo tờ Foreign Policy.
TAO đã thâm nhập thành công vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông của Trung Quốc, thu thập được những thông tin tình báo quý giá và xác thực nhất về nội tình Trung Quốc.
TAO là ai?
Với không gian làm việc là cụm văn phòng nằm tách biệt với phần còn lại trong khu phức hợp đồ sộ của NSA tại Fort Meade, bang Maryland, TAO là một bí ẩn ngay cả với nhiều nhân viên NSA. Rất ít quan chức NSA có quyền truy cập thông tin đầy đủ về TAO, vì sự nhạy cảm đặc biệt trong hoạt động của nó, theo tờ Foreign Policy.
Để có thể tiếp cận được địa điểm làm việc của đơn vị này, cần phải thông qua các thủ tục an ninh hết sức chặt chẽ và tinh vi. Cánh cửa dẫn đến trung tâm hoạt động tối tân của TAO luôn được canh giữ bởi lính gác có vũ trang. Là một cửa sắt kiên cố chỉ có thể mở bằng cách nhập chính xác mã số 6 ký tự trên một bàn phím và thông qua một máy quét võng mạc, nhằm đảm bảo chỉ những cá nhân nhất định mới có thể qua cửa.
Theo các cựu quan chức NSA, nhiệm vụ của TAO khá đơn giản. Đơn vị này thu thập thông tin tình báo từ các mục tiêu ở nước ngoài bằng cách xâm nhập lén vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông của họ, bẻ khóa mật khẩu, vô hiệu hóa hệ thống bảo mật, đánh cắp dữ liệu lưu trữ trên các ổ cứng máy tính, sau đó sao chép tất cả thông tin và dữ liệu ra vào qua hệ thống email và tin nhắn của mục tiêu. Thuật ngữ kỹ thuật được NSA sử dụng để mô tả các hoạt động này là “khai thác mạng máy tính”.
TAO còn chịu trách nhiệm phát triển công nghệ thông tin cho phép Mỹ có thể phá hủy hoặc gây hư hại hệ thống máy tính và mạng viễn thông ở nước ngoài bằng cách phát động cuộc tấn công mạng theo lệnh trực tiếp của Tổng thống. Đơn vị chịu trách nhiệm tiến hành một cuộc tấn công như vậy là Bộ tư lệnh An ninh mạng (Cybercom), có trụ sở đặt tại Fort Meade và Tổng chỉ huy là Giám đốc NSA, tướng Keith Alexander.
Kể từ tháng 4.2013, TAO hoạt động dưới sự chỉ huy của Robert Joyce, là cựu Phó giám đốc Nha đảm bảo thông tin của NSA (chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống máy tính và thông tin liên lạc của chính phủ Mỹ). Các nguồn tin cho biết, hiện TAO là bộ phận lớn nhất và được cho là quan trọng nhất của Nha tình báo tín hiệu (SIGINT) của NSA, với hơn 1.000 hacker quân sự và dân sự, các nhà phân tích tình báo, các chuyên gia nhận diện và định vị mục tiêu, các nhà thiết kế phần cứng và phần mềm máy tính, và các kỹ sư điện.
Linh hồn của TAO là trung tâm hoạt động cực kỳ tối tân tại Fort Meade, được gọi là Trung tâm điều khiển hoạt động từ xa (ROC), là nơi mà khoảng 600 hacker máy tính quân sự và dân sự làm việc luân phiên liên tục 24 giờ một ngày, và 7 ngày một tuần.
Các nhân viên này làm việc suốt ngày đêm để tìm kiếm các hệ thống máy tính và mạng lưới hỗ trợ thông tin liên lạc được sử dụng bởi những phần tử, ví dụ như, những kẻ khủng bố nước ngoài gởi tin nhắn cho đồng bọn hoặc cho các cảm tình viên của chúng.
