Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu FortiGuard Threat Landscape, hãng bảo mật Fortinet thì trong nửa đầu năm 2013 (từ 01/01 đến 31/7), số lượng phần mềm độc hại (malware) trên các thiết bị di động đã tăng 30%.
Theo kết quả của nghiên cứu này thì mỗi ngày có hơn 1.300 mẫu phần mềm độc hại được FortiGuard Labs phát hiện. FortiGuard Labs hiện đang theo dõi hơn 300 nhóm phần mềm malware và hơn 250.000 chủng malware đơn lẻ đang tấn công các smartphone chạy Android.
Trong khi đó theo trang Softpedia thì hệ điều hành Android của Google là mục tiêu của phần lớn các phần mềm độc hại hiện nay. Các công ty cho phép nhân viên sử dụng thiết bị di động trong công việc sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt hại nhất từ các phần mềm độc hại này.
Trước Android, số lượng các phần mềm độc hại trên di động khá ít và chủ yếu nhắm vào mục tiêu là hệ điều hành Symbian của Nokia - Hệ điều hành dẫn đầu thị trường di động tại thời điểm năm 2007 trở về trước. Hầu hết các kết quả của FortiGuard Labs cũng chỉ ra nguồn gốc của phần lớn malware đến từ Đông Âu và Trung Quốc, thị trường mà trước đây Symbian sở hữu số lượng khách hàng lớn nhất.
Ông Axelle Apvrille, chuyên viên cao cấp của FortiGuard Labs nhận định: "Cách đây ba năm, người dùng và các doanh nghiệp không mấy quan tâm đến phần mềm độc hại trên di động. Hầu hết các phần mềm độc hại nhắm vào điện thoại thông minh và máy tính bảng ở thời điểm đó chỉ gây ra một vài rắc rối nhỏ, chẳng hạn như virus Cabir hay phần mềm lừa đảo gian lận tin nhắn SMS, phần mềm thay thế các biểu tượng (icon) của máy.... Tuy nhiên, các thiết bị di động đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, và tội phạm mạng lại đang ra sức tận dụng cơ sở dữ liệu ngày càng tăng này, dự kiến các phần mềm độc hại trên di động sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới".
Được biết, trong năm 2013 hệ điều hành Android đã được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn, số lượng các smartphone cũng nhờ đó mà không ngừng gia tăng. Các ứng dụng cho nền tảng di động này cũng vì thế mà liên tục phát triển và hứa hẹn sẽ là một "mảnh đất màu mỡ" để giới tội phạm tiếp tục cho ra đời vô số các phần mềm độc hại trên thiết bị di động.
Theo kết quả của nghiên cứu này thì mỗi ngày có hơn 1.300 mẫu phần mềm độc hại được FortiGuard Labs phát hiện. FortiGuard Labs hiện đang theo dõi hơn 300 nhóm phần mềm malware và hơn 250.000 chủng malware đơn lẻ đang tấn công các smartphone chạy Android.
Trước Android, số lượng các phần mềm độc hại trên di động khá ít và chủ yếu nhắm vào mục tiêu là hệ điều hành Symbian của Nokia - Hệ điều hành dẫn đầu thị trường di động tại thời điểm năm 2007 trở về trước. Hầu hết các kết quả của FortiGuard Labs cũng chỉ ra nguồn gốc của phần lớn malware đến từ Đông Âu và Trung Quốc, thị trường mà trước đây Symbian sở hữu số lượng khách hàng lớn nhất.
Ông Axelle Apvrille, chuyên viên cao cấp của FortiGuard Labs nhận định: "Cách đây ba năm, người dùng và các doanh nghiệp không mấy quan tâm đến phần mềm độc hại trên di động. Hầu hết các phần mềm độc hại nhắm vào điện thoại thông minh và máy tính bảng ở thời điểm đó chỉ gây ra một vài rắc rối nhỏ, chẳng hạn như virus Cabir hay phần mềm lừa đảo gian lận tin nhắn SMS, phần mềm thay thế các biểu tượng (icon) của máy.... Tuy nhiên, các thiết bị di động đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, và tội phạm mạng lại đang ra sức tận dụng cơ sở dữ liệu ngày càng tăng này, dự kiến các phần mềm độc hại trên di động sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới".
Được biết, trong năm 2013 hệ điều hành Android đã được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn, số lượng các smartphone cũng nhờ đó mà không ngừng gia tăng. Các ứng dụng cho nền tảng di động này cũng vì thế mà liên tục phát triển và hứa hẹn sẽ là một "mảnh đất màu mỡ" để giới tội phạm tiếp tục cho ra đời vô số các phần mềm độc hại trên thiết bị di động.
Theo vnreview.vn
In bài này