GlassUp có khả năng kết nối với smartphone để hiển thị email, các status Facebook, tin tức, cùng các dữ liệu khác.
Cách đây gần 2 năm trước khi Google ra mắt chiếc kính đang gây sốt "Google Glass", Francesco Giartosio cùng với Gianluigi Tregnaghi và Andrea Tellatin đã bắt đầu phát triển 1 sản phẩm kính đeo thực tế ảo. Tregnaghi chính là người đã phát triển các màn hình dùng trên mũ bảo hiểm dành cho giới phi công; còn Andrea Tellatin là người phát triển chiếc đồng hồ thông minh I'm Watch. Sản phẩm mà nhóm này phát triển có tên gọi cuối cùng là chiếc kính GlassUp, một chiếc kính có khả năng kết nối với smartphone (thông qua Bluetooth điện áp thấp) để hiển thị email, các status Facebook, tin tức, cùng các dữ liệu khác, giúp bạn có thể theo dõi nhiều thông tin trên một thấu kính đặc biệt hiển thị dữ liệu như thể chúng đang ở trong không trung trước mắt người dùng.
GlassUp khác với Google Glass ở nhiều khía cạnh. Ít nhất thì cho tới hiện tại, nó là một thiết bị chỉ có khả năng "nhận thông tin" từ smartphone và hiển thị thông tin đó. Nó không có khả năng nhận diện giọng nói, không có camera để chụp ảnh và quay video như Google Glass. GlassUp được trang bị một màn hình đơn sắc với nền màu xanh lá cây hoặc màu hổ phách trong suốt. Màn hình xuất hiện gần trung tâm tầm nhìn của mắt người, không như Google Glass sẽ hiển thị hình ảnh ở phía trên tầm mắt.
"Sử dụng GlassUp giống như việc bạn ngồi trong xe hơi và xem thông tin trên kính chắn gió; còn Google Glass thì giống quan sát các hoạt động qua gương chiếu hậu của xe" - Giartosio cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng màn hình của GlassUp sẽ giúp người dùng tránh được các nguy cơ mỏi mắt hơn Google Glass.
Giống như các thiết bị thực tế ảo khác, GlassUp có nhiều tiềm năng ứng dụng như sử dụng để chỉ đường theo lượt cho các vận động viên xe đạp, theo dõi sức khỏe vận động viên thể thao, chơi game, hiện phụ đề phim, ngắm cảnh, dịch thuật thời gian thực...GlassUp cũng có các API tương thích với Android và iOS, và nhà sản xuất cho biết họ đang cân nhắc các công cụ lập trình ứng dụng để GlassUp có thể kết nối với máy tính Windows.
Cả Google Glass và GlassUp hứa hẹn sẽ được tung ra thị trường vào cùng một thời gian tuy nhiên kính của Google nhiều khả năng sẽ có giá bán cao hơn rất nhiều do được trang bị các phần cứng cao cấp: Camera 5 MP giúp chụp ảnh và quay video ở độ phân giải HD; có khả năng nhận diện giọng nói; có bộ nhớ flash 16 GB được đồng bộ với dịch vụ đám mây do Google cung cấp. Đổi lại, GlassUp có thời lượng pin tốt hơn - 150 tiếng ở chế độ chờ và 8 tiếng trong điều kiện sử dụng thông thường.
Hiện bạn chưa thể mua ngay được thiết bị đeo mắt của công ty tới từ Italia này tuy nhiên bạn có thể đặt hàng sản phẩm với giá 399 USD. Thời gian giao hàng sẽ rơi vào khoảng tháng Hai năm sau. Ngoài ra, nhà sản xuất đang kêu gọi người dùng góp quỹ để có vốn sản xuất. Nếu bạn đóng góp vào nguồn quỹ này, nhà sản xuất cho biết bạn sẽ phải chỉ bỏ ra 1 nửa số tiền trên để sở hữu GlassUp khi sản phẩm được bán ra.
Tới tháng Ba năm sau, GlassUp hứa hẹn sẽ được nâng cấp, bổ sung thêm camera cũng như cho phép sử dụng cùng với kính đeo thông thường. "Lập trình viên sẽ quyết định cách chụp ảnh và gửi ảnh tới smartphone, và bạn có thể làm điều này theo nhiều cách như điều khiển giọng nói, nháy mắt hoặc dùng thao tác cơ thể (gesture). Còn trước đó, GlassUp sẽ chỉ có 1 touchpad ở phía bên gọng phải kính mà thôi. Giartosio cho biết họ cũng sẽ cố gắng học hỏi thiết kế của các hãng kính nổi tiếng trên thế giới như Ray-Ban, Oakley, và Oliver Peoples - những thương hiệu kính thời trang có trụ sở tại Ý - để đưa vào sản phẩm của mình. "Kính đeo là món đồ mà người dùng thường rất kĩ tính và chúng tôi nhận thức được rằng thiết kế là vô cùng quan trọng". Hiện tại, bản thử nghiệm của GlassUp dựa vào các loại kính dùng cho nha sĩ tuy nhiên các loại gọng kính thời trang hơn trong tương lai sẽ có màu đỏ trắng hoặc xanh đen.