Một khi đã nhận dạng và định vị được mục tiêu, các hacker của ROC sẽ xâm nhập hệ thống máy tính mục tiêu bằng phương pháp điện tử, sử dụng phần mềm đặc biệt do TAO tự thiết kế để tải về nội dung trong các ổ cứng máy tính, và cấy phần mềm hoặc các công cụ khác được gọi là "con rệp" vào hệ điều hành máy tính, cho phép các nhân viên khai thác của TAO tại Fort Meade liên tục theo dõi email hoặc tin nhắn ra vào máy tính hoặc thiết bị cầm tay mục tiêu.
Thật ra, nhiệm vụ của TAO sẽ khó hoàn thành nếu không có đội ngũ các nhà khoa học máy tính và kỹ sư phần mềm thiên tài thuộc Ban công nghệ mạng dữ liệu, là những chuyên gia phát triển phần mềm máy tính tinh vi cho phép các nhân viên khai thác của đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.
Một đơn vị khác của TAO được gọi là Ban công nghệ mạng viễn thông (TNT), chuyên phát triển những kỹ thuật cho phép các hacker của TAO bí mật xâm nhập vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông mục tiêu mà không bị phát hiện.
Trong khi đó, Ban công nghệ cơ sở hạ tầng của TAO chuyên trách phát triển và xây dựng các máy tính và mạng viễn thông cực nhạy để giám sát phần cứng và hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm duy trì nỗ lực hoạt động.
TAO thậm chí còn sở hữu một đơn vị thu thập tin tức tình báo bí mật của riêng mình, được gọi là Ban công nghệ hoạt động truy cập, với thành phần nhân sự có cả nhân viên biệt phái của CIA và FBI. Họ là những người thực hiện nhiệm vụ được mô tả là "hoạt động ngoại mạng", một cách chơi chữ nhằm che giấu việc dàn xếp cho các đặc vụ CIA lén cài thiết bị nghe trộm vào các hệ thống máy tính hoặc mạng viễn thông ở nước ngoài, để các hacker của TAO có thể truy cập từ đại bản doanh ở Fort Meade.
TAO được cho là không hoạt động chống lại các mục tiêu bên trong nước Mỹ hoặc thuộc quyền sở hữu của Mỹ. Đó là trách nhiệm của FBI, cơ quan tình báo Mỹ duy nhất có đặc quyền giám sát thông tin liên lạc nội địa. Nhưng trước thông tin NSA mở rộng hoạt động “rình mò”, có lẽ ai cũng phải lo ngại về khả năng liệu TAO có thể thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài mà không cần phải truy cập vào nguồn thông tin xuất phát từ Mỹ hoặc trung chuyển qua Mỹ hay không?
Thành quả chính trị
Kể từ khi thành lập vào năm 1997, TAO đã gầy dựng được danh tiếng trong việc thu thập được một số thông tin tình báo quý giá cho cộng đồng tình báo Mỹ, không chỉ về Trung Quốc, mà còn là các nhóm khủng bố nước ngoài, các hoạt động gián điệp chống lại nước Mỹ được tài trợ bởi chính phủ các nước, sự phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt trên khắp thế giới, và sự phát triển chính trị, quân sự và kinh tế mới nhất trên toàn cầu.
Theo một cựu quan chức NSA, vào khoảng năm 2007, khoảng 600 nhân viên của TAO đã bí mật xâm nhập hàng ngàn hệ thống máy tính ở nước ngoài và truy cập vào các ổ cứng máy tính và email có mật khẩu bảo vệ của các mục tiêu trên toàn thế giới.
Theo tài liệu viết về lịch sử NSA Người canh giữ bí mật (The Secret Sentry) của tác giả Matthew M. Aid năm 2009, thì chương trình bí mật này, vào thời điểm đó có tên là Stumpcursor, được xác định là cực kỳ quan trọng trong chiến dịch đổ thêm quân của Mỹ vào Iraq năm 2007, đã lập công với việc nhận dạng và định vị hơn 100 phần tử nổi dậy người Iraq và al-Qaeda trong và xung quanh thủ đô Baghdad.
Cùng năm đó, có nguồn tin cho rằng TAO đã được trao thưởng vì cung cấp thông tin tình báo quan trọng giúp xác minh về khả năng Iran đang cố gắng chế tạo bom nguyên tử.
Vào thời điểm ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1.2009, TAO đã trở thành cái gì đó tương tự như “đứa con cưng” của cộng đồng tình báo Mỹ. "Đó là một kỹ nghệ", một cựu quan chức NSA nói về TAO thời điểm đó, "họ có mặt ở mọi nơi, và thu thập được những kết quả mà không ai khác trong cộng đồng tình báo có thể".
Do tính nhạy cảm chính trị đặc biệt trong bản chất công việc của mình nên TAO luôn ngại công khai. Tất cả thông tin về TAO đều được xếp loại mã hóa tuyệt mật, với ngay cả trong nội bộ NSA, vốn cũng bí mật không kém. Tên của nó chỉ xuất hiện trên báo chí một vài lần trong thập kỷ qua.
Một số ít phóng viên dám tìm hiểu về nó đã nhận được lời cảnh báo lịch sự - nhưng cứng rắn - từ các quan chức tình báo cao cấp của Mỹ, là không nên mô tả công việc của đơn vị này vì có thể tổn hại đến lợi ích quốc gia. Theo lời một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ, là người quen thuộc với công việc của TAO thì "NSA tin rằng càng ít người biết về TAO càng tốt".
TAO đã tiếp tục phát triển về quy mô và tầm quan trọng từ khi Tổng thống Obama nhậm chức năm 2009, bộc lộ vai trò ngoại hạng của nó. Trong những năm gần đây, hoạt động thu thập của TAO đã được mở rộng từ Fort Meade đến một số trạm nghe ngóng quan trọng nhất của NSA tại Mỹ.
Hệ lụy ngoại giao
Vấn đề ở đây là TAO đã trở nên quá rộng lớn, thu thập được rất nhiều thông tin tình báo có giá trị nên ngày càng khó có thể che giấu. Chính phủ Trung Quốc chắc chắn đã nhận biết được các hoạt động của TAO.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có các cuộc hội đàm với Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Sunnydale ở California. Trong chương trình nghị sự có cả vấn đề gián điệp mạng, là điều đã làm đau đầu các quan chức ở Washington lâu nay, và bây giờ lại càng làm họ nản lòng hơn sau vụ tiết lộ về chương trình PRISM của NSA và bộ sưu tập dữ liệu Verizon của cựu nhân viên CIA 29 tuổi, Edward J. Snowden, người hiện đang ở Hồng Kông.
Rõ ràng đây chính là những "quân bài đẹp" mà Bắc Kinh mong còn chẳng được, tạo điều kiện cho họ mạnh miệng hơn trên bàn ngoại giao.
Và rõ ràng, Trung Quốc đã bắt đầu phản công. Các quan chức cao cấp Trung Quốc đã công khai tố cáo chính phủ Mỹ là đạo đức giả và cáo buộc Washington cũng đang tích cực tham gia vào gián điệp mạng.
Trong khi tờ Washington Post hồi cuối tháng 5 vừa qua đã cho đăng trên trang nhất bài viết cáo buộc các tin tặc làm việc cho quân đội Trung Quốc đã đánh cắp bản thiết kế hơn ba chục hệ thống vũ khí của Mỹ, thì một quan chức phụ trách an ninh mạng hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, ông Hoàng Trừng Thanh, đã đáp trả rằng Bắc Kinh hiện đang sở hữu một "núi dữ liệu" cho thấy Mỹ đã tham gia hoạt động xâm nhập đánh cắp bí mật của chính phủ Trung Quốc.
Như vậy, Tổng thống Obama có thể đã không làm khó Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh lần này về vấn đề gián điệp mạng của Trung Quốc bởi có vẻ như cả hai đều nắm được bài tẩy của nhau.
Trụ sở NSA - Ảnh: AFP
Đơn vị siêu bí mật trực thuộc NSA này có tên gọi là Nha chiến dịch truy cập tùy chọn (TAO) và là tổ chức chuyên thu thập thông tin tình báo được cho là lớn nhất của chính phủ Mỹ, theo tờ Foreign Policy.