Cách đây gần 2 năm trước khi Google ra mắt chiếc kính đang gây sốt "Google Glass", Francesco Giartosio cùng với Gianluigi Tregnaghi và Andrea Tellatin đã bắt đầu phát triển 1 sản phẩm kính đeo thực tế ảo. Tregnaghi chính là người đã phát triển các màn hình dùng trên mũ bảo hiểm dành cho giới phi công; còn Andrea Tellatin là người phát triển chiếc đồng hồ thông minh I'm Watch. Sản phẩm mà nhóm này phát triển có tên gọi cuối cùng là chiếc kính GlassUp, một chiếc kính có khả năng kết nối với smartphone (thông qua Bluetooth điện áp thấp) để hiển thị email, các status Facebook, tin tức, cùng các dữ liệu khác, giúp bạn có thể theo dõi nhiều thông tin trên một thấu kính đặc biệt hiển thị dữ liệu như thể chúng đang ở trong không trung trước mắt người dùng.
GlassUp khác với Google Glass ở nhiều khía cạnh. Ít nhất thì cho tới hiện tại, nó là một thiết bị chỉ có khả năng "nhận thông tin" từ smartphone và hiển thị thông tin đó. Nó không có khả năng nhận diện giọng nói, không có camera để chụp ảnh và quay video như Google Glass. GlassUp được trang bị một màn hình đơn sắc với nền màu xanh lá cây hoặc màu hổ phách trong suốt. Màn hình xuất hiện gần trung tâm tầm nhìn của mắt người, không như Google Glass sẽ hiển thị hình ảnh ở phía trên tầm mắt.
"Sử dụng GlassUp giống như việc bạn ngồi trong xe hơi và xem thông tin trên kính chắn gió; còn Google Glass thì giống quan sát các hoạt động qua gương chiếu hậu của xe" - Giartosio cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng màn hình của GlassUp sẽ giúp người dùng tránh được các nguy cơ mỏi mắt hơn Google Glass.
Giống như các thiết bị thực tế ảo khác, GlassUp có nhiều tiềm năng ứng dụng như sử dụng để chỉ đường theo lượt cho các vận động viên xe đạp, theo dõi sức khỏe vận động viên thể thao, chơi game, hiện phụ đề phim, ngắm cảnh, dịch thuật thời gian thực...GlassUp cũng có các API tương thích với Android và iOS, và nhà sản xuất cho biết họ đang cân nhắc các công cụ lập trình ứng dụng để GlassUp có thể kết nối với máy tính Windows.
Cả Google Glass và GlassUp hứa hẹn sẽ được tung ra thị trường vào cùng một thời gian tuy nhiên kính của Google nhiều khả năng sẽ có giá bán cao hơn rất nhiều do được trang bị các phần cứng cao cấp: Camera 5 MP giúp chụp ảnh và quay video ở độ phân giải HD; có khả năng nhận diện giọng nói; có bộ nhớ flash 16 GB được đồng bộ với dịch vụ đám mây do Google cung cấp. Đổi lại, GlassUp có thời lượng pin tốt hơn - 150 tiếng ở chế độ chờ và 8 tiếng trong điều kiện sử dụng thông thường.
Hiện bạn chưa thể mua ngay được thiết bị đeo mắt của công ty tới từ Italia này tuy nhiên bạn có thể đặt hàng sản phẩm với giá 399 USD. Thời gian giao hàng sẽ rơi vào khoảng tháng Hai năm sau. Ngoài ra, nhà sản xuất đang kêu gọi người dùng góp quỹ để có vốn sản xuất. Nếu bạn đóng góp vào nguồn quỹ này, nhà sản xuất cho biết bạn sẽ phải chỉ bỏ ra 1 nửa số tiền trên để sở hữu GlassUp khi sản phẩm được bán ra.
Tới tháng Ba năm sau, GlassUp hứa hẹn sẽ được nâng cấp, bổ sung thêm camera cũng như cho phép sử dụng cùng với kính đeo thông thường. "Lập trình viên sẽ quyết định cách chụp ảnh và gửi ảnh tới smartphone, và bạn có thể làm điều này theo nhiều cách như điều khiển giọng nói, nháy mắt hoặc dùng thao tác cơ thể (gesture). Còn trước đó, GlassUp sẽ chỉ có 1 touchpad ở phía bên gọng phải kính mà thôi. Giartosio cho biết họ cũng sẽ cố gắng học hỏi thiết kế của các hãng kính nổi tiếng trên thế giới như Ray-Ban, Oakley, và Oliver Peoples - những thương hiệu kính thời trang có trụ sở tại Ý - để đưa vào sản phẩm của mình. "Kính đeo là món đồ mà người dùng thường rất kĩ tính và chúng tôi nhận thức được rằng thiết kế là vô cùng quan trọng". Hiện tại, bản thử nghiệm của GlassUp dựa vào các loại kính dùng cho nha sĩ tuy nhiên các loại gọng kính thời trang hơn trong tương lai sẽ có màu đỏ trắng hoặc xanh đen.
Tham khảo: Cnet.com
Theo Genk
In bài này