TAO đã thâm nhập thành công vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông của Trung Quốc, thu thập được những thông tin tình báo quý giá và xác thực nhất về nội tình Trung Quốc.
TAO là ai?
Với không gian làm việc là cụm văn phòng nằm tách biệt với phần còn lại trong khu phức hợp đồ sộ của NSA tại Fort Meade, bang Maryland, TAO là một bí ẩn ngay cả với nhiều nhân viên NSA. Rất ít quan chức NSA có quyền truy cập thông tin đầy đủ về TAO, vì sự nhạy cảm đặc biệt trong hoạt động của nó, theo tờ Foreign Policy.
Để có thể tiếp cận được địa điểm làm việc của đơn vị này, cần phải thông qua các thủ tục an ninh hết sức chặt chẽ và tinh vi. Cánh cửa dẫn đến trung tâm hoạt động tối tân của TAO luôn được canh giữ bởi lính gác có vũ trang. Là một cửa sắt kiên cố chỉ có thể mở bằng cách nhập chính xác mã số 6 ký tự trên một bàn phím và thông qua một máy quét võng mạc, nhằm đảm bảo chỉ những cá nhân nhất định mới có thể qua cửa.
Theo các cựu quan chức NSA, nhiệm vụ của TAO khá đơn giản. Đơn vị này thu thập thông tin tình báo từ các mục tiêu ở nước ngoài bằng cách xâm nhập lén vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông của họ, bẻ khóa mật khẩu, vô hiệu hóa hệ thống bảo mật, đánh cắp dữ liệu lưu trữ trên các ổ cứng máy tính, sau đó sao chép tất cả thông tin và dữ liệu ra vào qua hệ thống email và tin nhắn của mục tiêu. Thuật ngữ kỹ thuật được NSA sử dụng để mô tả các hoạt động này là “khai thác mạng máy tính”.
TAO còn chịu trách nhiệm phát triển công nghệ thông tin cho phép Mỹ có thể phá hủy hoặc gây hư hại hệ thống máy tính và mạng viễn thông ở nước ngoài bằng cách phát động cuộc tấn công mạng theo lệnh trực tiếp của Tổng thống. Đơn vị chịu trách nhiệm tiến hành một cuộc tấn công như vậy là Bộ tư lệnh An ninh mạng (Cybercom), có trụ sở đặt tại Fort Meade và Tổng chỉ huy là Giám đốc NSA, tướng Keith Alexander.
Kể từ tháng 4.2013, TAO hoạt động dưới sự chỉ huy của Robert Joyce, là cựu Phó giám đốc Nha đảm bảo thông tin của NSA (chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống máy tính và thông tin liên lạc của chính phủ Mỹ). Các nguồn tin cho biết, hiện TAO là bộ phận lớn nhất và được cho là quan trọng nhất của Nha tình báo tín hiệu (SIGINT) của NSA, với hơn 1.000 hacker quân sự và dân sự, các nhà phân tích tình báo, các chuyên gia nhận diện và định vị mục tiêu, các nhà thiết kế phần cứng và phần mềm máy tính, và các kỹ sư điện.
Linh hồn của TAO là trung tâm hoạt động cực kỳ tối tân tại Fort Meade, được gọi là Trung tâm điều khiển hoạt động từ xa (ROC), là nơi mà khoảng 600 hacker máy tính quân sự và dân sự làm việc luân phiên liên tục 24 giờ một ngày, và 7 ngày một tuần.
Các nhân viên này làm việc suốt ngày đêm để tìm kiếm các hệ thống máy tính và mạng lưới hỗ trợ thông tin liên lạc được sử dụng bởi những phần tử, ví dụ như, những kẻ khủng bố nước ngoài gởi tin nhắn cho đồng bọn hoặc cho các cảm tình viên của chúng.
Một khi đã nhận dạng và định vị được mục tiêu, các hacker của ROC sẽ xâm nhập hệ thống máy tính mục tiêu bằng phương pháp điện tử, sử dụng phần mềm đặc biệt do TAO tự thiết kế để tải về nội dung trong các ổ cứng máy tính, và cấy phần mềm hoặc các công cụ khác được gọi là "con rệp" vào hệ điều hành máy tính, cho phép các nhân viên khai thác của TAO tại Fort Meade liên tục theo dõi email hoặc tin nhắn ra vào máy tính hoặc thiết bị cầm tay mục tiêu.
Thật ra, nhiệm vụ của TAO sẽ khó hoàn thành nếu không có đội ngũ các nhà khoa học máy tính và kỹ sư phần mềm thiên tài thuộc Ban công nghệ mạng dữ liệu, là những chuyên gia phát triển phần mềm máy tính tinh vi cho phép các nhân viên khai thác của đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.
Một đơn vị khác của TAO được gọi là Ban công nghệ mạng viễn thông (TNT), chuyên phát triển những kỹ thuật cho phép các hacker của TAO bí mật xâm nhập vào hệ thống máy tính và mạng viễn thông mục tiêu mà không bị phát hiện.
Trong khi đó, Ban công nghệ cơ sở hạ tầng của TAO chuyên trách phát triển và xây dựng các máy tính và mạng viễn thông cực nhạy để giám sát phần cứng và hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm duy trì nỗ lực hoạt động.
Hoạt động bên trong NSA - Ảnh: Reuters
TAO thậm chí còn sở hữu một đơn vị thu thập tin tức tình báo bí mật của riêng mình, được gọi là Ban công nghệ hoạt động truy cập, với thành phần nhân sự có cả nhân viên biệt phái của CIA và FBI. Họ là những người thực hiện nhiệm vụ được mô tả là "hoạt động ngoại mạng", một cách chơi chữ nhằm che giấu việc dàn xếp cho các đặc vụ CIA lén cài thiết bị nghe trộm vào các hệ thống máy tính hoặc mạng viễn thông ở nước ngoài, để các hacker của TAO có thể truy cập từ đại bản doanh ở Fort Meade.
TAO được cho là không hoạt động chống lại các mục tiêu bên trong nước Mỹ hoặc thuộc quyền sở hữu của Mỹ. Đó là trách nhiệm của FBI, cơ quan tình báo Mỹ duy nhất có đặc quyền giám sát thông tin liên lạc nội địa. Nhưng trước thông tin NSA mở rộng hoạt động “rình mò”, có lẽ ai cũng phải lo ngại về khả năng liệu TAO có thể thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài mà không cần phải truy cập vào nguồn thông tin xuất phát từ Mỹ hoặc trung chuyển qua Mỹ hay không?
Thành quả chính trị
Kể từ khi thành lập vào năm 1997, TAO đã gầy dựng được danh tiếng trong việc thu thập được một số thông tin tình báo quý giá cho cộng đồng tình báo Mỹ, không chỉ về Trung Quốc, mà còn là các nhóm khủng bố nước ngoài, các hoạt động gián điệp chống lại nước Mỹ được tài trợ bởi chính phủ các nước, sự phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt trên khắp thế giới, và sự phát triển chính trị, quân sự và kinh tế mới nhất trên toàn cầu.
Theo một cựu quan chức NSA, vào khoảng năm 2007, khoảng 600 nhân viên của TAO đã bí mật xâm nhập hàng ngàn hệ thống máy tính ở nước ngoài và truy cập vào các ổ cứng máy tính và email có mật khẩu bảo vệ của các mục tiêu trên toàn thế giới.
Theo tài liệu viết về lịch sử NSA Người canh giữ bí mật (The Secret Sentry) của tác giả Matthew M. Aid năm 2009, thì chương trình bí mật này, vào thời điểm đó có tên là Stumpcursor, được xác định là cực kỳ quan trọng trong chiến dịch đổ thêm quân của Mỹ vào Iraq năm 2007, đã lập công với việc nhận dạng và định vị hơn 100 phần tử nổi dậy người Iraq và al-Qaeda trong và xung quanh thủ đô Baghdad.
Cùng năm đó, có nguồn tin cho rằng TAO đã được trao thưởng vì cung cấp thông tin tình báo quan trọng giúp xác minh về khả năng Iran đang cố gắng chế tạo bom nguyên tử.
Vào thời điểm ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1.2009, TAO đã trở thành cái gì đó tương tự như “đứa con cưng” của cộng đồng tình báo Mỹ. "Đó là một kỹ nghệ", một cựu quan chức NSA nói về TAO thời điểm đó, "họ có mặt ở mọi nơi, và thu thập được những kết quả mà không ai khác trong cộng đồng tình báo có thể".
Do tính nhạy cảm chính trị đặc biệt trong bản chất công việc của mình nên TAO luôn ngại công khai. Tất cả thông tin về TAO đều được xếp loại mã hóa tuyệt mật, với ngay cả trong nội bộ NSA, vốn cũng bí mật không kém. Tên của nó chỉ xuất hiện trên báo chí một vài lần trong thập kỷ qua.
Một số ít phóng viên dám tìm hiểu về nó đã nhận được lời cảnh báo lịch sự - nhưng cứng rắn - từ các quan chức tình báo cao cấp của Mỹ, là không nên mô tả công việc của đơn vị này vì có thể tổn hại đến lợi ích quốc gia. Theo lời một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ, là người quen thuộc với công việc của TAO thì "NSA tin rằng càng ít người biết về TAO càng tốt".
TAO đã tiếp tục phát triển về quy mô và tầm quan trọng từ khi Tổng thống Obama nhậm chức năm 2009, bộc lộ vai trò ngoại hạng của nó. Trong những năm gần đây, hoạt động thu thập của TAO đã được mở rộng từ Fort Meade đến một số trạm nghe ngóng quan trọng nhất của NSA tại Mỹ.
Hệ lụy ngoại giao
Vấn đề ở đây là TAO đã trở nên quá rộng lớn, thu thập được rất nhiều thông tin tình báo có giá trị nên ngày càng khó có thể che giấu. Chính phủ Trung Quốc chắc chắn đã nhận biết được các hoạt động của TAO.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có các cuộc hội đàm với Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Sunnydale ở California. Trong chương trình nghị sự có cả vấn đề gián điệp mạng, là điều đã làm đau đầu các quan chức ở Washington lâu nay, và bây giờ lại càng làm họ nản lòng hơn sau vụ tiết lộ về chương trình PRISM của NSA và bộ sưu tập dữ liệu Verizon của cựu nhân viên CIA 29 tuổi, Edward J. Snowden, người hiện đang ở Hồng Kông.
Rõ ràng đây chính là những "quân bài đẹp" mà Bắc Kinh mong còn chẳng được, tạo điều kiện cho họ mạnh miệng hơn trên bàn ngoại giao.
Và rõ ràng, Trung Quốc đã bắt đầu phản công. Các quan chức cao cấp Trung Quốc đã công khai tố cáo chính phủ Mỹ là đạo đức giả và cáo buộc Washington cũng đang tích cực tham gia vào gián điệp mạng.
Trong khi tờ Washington Post hồi cuối tháng 5 vừa qua đã cho đăng trên trang nhất bài viết cáo buộc các tin tặc làm việc cho quân đội Trung Quốc đã đánh cắp bản thiết kế hơn ba chục hệ thống vũ khí của Mỹ, thì một quan chức phụ trách an ninh mạng hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, ông Hoàng Trừng Thanh, đã đáp trả rằng Bắc Kinh hiện đang sở hữu một "núi dữ liệu" cho thấy Mỹ đã tham gia hoạt động xâm nhập đánh cắp bí mật của chính phủ Trung Quốc.
Như vậy, Tổng thống Obama có thể đã không làm khó Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh lần này về vấn đề gián điệp mạng của Trung Quốc bởi có vẻ như cả hai đều nắm được bài tẩy của nhau.
Theo Xã Luận
In bài này